Nội dung chính

Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn?

Omega 3 – 6 – 9 đều là những chất béo thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu cần thiết phải bổ sung, Omega 3 và Omega 3 – 6 – 9 loại nào tốt hơn? Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia nhé!

[Giải đáp] Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn?
[Giải đáp] Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn?

Omega 3 – 6 – 9 là gì?

Để trả lời cho câu hỏi Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn trước hết hãy cùng tìm hiểu chi tiết về 3  axit béo này.

Omega 3

Là axit béo không bão hòa cần thiết nhưng cơ thể người không tự tổng hợp được. Các thành phần chính của Omega 3 bao gồm DHA, ALA, EPA với các tác dụng chính có thể kể đến như:

  • Hình thành, phát triển não bộ
  • Tăng cường thị lực
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Giảm mỡ trong gan
  • Chống viêm, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm ở trẻ
Omega 3 có tác dụng đến sự phát triển não bộ và thị giác
Omega 3 có tác dụng đến sự phát triển não bộ và thị giác

Omega 6

Giống như Omega 3, Omega 6 cũng là axit béo không bão hòa. Có tác dụng giảm đau thần kinh, ngăn ngừa nguy cơ tim mạch và bảo vệ sức khỏe xương khớp. Omega 3 và Omega 6 hoạt động cân bằng với nhau trong cơ thể chúng ta. Vì vậy, việc bổ sung hai hoạt chất này cần phải tuân theo tỉ lệ vàng 4/1.

Omega 6 giúp ngăn ngừa nguy cơ tim mạch, giảm đau thần kinh và khớp xương
Omega 6 giúp ngăn ngừa nguy cơ tim mạch, giảm đau thần kinh và khớp xương

Omega 9

Omega 9 có thể tự tổng hợp, do đó là thuộc nhóm axit béo không “thiết yếu”. Tuy nhiên, điều đó không làm cho Omega 9 trở nên kém quan trọng hơn đối với sức khỏe. Nó có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh Alzheimer, phòng ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ,… Bổ sung Omega 9 được xem là là giải pháp vàng giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, hạn chế các bệnh mạn tính.

Omega 3 và Omega 3 – 6 – 9 loại nào tốt hơn?

Omega 3 – 6 – 9 là dưỡng chất quan trọng trong cơ thể. Chúng được sản xuất thành thực phẩm bổ sung dưới 2 dạng chính là omega 3 và omega 3-6-9. Vậy nên bổ sung loại nào cho bé? Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn.

  • Thứ nhất: Omega 9 là một trong 3 acid béo duy nhất mà cơ thể có thể tự sản xuất được. Hơn nữa, chúng cũng dễ dàng nhận được trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, mẹ không nhất thiết phải cho trẻ dùng thêm Omega 9 dạng bổ sung. Với Omega 6, cơ thể trẻ cũng cần một lượng nhất định, nhưng chúng lại rất phổ biến trong tự nhiên, trẻ có thể dễ dàng dung nạp qua chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Thứ hai: Trong 3 loại dưỡng chất, Omega 3 giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định đến trí thông minh, khả năng nhận thức và thị giác của trẻ nhỏ. Omega 3 – 6 – 9 phù hợp hơn với người lớn tuổi để ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tim mạch và hỗ trợ kiểm soát đường huyết.  Bên cạnh đó, Omega 6 và 9 có tác dụng gì thì Omega 3 cũng có tác dụng đó. 
  • Thứ ba: Trong thực phẩm bổ sung Omega 3 và Omega 3-6-9 đều có Omega 3. Tuy vậy, hàm lượng lại có sự chênh lệch nhiều. Lương Omega 3 trong thực phẩm bổ sung 3-6-9 thường thấp hơn rất nhiều so với thực phẩm bổ sung Omega 3 riêng biệt.

Tổng hợp lại có thể thấy cả 3 loại Omega đều quan trọng nhưng Omega 3 có tác dụng vượt trội hơn. Vì vậy mẹ nên ưu tiên sử dụng này loại này cho bé. 

Với trẻ nhỏ, việc bổ sung Omega 3 là cần thiết hơn
Với trẻ nhỏ, việc bổ sung Omega 3 là cần thiết hơn

4 lý do nên dùng Omega 3 thay vì Omega 3-6-9

Trẻ đã nhận đủ Omega 6 từ thức ăn hàng ngày

Omega-6 là chất dinh dưỡng thiết yếu, có nhiều trong chế độ ăn. Nó phổ biến đến mức hiếm người có thể thiếu hụt. Hoạt chất này xuất hiện hầu như trong tất cả các loại thực phẩm, bao gồm cả động vật và thực vật. Trong đó, phổ biến nhất là dầu thực vật, các loại hạt, ngũ cốc, bánh mì, trứng, sữa,… Vì vậy ngay cả những người ăn chay và thuần chay cũng sẽ dễ dàng nhận được Omega 6 nhiều hơn cả mức khuyên dùng.

