Dính thắng môi trên là dị tật có ảnh hưởng lớn đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Để mẹ có thể dễ dàng nhận biết căn bệnh này dưới đây Fitobimbi sẽ cung cấp hình ảnh dính thắng môi trên của bé.
>>> Xem thêm: Cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không?
Dính thắng môi trên là gì?
Thắng môi, thắng lưỡi là tổ chức nhỏ, được bao ngoài bởi màng cơ. Có chức năng nối môi và lưỡi với xương hàm trên hoặc dưới. Thông thường chức năng chính của dây thắng lưỡi là giữ cho môi và lưỡi kết hợp linh hoạt trong khuôn khổ miệng.
Tuy nhiên vì lý do nào đó mà trẻ có thể bị dính thắng lưỡi môi trên. Theo thống kê của tổ chức y tế thì hiện có tới 5% trẻ sơ sinh bị dị tật này, trong đó bé trai phổ biến hơn các bé gái.
Dính thắng môi trên cũng được chia làm 4 cấp độ
- Cấp độ 1: Thắng môi trên bám vào niêm mạc lợi và miệng
- Cấp độ 2: Thắng môi bám vào vùng lợi ích
- Cấp độ 3: Thắng môi bám vào nhú lợi
- Cấp độ 4: Thắng môi bám vào niêm mạc lợi
Dấu hiệu trẻ bị dính thắng môi trên?
Dính thắng môi trên là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bú sữa của bé. Vì vậy ngay khi nhận thấy hình ảnh dính thắng môi trên mẹ cần tìm cách khắc phục từ sớm. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé đang bị dính thắng môi:
- Thắng môi của bé ngắn, siết chặt
- Mẹ thấy đau khi cho con bú
- Trẻ chậm hoặc không tăng cân
- Trẻ muốn được bú nhiều hơn
- Trẻ không vận động linh hoạt được lưỡi
- Trẻ không đưa lưỡi ra khỏi ngoài môi
- Khi khóc lưỡi có hình trái tim, hinh tròn hoặc vuông
Dính thắng môi có ảnh hưởng gì không?
Để bú tốt, trẻ cần hình thành cách ngậm chặt vú, phối hợp phần môi và lưỡi thuần thục. Ở trẻ bị dính thắng môi, mặc dù cơ cấu lưỡi bị hạn chế nhưng con vẫn sẽ bú mẹ bình thường. Tuy nhiên quá trình này sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể:
- Bé có thể gặp sự cố khi ngậm và duy trì khớp bú
- Môi trẻ không thể ”trề ra” khi đang bú mẹ
- Môi trên có thể bị hóp hoặc gập lại bất thường
- Bé không mút được sữa nhiều. Ngoài ra quá trình bú sẽ khiến mẹ bị đau, núm vú trầy xước, tắc ống dẫn thậm chí viêm vú. Chính vì thế nhiều bé tỏ ra bực bội khi phải bú mẹ, con thiếu dưỡng chất, tăng cân chậm và bị đầy hơi do nuốt không khí
Ngoài gặp khó khăn khi bú, hình ảnh dính thắng môi trên còn cho thấy dị tật này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sinh sinh hoạt của trẻ. Cụ thể con có thể gặp các vấn đề như:
- Bị mất thẩm mỹ do 2 răng cửa có khoảng trống
- Dễ bị các bệnh về răng miệng do lưỡi không thể cử động làm sạch mảng bám, gây sâu răng, viêm lợi,…
Khi nào cần phẫu thuật thắng môi?
Việc dính thắng môi trên thường gây nên khoảng hở giữa hai răng cửa. Do đó lúc này việc phẫu thuật sẽ được cân nhắc thực hiện cho bé. Tuy nhiên theo các chuyên gia, tùy vào mức độ dính thắng mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là cắt thắng môi. Đây là thủ thuật đơn giản, không hề phức tạp. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần thắng môi để giúp nới lỏng. Biện pháp này có thể dùng tia laser để giúp không đau. Hoặc mẹ có thể lựa chọn hình thức gây tê cục bộ rồi dùng kéo hoặc dao mổ.
Theo các chuyên gia, việc cắt thắng môi bằng tia laser có thể gây bỏng cho trẻ sơ sinh. Vì vậy liệu pháp này không được khuyến khích với các bé nhỏ. Ngoài ra, phẫu thuật bằng tia laser cũng gây tốn kém cho nhiều gia đình. Vì vậy nếu không muốn bé can thiệp phẫu thuật thắng môi, mẹ hãy thử biện pháp ít xâm lấn hơn như thay đổi cách bú.
Sau khi phẫu thuật bé cần lưu ý những gì?
Sau khi tiến hành phẫu thuật, quá trình chăm sóc các bé đòi hỏi mẹ bỉm cần lưu ý điều sau:
- Vết thương sẽ lành lại trong 1 tuần vì vậy phụ huynh không nên cho bé ngậm, cắn vật cứng. Chúng có thể khiến con chảy máu
- Không cho trẻ chạm vào chỗ phẫu thuật, vì điều này có thể dễ gây nhiễm trùng
- Cho trẻ uống thuốc theo đơn của các bác sĩ
- Sau khi phẫu thuật, các bé cần uống sữa, ăn đồ mềm, lỏng và nguội
- Động viện bé uống nước nhiều để làm sạch vòm miệng sau phẫu thuật
- Mỗi ngày dành khoảng 10 phút để hướng dẫn bé vận động lưỡi, môi, má
Hình ảnh trẻ bị dính thắng môi trên
Hình ảnh dính thắng môi trên phần nào giúp mẹ nhận biết tình trạng bệnh lý của con. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh khi còn sớm.