Từ lâu, lá vông tắm cho bé được xem như một phương pháp hiệu giúp ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa. Đặc biệt, tắm lá vông còn giúp các vùng da có nhiều lông măng của bé được làm sạch. Hãy cùng theo dõi hướng dẫn cách tắm lá vông cho bé dưới đây nhé!
- Các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh tốt và an toàn hiện nay
- Hạt kê tắm cho bé có sạch mụn không?
- Tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh có tốt như lời đồn?
Tìm hiểu về lá vông
Cây lá vông có nhiều tên gọi khác nhau là lá vông nem, thích đồng bì hay hải đồng bì. Đây là một loại cây thuộc họ Đậu, có tên khoa học là Erythrina orientalis (L) Murr. Cây vông có kích thước cao lớn, thân có gai. Lá vông mọc so le gồm 3 lá chén, lá giữa thường to hơn so với hai lá bên cạnh. Hoa cây vông nở vào mùa hạ thành từng chùm, với màu đỏ cam nổi bật. Quả vông có màu đen, dài 15 – 30cm. Bên trong hạt có hình thận màu nâu hoặc màu đỏ. Bạn có thể tìm thấy cây vông dễ dàng ở bờ ruộng hoặc thường được trồng làm hàng rào. Theo đông y, cây vông có tính bình, vị đắng. Do chứa nhiều dược tính nên có thể sử dụng làm thuốc.
Tác dụng của lá vông đối với làn da của bé
Theo nghiên cứu, lá vông có chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là ở phần thân và lá chứa các chất như saponin, erythralin,… Ngoài ra, hạt của cây vông cũng chứa nhiều protein, chất béo và các chất vô cơ.
Từ lâu, lá vông đã được xem như dược liệu quý, khi xuất hiện trong nhiều bài thuốc nổi tiếng, có tác dụng trị lòi dom, đổ mồ hôi trộm, an thần và cải thiện chứng mất ngủ. Bên cạnh đó, lá còn giúp sát khuẩn và tiêu độc hiệu quả.
Trong y học, lá vông còn có tác dụng giảm đau, nhờ thành phần Alcaloid. Chưa hết, saponin trong lá vông khi hòa tan với nước sẽ giúp giảm sức căng trên bề mặt. Do đó, loại dược liệu này thường được dùng trong điều trị nhiều loại bệnh.
Ngày nay, nhiều mẹ còn dùng lá vông tắm cho bé. Đây được xem là phương pháp mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho làn da. Nhờ nhiều thành phần kháng khuẩn, cũng như saponin, tắm lá vông có thể giúp làn da trẻ loại bỏ bớt cặn bã nhờn, mang đến khả năng làm sạch hiệu quả.
Cách tắm lá vông cho bé
Tắm lá vông cho trẻ là phương pháp an toàn và không gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu mẹ muốn tắm cho bé bằng lá vông, hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị
- Mẹ cần chuẩn bị một nắm lá vông, đem rửa sạch và ngâm muối loãng. Vì làn da bé vô cùng nhạy cảm nên cần sơ chế thật sạch các nguyên liệu.
- Lá vông sau khi ngâm cần rửa lại 1 – 2 lần nước, sau đó để ráo
- Dùng tay vò nát lá, sau đó đun cùng với 2 lít nước sạch
- Khi lá vông sôi được khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Đổ nước lá vông vào một chiếc chậu sạch rồi lọc bỏ bã
- Pha thêm nước sạch sao cho nhiệt độ nước tắm vừa phải và tiến hành tắm cho bé
Bước 2: Tắm cho bé bằng lá vông
Tắm cho bé sơ sinh là nhiệm vụ mà các mẹ bỉm rất dè chừng. Vì bé rất mỏng manh nên mẹ cần hết sức cẩn thận. Nguyên tắc quan trọng cần chú ý khi tắm cho bé sơ sinh là cần vệ sinh tay, công cụ cần sạch sẽ, giữ ấm cơ thể cho bé khi tắm và hạn chế tắm quá lâu. Cụ thể, các bước tắm cho bé được thực hiện như sau:
- Nên tắm cho bé trong phòng kín gió, nhiệt độ dao động khoảng 30 độ C và phải đủ ánh sáng
- Mẹ có thể chọn chậu tắm loại dài hoặc loại tròn
- Sữa tắm, dầu gội chọn loại dành riêng cho bé
- Chuẩn bị 2 chiếc khăn sữa để lau và 1 khăn bông to để quấn người
- Gạc, tăm bông để làm sạch tai, mũi cho bé
- Bỉm, quần áo, tất, mũ đội đầu,…
- Đầu tiên, mẹ cần cởi bỏ quần áo, bỉm và nhanh chóng quấn khăn tắm lên người bé
- Đặt bé lên đùi, dùng một tay đỡ phần đầu trẻ
- Nhúng khăn sữa vào nước, sau đó tiến hành lau mặt cho bé. Thứ tự như sau: mắt, mũi, tai, miệng
- Để gội đầu cho bé, bạn cần làm ướt tóc, dùng phần thịt của ngón tay massage nhẹ nhàng, sau đó xoa dầu gội lên tóc. Lưu ý, tránh để bọt dính vào mắt hoặc tai trẻ
- Tiếp theo làm sạch các vùng da có nếp gấp, theo thứ tự từ trên xuống dưới
- Sử dụng khăn lau lưng, mông và chân bé. Những vùng da có nhiều lông măng, mẹ nên lau thật kỹ để lông măng mau chóng rụng
- Tiếp đến là vệ sinh vùng kín của bé. Lưu ý, mỗi lần lau người cho bé cần lau tiếp bằng một lần khăn khô để bé không bị cảm do dính nước quá lâu
- Dùng khăn lau khô người, sử dụng phấn rôm hoặc kem chống hăm thoa lên vùng da dễ kích ứng
- Sau đó nhanh chóng rồi mặc quần áo, tã bỉm cho trẻ để giữ ấm
- Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý và vệ sinh vùng vành tai, mũi và khóe mắt cho bé. Nếu bé chưa rụng rốn thì cần vệ sinh dây rốn
Những lưu ý khi áp dụng lá vông tắm cho bé
Lá vông tắm cho trẻ mang lại nhiều lợi ích đáng giá. Tuy vậy, trong quá trình tắm cho bé, mẹ cũng cần thận trọng. Dưới đây là những lưu ý khi tắm cho bé bằng lá vông:
- Tắm lá vông giúp làm dịu, sạch và mát da, khiến bé dễ chịu hơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của bé, mẹ nên cân nhắc về tần suất sử dụng, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé
- Lá vông tắm cho bé không nên quá đặc sẽ khiến tinh dầu và cặn lá bám lên cơ thể khiến màu da bị ảnh hưởng
- Một số trẻ nhạy cảm có thể bị kích ứng với các thành phần có trong lá vông. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ cần kiểm tra độ phù hợp trước khi tắm cho bé nhé
- Trong quá trình tắm cho bé, mẹ không dùng lá vông trà xanh lên vùng da của bé. Hành động này có thể gây tổn thương đến làn da của bé
Lá vông tắm cho bé không chỉ làm sạch, làm mát mà còn có thể ngăn ngừa các bệnh da liễu hiệu quả. Hy vọng với hướng dẫn này, mẹ sẽ chăm sóc và nâng niu làn da bé tốt hơn.
Nguồn: Tổng hợp