Quá nhiều Omega 6 sẽ có hại cho sức khỏe

Mặc dù cần thiết cho sức khỏe nhưng không phải bổ sung càng nhiều Omega 6 càng tốt. Cơ thể người chỉ khả năng xử lý  Omega-3 và Omega-6 theo tỉ lệ 1:1. Tuy nhiên, trên thực tế, tỉ lệ omega 3: Omega 6 mà cơ thể người đang phải xử lý là 1:20. Có nghĩa chúng ta đã ăn gấp 20 lần lượng chất béo Omega-6 mà cơ thể cần.

Điều này hoàn toàn không tốt, bởi lượng Omega 6 quá nhiều có thể gây viêm, với các loại bệnh phổ biến về tim mạch, huyết áp, béo phì, ung thư,…..

Khác với Omega-6, Omega-3 có phản ứng chống viêm, giúp chống lại tác động tiêu cực của tình trạng viêm. Tuy nhiên cả hai hoạt chất này lại bị cạnh tranh bởi các enzyme tiêu hóa giống nhau. Vì vậy nếu Omega 6 nhiều hơn gấp 20 lần so với Omega 3 thì tác dụng chống viêm của hoạt chất gần như biến mất.

Cách tốt nhất để giảm tác động tiêu cực của việc dư thừa Omega 6 là cố gắng cân bằng tỉ lệ dưới dạng 1:1 bẳng cách tăng cường chất béo Omega 3 hấp thu và giảm lượng chất béo Omega 6 mà chúng ta ăn.

Không cần bổ sung Omega 9 cho cơ thể

Omega-3 và Omega-6 được coi là axit béo “thiết yếu” buộc phải bổ sung vì cơ thể người không tạo ra được.

Riêng với Omega 9, cơ thể người vẫn tự tổng hợp được nên không nhất thiết phải bổ sung. Hơn nữa, axit béo này dễ dàng được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm như dầu ô liu, dầu hướng dương, quả bơ và đậu nành.

Vì vậy, nếu Omega-9 có thể tự tạo và phổ biến trong thực phẩm, thì không có lý do gì để phải bổ sung thêm hoạt chất này.

Không có đủ Omega-3 hữu ích

Trong các chất bổ sung Omega 3-6-9, Omega-3 là hữu ích nhất. Nó khó có được hơn cả Omega 6 và 9, đặc biệt là với những người lười ăn thịt, cá.

Thế nhưng trong các sản phẩm bổ sung Omega 3-6-9 lại thường rất ít Omega-3, thay vào đó chủ yếu là Omega 6, 9 . Không chỉ vậy, Omega-3 trong các sản phẩm bổ sung này thường là ALA từ hạt, ít hoặc không có DHA, EPA những loại mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Tóm lại: Với 4 lý do kể trên mẹ nên bổ sung Omega 3 thay vì Omega 3-6-9 cho bé. Điều này sẽ giúp con có lợi ích về mặt sức khỏe đồng thời hạn chế tình trạng dư thừa không đáng có.

Nên cho bé uống Omega 3 loại nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung Omega 3 cho trẻ nhỏ. Trong đó được chia ra thành 2 dòng sản phẩm: Omega 3 thực vật và Omega 3 động vật.

  • Omega 3 thực vật: Ưu điểm là lành tính, dễ uống, không tanh, không có nguy cơ ngộ độc thủy ngân. Bên cạnh đó, Omega 3 thực vật còn chứa dưỡng chất ALA, giúp tăng hiệu quả hấp thu, đồng thời bảo vệ tính toàn vẹn của các liên kết thần kinh
  • Omega 3 động vật: Được chiết xuất từ cá nên cho hàm lượng Omega 3 cao. Tuy nhiên, sản phẩm Omega 3 từ cá lại khá khó uống, có mùi tanh nên các bé thường từ chối uống

Điều quan trọng khi lựa chọn sản phẩm bổ sung Omega 3 cho bé là phải thật dễ uống. Bởi trẻ có uống được thì mới nhận được những lợi ích của sản phẩm. Vì vậy, mẹ nên lưu ý điều này để chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của từng bé.

Trên đây là giải đáp “Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn?”. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ lựa chọn được sản phẩm bổ sung Omega 3 phù hợp với nhu cầu và thể trạng của bé.

Chia sẻ bài viết này