Nội dung chính

4 mẹo chữa nấm miệng cho trẻ hiệu quả tại nhà

Nấm miệng là những mảng trắng xuất hiện trên lưỡi và trong khoang miệng của trẻ. Hiện tượng này khiến bé khó khăn, quấy khóc, thậm chí bỏ ăn, bỏ bú. Hiện nay, có rất nhiều mẹo chữa nấm miệng cho trẻ được lưu truyền. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ và nguyên nhân, dấu hiệu

mẹo chữa nấm miệng cho trẻ

>>> Xem nhiều hơn các hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Mẹo chữa nấm miệng cho trẻ?

Nấm miệng là những tổn thương xảy ra trên lưỡi, môi, má trong, họng, amidan,… Thủ phạm gây nấm miệng là Candida albicans – một loại nấm men cư trú tại vùng miệng, khi phát triển quá mức sẽ gây hại cho con người. Nguyên tắc điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh là phải tiêu diệt hoàn toàn nấm Candida albicans. Dưới đây là một số mẹo dân gian thường được áp dụng trong điều trị bệnh này:

Rau ngót chữa nấm miệng cho bé

Rau ngót là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Chúng cung cấp nhiều các chất dinh dưỡng như vitamin C, photpho, canxi, axit amin. Đặc biệt, trong rau ngót còn chứa hàm lượng lớn các hoạt chất có tác dụng tiêu độc, thông huyết nên có khả năng trị nấm miệng một cách hiệu quả.

Cách sử dụng rau ngót chữa nấm miệng cho trẻ:

  • Bước 1: Chuẩn bị 10g rau ngót, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt
  • Bước 2: Dùng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay. Nhúng gạc vào dung dịch nước cốt rau ngót
  • Bước 3: Chà nhẹ nhàng lên vùng miệng bị nấm của trẻ, lau kỹ các khu vực lưỡi, má trong, vòm miệng và nướu của trẻ
  • Lưu ý: Kiên trì thực hiện cho bé 2 – 3 lần mỗi ngày để tình trạng nấm miệng được cải thiện
Rau ngót chữa nấm miệng cho bé
Rau ngót chữa nấm miệng cho bé

Cách trị nấm lưỡi cho bé bằng lá trà xanh

Lá trà xanh là loại thức uống giải nhiệt, làm mát cho mùa hè. Bên cạnh đó, loại lá này còn sở hữu vô số công dụng khác như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chống lão hóa, ung thư,… và đặc biệt là ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Vì vậy, khi tìm hiểu các mẹo chữa nấm miệng cho trẻ không thể không nhắc tới lá trà xanh.

Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà bằng lá trà xanh:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh và muối trắng
  • Bước 2: Ngâm lá trà xanh với nước muối pha loãng, sau đó đun sôi với một chút nước
  • Bước 3: Đợi nguội rồi dùng nước trà xanh đánh tưa lưỡi cho bé
  • Lưu ý: Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi
Cách trị nấm lưỡi cho bé bằng lá trà xanh
Cách trị nấm lưỡi cho bé bằng lá trà xanh

Mẹo chữa nấm miệng cho trẻ bằng mật ong và cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực, loại dược liệu này sở hữu nhiều công dụng. Trong đó, trị nấm da là một công dụng nổi bật của cỏ nhọ nồi. Để giúp gia tăng hiệu quả, người ta thường kết hợp cỏ nhọ nồi với mật ong để trị nấm miệng cho trẻ.

Cách sử dụng cỏ nhọ nồi và mật ong chữa nấm miệng:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm cỏ nhọ nồi cùng 1ml mật ong
  • Bước 2: Cỏ nhọ nồi đem rửa sạch, giã nhuyễn để lọc lấy 10ml nước cốt
  • Bước 3: Trộn nước cốt cỏ mực với mật ong, sau đó khuấy đều
  • Bước 4: Cuộn miếng gạc vào ngón tay sau đó thấm dung dịch và bôi nhẹ nhàng lên vùng da bị nấm của trẻ

Tham khảo thêm nếu mẹ muốn dùng thuốc chữa: Trẻ bị nấm miệng bôi thuốc gì?

Mật ong và lá mít chữa nấm miệng

Mẹo chữa nấm miệng cho trẻ tiếp theo phải kể đến mật ong kết hợp với lá mít. Lá mít với khả năng trị độc tuyệt vời nên có thể hiệu quả trong các trường hợp viêm, mụn nhọt, nấm miệng,…

Cách sử dụng lá mít và mật ong trị nấm miệng:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá mít xanh, không bị sâu cùng với 1ml mật ong
  • Bước 2: Lá mít xanh ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch, để ráo
  • Bước 3: Phơi khô lá mít rồi nghiền thành bột
  • Bước 4: Trộn 5g bột lá mít với 1ml mật ong
  • Bước 5: Bôi hỗn hợp trên lên vùng da bị nấm cho trẻ

Lưu ý: Thực hiện thường xuyên khoảng 2 – 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả nhanh chóng.

