Sữa mẹ là thức ăn tốt cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, có những thời điểm mẹ thấy sữa mình tiết màu nước vo gạo, ngẫu nhiên trùng hợp thời điểm trẻ chậm tăng cân. Dẫn đến vô cùng lo lắng, không biết sữa loãng có phải là lỗi do mình hay không? Vậy thế nào là sữa mẹ “loãng”. Thực hư câu chuyện sữa mẹ loãng làm con chậm tăng cân? Phương pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng này? Hãy cùng Fitobimbi đi tìm lời giải trong bài viết sau.
Nguyên nhân khiến sữa mẹ loãng?
Thực tế, sữa mẹ có đến 90% là nước. Vì vậy, hầu hết hiện tượng sữa loãng và trong hầu như mẹ nào cũng sẽ gặp phải khi nuôi con nhỏ. Hiện tượng này chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân sau.
Sữa mẹ chuyển sang tiết sữa trưởng thành
3-4 ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ ngừng tiết sữa non chuyển sang giai đoạn tiết sữa trưởng thành. Loại sữa này thường có màu nhạt và trong hơn với sữa non. Vì vậy nhiều người lầm tưởng là do sữa loãng.
Ở sữa trưởng được chia thành 2 loại, bao gồm sữa đầu, sữa cuối. Sữa đầu là sữa tiết ra trong vòng 10 phút đầu tiên khi mẹ cho con bú. Sữa thường có nhiều nước, lactose, protein nên nhìn trong và loãng như nước vo gạo. Dễ bị nhầm lẫn là sữa loãng. Sữa cuối được tiết vào giai đoạn giữa và cuối khi cho bé bú. Lúc này, ngoài nguồn dinh dưỡng, sữa sẽ có thêm chất béo, đạm nên đặc và có màu vàng.
Vì vậy nếu mẹ chỉ cho con bú 3-5 phút bé sẽ chỉ nhận được phần sữa đầu có màu trắng trong, nhìn như sữa loãng.
Mẹ cho bé bú không đúng cách
Nếu mẹ cho bé bú không đúng cách, có thể khiến cho chất lượng sữa giảm hoặc bé chỉ nhận sữa loãng ban đầu. Các nguyên nhân đó bao gồm:
Đổi sang vú khác quá nhanh trước khi con bú cạn hoàn toàn
Nếu mẹ chủ động đổi sang bên vú quá nhanh khi trẻ chưa bú hết ở vú đầu sẽ làm con không nhận được sữa cuối. Thêm vào đó, bé sẽ thấy no trước khi bú hết ở bầu thứ hai. Kết quả với cách bú này, trẻ chỉ nhận được sữa đầu ở hai bầu vú.
Khoảng thời gian giữa mỗi lần bú quá dài
Việc mẹ kéo dài thời gian cữ bú sẽ làm cơ thể tăng tiết sản xuất. Khi lượng sữa nhiều vượt quá khả năng bú trong 1 lần sẽ làm cho con nhanh no và ngừng bú trước khi nhận được sữa cuối. Hơn nữa, sữa được tạo ra, phần nước sẽ di chuyển xuống dưới ống dẫn. Do vậy, thời gian giữa các cữ sữa càng dài lượng sữa tiết ra càng loãng.
Sữa mẹ loãng do thời gian hút/ vắt ngắn
Vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy cũng tương tự như việc cho con bú. Một đợt hút sữa quá nhanh hoặc ngắn sẽ khiến con không nhận được sữa cuối, giàu chất béo và đặc hơn. Đây cũng là lý do vì sao mẹ thấy sữa mình vắt ra trông loãng.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp
Ngoài ra, chế độ ăn uống không được đảm bảo, mẹ hay căng thẳng, mệt mỏi, sức khỏe kém, sử dụng chất kích thích cũng là nguyên nhân khiến sữa bị giảm chất lượng.
Sữa mẹ loãng có phải là nguyên nhân con chậm tăng cân hay không?
Sữa mẹ loãng là hiện tượng thường gặp sau sinh, khiến cho nhiều mẹ vô cùng lo lắng. Vì không biết rằng liệu sữa loãng có đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con hay không?
Trên thực tế, việc sữa mẹ bị loãng không hề ảnh hưởng đến việc nuôi con. Về cơ bản, hầu hết sữa của các bà mẹ đều có thành phần dinh dưỡng như nhau. Vấn đề tồn tại chỉ là mẹ sữa nhiều, mẹ sữa ít mà thôi. Sữa mẹ lúc đầu có thể nhìn trong loãng nhưng luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, vitamin, protein, khoáng chất. Sữa cuối có màu trắng đục, chứa nhiều chất béo hơn. Sữa mẹ dù đầu hay cuối vẫn là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Việc trẻ tăng cân hay không phụ thuộc vào khả năng hấp thu cũng như tình trạng sức khỏe cá biệt mỗi bé, không phải là do sữa mẹ.
Vì vậy mà không cần phải quá lo lắng, mà ngưng sữa mẹ của con. Thay vào đó, hãy duy trì nguồn sữa này đến khi con được 2 tuổi. Ngoài ra để tối ưu nhất cho sự phát triển của bé, mẹ nên cho trẻ bú cả sữa đầu và cuối để nhận trọn vẹn dưỡng chất.
