Nội dung chính

5 mức độ vàng da sơ sinh mẹ cần phải biết!

Vàng da là bệnh thường gặp ở trẻ, bao gồm cả bé sinh non và sinh đủ tháng. Tùy vào nồng độ Bilirubin trong máu mà bệnh sẽ được phân chia thành các cấp độ khác nhau. Vậy có mấy mức độ vàng da sơ sinh? Hãy cùng theo dõi và tìm hiểu thêm trong bài viết sau.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng da và kết mạc mắt bị vàng do nồng độ Bilirubin tăng cao. Có khoảng 60-80% trẻ sinh đủ tháng và hầu hết trẻ thiếu tháng đều gặp tình trạng này. Bệnh thường chia thành 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Cụ thể:

Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh
Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh
  • Vàng da sinh lý: Bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 7 ngày với trẻ đủ tháng và 14 ngày với trẻ sinh non. Theo chuyên gia, ở mức độ này trẻ chỉ vàng da ở mặt, cổ và vùng bụng trên rốn. Không kèm theo các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ
  • Vàng da bệnh lý: Khác với vàng da sinh lý, vàng da bệnh lý thường xuất hiện sớm, trong vòng 24h sau sinh, kèm theo các dấu hiệu như: Da vàng đậm hơn bình thường, thời gian vàng da kéo dài, không thể tự khỏi sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non, trẻ bị vàng da toàn thân thậm chí là vàng cả lòng bàn tay, bàn chân. Bên cạnh vàng da, con có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, lừ đừ, co giật,…

Các mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh

Theo như tiêu chuẩn Kramer thì nồng độ Bilirubin trong máu chính là yếu tố quyết định mức độ vàng da sơ sinh. Bilirubin là chất được tạo bởi tế bào hồng cầu khi chúng bị vỡ. Bình thường Bilirubin sẽ được đào thải thông qua gan, mật, đường ruột và một phần nhỏ đi qua nước tiểu và phân của con. Tuy nhiên, khi tế bào máu bị vỡ quá nhiều, lượng Bilirubin không thể thoát hết ra ngoài nên sẽ tồn tại phía trong cơ thể, tích tụ dưới da, niêm mạc gây ra hiện tượng vàng da.

Tùy vào số lượng Bilirubin trong máu mà người ta chia mức độ vàng da sơ sinh theo 5 cấp độ dưới đây. Cụ thể:

5 mức độ vàng da cơ bản ở trẻ
5 mức độ vàng da cơ bản ở trẻ
  • Mức độ 1: Tình trạng vàng da chỉ xuất hiện ở vùng mặt và cổ. Khi đó hàm lượng Bilirubin đo được trong máu ở khoảng 5-7mg%
  • Mức độ 2: Tình trạng vàng da sẽ xuất hiện thêm ở vùng cổ và kéo dài xuống tận rốn. Hàm lượng Bilirubin đo được là khoảng 8-10mg%
  • Mức độ 3: Tình trạng vàng da kéo dài từ rốn đến đùi. Hàm lượng Bilirubin đo được là từ 11-13mg%
  • Mức độ 4: Tình trạng vàng da xuất hiện thêm ở vùng tay, chân và dưới gối. Hàm lượng bilirubin lúc này là từ 13-15mg%
  • Mức độ 5: Tình trạng vàng da xuất hiện xuống đến lòng bàn tay, bàn chân của trẻ. Lượng Bilirubin lúc này đo được sẽ ở mức trên 15mg%

Mức độ vàng da sơ sinh thể nhẹ được hiểu là khi bé có biểu hiện vàng da từ đầu đến vùng bụng trên. Còn những trường hợp vàng da thể nặng là từ vùng rốn dưới đến bàn tay, bàn chân.

Mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, vàng da sinh lý (hàm lượng bilirubin dưới 11mg%) sẽ tự động hết sau 1-2 tuần mà không cần đến điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp vàng da bệnh lý (hàm lượng bilirubin từ 11mg% trở lên) nếu không điều trị kịp thời có thể khiến bé nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê. Thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ bé có nguy cơ bại não, thậm chí tử vong.

Vàng da thể nặng có thể nguy hiểm đến não
Vàng da thể nặng có thể nguy hiểm đến não

Cách điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Để tránh hàm lượng Bilirubin trong máu tăng cao gây ra biến chứng nguy hiểm mẹ cần theo dõi biểu hiện của con. Trường hợp bé bị vàng da ở vùng mặt, cổ thì hãy đưa đến bệnh viện kiểm tra. Tùy vào mức độ vàng da sơ sinh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

  • Cung cấp nước và năng lượng thông qua bú hoặc truyền dịch với trường hợp vàng da thể nhẹ do bilirubin gián tiếp tăng cao
  • Truyền Albumin và một số thuốc để tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin với những trường hợp hàm lượng Bilirubin dưới 13%
  • Chiếu đèn có thể áp dụng cho tất cả trường hợp trẻ bị vàng da. Nhờ việc sử dụng ánh sáng xanh, trắng chiếu thẳng vào da mà phương pháp này sẽ giúp chuyển hóa Bilirubin tự do trong máu thành các chất khác không độc để thải ra ngoài thông qua đường phân, nước tiểu. Thông thường thì việc chiếu đèn sẽ được chỉ định cho bé chậm nhất là 24h sau sinh. Đây là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn và hiệu quả cho bé vàng da. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được chỉ định cho những trường hợp vàng da do tăng bilirubin gián tiếp và chưa có triệu chứng nhiễm độc thần kinh
  • Thay máu thường được chỉ định cho những trường hợp vàng da thể nặng khi bilirubin vượt ngưỡng 13% và có triệu chứng thần kinh đi kèm
Trường hợp vàng da nặng bé có thể phải thay máu
Trường hợp vàng da nặng bé có thể phải thay máu

Cách phòng ngừa tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Để mức độ vàng da sơ sinh ở trẻ không tiến triển nặng mẹ cần bỏ túi biện pháp chăm sóc, phòng ngừa dưới đây.

  • Cho trẻ bú mẹ sớm, nhất là trong những ngày đầu sau sinh
  • Đảm bảo cho bú đủ lượng sữa trong ngày để giúp kích thích đường ruột của bé hoạt động tốt hơn
  • Cho trẻ nằm trong phòng có đủ ánh sáng để giúp mẹ dễ dàng quan sát làn da của con
  • Khi trẻ có các dấu hiệu vàng da, bố mẹ cần phải theo dõi liên tục và tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ
  • Mẹ không tự ý cho bé uống thuốc bừa bãi mà chưa có sự hướng dẫn của các chuyên gia

Trên đây là các mức độ vàng da sơ sinh của bé. Tùy vào tình trạng mà các bác sĩ sẽ có phương án điều trị khác nhau. Vì vậy khi con có các dấu hiệu bệnh mẹ cần đưa bé đi khám để có phác đồ phù hợp.

Chia sẻ bài viết này