Mật ong và lá mít chữa nấm miệng
Mật ong và lá mít chữa nấm miệng

Dùng mật ong chữa nấm miệng – Nên hay không?

Khi bé bị nấm miệng, tưa lưỡi, nhiều cha mẹ thường dùng mật ong để vệ sinh miệng cho trẻ vì nghĩ rằng nguyên liệu này an toàn và có thể kháng khuẩn. Tuy nhiên, đây lại là một quan niệm sai lầm. Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh không nên vệ sinh cho trẻ bằng mật ong bởi chúng chứa nhiều độc tố botulinum. Độc tố này có nguy cơ gây ngộ độc cho bé, ảnh hưởng tới thần kinh cơ, thậm chí là tử vong. Trẻ dưới 1 tuổi rất kỵ với loại độc tố này, do vậy không được dùng mật ong để trị nấm miệng.

Nhược điểm của những phương pháp dân gian trị nấm miệng

Mặc dù dễ tìm kiếm, thực hiện và tiết kiệm thời gian, chi phí, nhưng các mẹo chữa nấm cho trẻ kể trên chưa được kiểm chứng khoa học. Bởi vậy tính hiệu quả còn chưa cao. Đặc biệt, nếu thực hiện sai cách, trẻ rất dễ gặp phải tác dụng phụ. Do đó, chuyên gia khuyến cáo các mẹ không nên tự ý điều trị nấm miệng cho trẻ tại nhà bằng các mẹo dân gian. Thay vào đó nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Xử lý nấm miệng cho trẻ bằng phương pháp hiện đại

Không áp dụng mẹo chữa nấm cho trẻ, vậy mẹ phải làm gì? Trên thực tế, điều trị nấm miệng ở trẻ sẽ tùy thuộc theo từng giai đoạn. Cụ thể như sau:

Trường hợp nấm miệng nhẹ

Với trường hợp bị nấm miệng nhẹ, chưa bắt buộc trẻ phải dùng thuốc. Thay vào đó, ba mẹ có thể tiến hành vệ sinh vùng miệng và rơ lưỡi cho bé mỗi ngày để tình trạng được khắc phục nhanh chóng. Các bước rơ lưỡi, vệ sinh miệng cho bé như sau:

  • Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vệ sinh
  • Đặt trẻ nằm cố định trên giường
  • Đeo miếng gạc mềm vào ngón tay. Sau đó nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý
  • Chạm nhẹ ngón tay vào môi dưới để trẻ hé miệng
  • Đưa ngón tay vào mặt trên của lưỡi, chà nhẹ một lượt rồi thay miếng gạc khác
  • Lặp lại lần 2, đồng thời lau mặt trong 2 bên má, vùng nướu và vòm miệng
Xử lý nấm miệng cho trẻ bằng phương pháp hiện đại
Xử lý nấm miệng cho trẻ bằng phương pháp hiện đại

Trường hợp nấm miệng nặng

Với trẻ bị nấm miệng nặng, tổn thương có xu hướng lây lan nhanh, bác sĩ thường chỉ định các dòng thuốc kháng nấm để điều trị:

  • Nystatin: Đây là thuốc kháng nấm an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thuốc có dạng viên, khi sử dụng cần pha với nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Sau đó sử dụng miếng gạc để rơ lưỡi
  • Miconazol: Đây là thuốc dạng gel nên có thể dùng để bôi tại chỗ. Không dùng thuốc với trường hợp trẻ bị dị ứng với miconazol hay có bệnh lý về gan

Lưu ý: Các loại thuốc trên cần có sự chỉ định của bác sĩ, phụ huynh tuyệt đối không tự ý dùng cho bé.

Những lưu ý khi chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà

Để trẻ nhanh khỏi bệnh cũng như ngăn ngừa tái phát thì sự chăm sóc của ba mẹ tại nhà là rất cần thiết. Dưới đây là những lưu ý khi trẻ bị nấm miệng:

  • Rửa sạch tay trước khi rơ lưỡi cho bé
  • Sử dụng gạc loại mềm, không mủn, không để lại sợi bông trong miệng trẻ
  • Gạ phải được tẩm nước muối sinh lý để diệt khuẩn trước khi rơ lưỡi cho bé
  • Không tự ý cạo mảng trắng trên lưỡi của bé. Hành động này có thể gây đau và chảy máu
  • Không tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
  • Với trẻ còn bú mẹ, bạn cũng nên vệ sinh núm vú để tránh lây nấm cho bé
  • Khử trùng các dụng cụ ăn uống của bé như bình sữa, núm vú giả, thìa,…

Trên đây là một số mẹo chữa nấm miệng cho trẻ. Hiệu quả của các phương pháp này sẽ khác nhau tùy vào cơ địa và tình trạng của từng bé. Vì vậy, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn hơn cho trẻ.

Chia sẻ bài viết này