Trẻ chậm tăng cân có thể là do hệ tiêu hóa hoạt động không được hiệu quả, khả năng hấp thu thức ăn kém khiến cơ thể không đủ dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng. Do đó mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được chỉ cách khắc phục nếu tình trạng này kéo dài thay vì lo lắng sữa mình có đủ chất không.
Tuyệt chiêu để sữa của mẹ thơm ngon, sánh mịn
Về cơ bản việc con chậm lớn không hoàn toàn quyết định bởi sữa của mẹ loãng hay đặc mà còn chi phối bởi nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, nếu sữa của mẹ ít, loãng có thể áp dụng những cách sau đây.
Cho con bú đều đặn hoặc vắt sữa theo cữ
Một trong những nguyên nhân khiến sữa mẹ loãng và ít đó là cho bé bú không thường xuyên, thậm chí sai cách. Do đó để khắc phục tình trạng này mẹ nên duy trì cữ bú đều đặn cho con, tốt nhất là khoảng 2 tiếng 1 lần, mỗi lần khoảng 10-20 phút để con nhận đủ sữa đầu và cuối. Đồng thời kích thích cơ chế tiết sữa đều hơn.
Tăng cường dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho mẹ
Muốn sữa sánh đặc, thơm ngon thì một gợi ý không thể bỏ qua cho mẹ đó là tăng cường dinh dưỡng. Cụ thể, trong giai đoạn nuôi con bú mẹ cần bổ sung 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, rau quả, trái cây. Bên cạnh đó, các loại khoáng chất, vitamin cũng cần được tăng cường để hỗ trợ việc sản xuất sữa. Vậy mẹ bỉm ăn gì để sữa đặc hơn.
- Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A là thành phần quan trọng cải thiện chất lượng sữa mẹ. Hoạt chất này giúp sữa của mẹ sánh đặc, thơm hơn. Do đó, thực đơn mỗi ngày mẹ nên bổ sung cho mình đừng quên bổ sung cho mình một ly nước ép cà rốt
- Thực phẩm giàu canxi: Sau sinh mỗi ngày mẹ cần bổ sung 1500 mg canxi/ để đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Do đó, để sữa đặc, sánh, vàng thơm mẹ nên tăng cường các nhóm thực phẩm như sữa, ngũ cốc, đậu nành, bánh mì,…
- DHA: Là nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Vì vậy, để cải thiện chất lượng sữa mẹ cần bổ sung các thực phẩm như cá, sữa với lượng trung bình khoảng 300mg DHA. Điều này sẽ giúp cơ thể “tích lũy” và sản xuất sữa giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh
- Ngoài ra, bữa ăn hàng ngày mẹ còn cần phải tăng cường rau xanh, hoa quả để bổ sung thêm nguồn vitamin thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt để sữa dồi dào, sánh mịn thì nước cũng là thành phần không thể bỏ qua. Các mẹ hãy đảm bảo đủ 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể
Xây dựng lối sống khoa học
Lối sống sinh hoạt cũng là yếu tố ảnh hưởng lượng và chất lượng sữa mà mẹ tiết ra. Do đó để sữa được tốt mẹ nên duy trì lối sống khoa học. Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ để không ảnh hưởng đến sữa của mình. Chỉ khi cơ thể mẹ thực sự khỏe, nguồn sữa tiết ra mới được dồi dào và giàu dưỡng chất.
Đặc biệt sữa mẹ thơm ngon còn chịu ảnh hưởng rất nhiều đến từ tâm lý. Với tâm lý và tinh thần thoải mái, tuyến sữa của mẹ sẽ hoạt động tốt. Do vậy nếu việc chăm con quá sức, mẹ hãy chia sẻ với người trong nhà để có thời gian nghỉ ngơi cho mình.
Một số câu hỏi thường gặp
Sữa mẹ loãng có nên cho con bú?
Sữa mẹ loãng hay đặc vẫn nên cho bú ít nhất trong 6 tháng đầu. Vì về cơ bản điều này không hề ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng trong sữa.
Sữa mẹ loãng hay đặc thì tốt?
Sữa non (phần sữa đặc) thường chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, sữa loãng (sữa trưởng thành) vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Về cơ bản sữa đặc hay loãng đều có hàm lượng dinh dưỡng như nhau. Vì vậy mẹ không cần phải lo lắng.
Uống nhiều nước có khiến sữa mẹ loãng không?
Việc uống nhiều nước chỉ giúp đảm bảo quá trình tiết sữa của mẹ. Không tác động đến việc đặc, loãng.
Sữa mẹ loãng nên ăn gì cho đặc?
Muốn sữa đặc và ngon mẹ nên bổ sung rau xanh, trái cây, DHA, canxi và chất đạm vào chế độ ăn hàng ngày.
Sữa mẹ loãng con có nhanh đói không?
Sữa mẹ loãng hay đặc hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến thời gian no hoặc đói của con. Trẻ nhanh đói là do con bú chưa đủ no hoặc khả năng ăn uống của bé tốt.
Trên thực tế, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ lúc đầu có thể trong, loãng nhưng vẫn đủ nước, đạm, đường, vitamin và khoáng chất nên mẹ hoàn toàn có thể tin rằng sữa mình đủ chất nuôi bé phát triển toàn diện. Để sữa thơm ngon, sánh đặc mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với việc nghỉ ngơi khoa học.