Nội dung chính

7 tác hại của béo phì ở trẻ em đối với sức khỏe

Chế độ dinh dưỡng dư thừa, cùng với lối sống lười vận động, ít thể thao khiến bệnh béo phì ngày càng phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Tác hại của béo phì ở trẻ em là rất lớn, không chỉ khiến trẻ tự ti về ngoại hình mà còn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật.

Điểm mặt 7 tác hại của béo phì ở trẻ em đối với sức khỏe
Điểm mặt 7 tác hại của béo phì ở trẻ em đối với sức khỏe

Vì sao trẻ thừa cân, béo phì?

Béo phì là tình trạng dư thừa chất béo, khiến cơ thể không chuyển hóa hết thành năng lượng mà tích trữ dưới dạng mỡ tại bắp tay, bắp đùi, bụng hoặc toàn bộ cơ thể. Với trẻ nhỏ, béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý mà còn là trở ngại cho sự phát triển tầm vóc của con.

Trẻ béo phì thừa cân chủ yếu do ăn uống không hợp lý và ít hoạt động. Trẻ có cân nặng sơ sinh quá cao hoặc bị suy dinh dưỡng thể thấp còi cũng có thể dẫn đến béo phì. Đặc biệt, béo phì còn mang tính gia đình. Nếu trong gia đình có cả bố và mẹ đều là người nặng cân thì khả năng con sinh ra bị béo phì chiếm khoảng 60 – 80%. Nếu chỉ có một trong hai người béo phì, tỷ lệ này giảm xuống còn 20 – 30%.

Ngoài ra, trẻ có tâm lý bất ổn hay buồn phiền, dễ gặp áp lực cũng có xu hướng ăn nhiều hơn, làm gia tăng nguy cơ béo phì, thừa cân.

Tác hại của béo phì ở trẻ em

Béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật. Vậy cụ thể, trẻ béo phì có nguy cơ gì?

Suy giảm hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của trẻ béo phì hoạt động kém linh hoạt hơn với các yếu tố gây bệnh. Vì vậy, trẻ em béo phì dễ ốm vặt hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm hơn.

Béo phì làm suy giảm hệ miễn dịch
Béo phì làm suy giảm hệ miễn dịch

Bệnh tiểu đường

Béo phì không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tiểu đường, nhưng là một trong những yếu tố tiềm ẩn dẫn đến bệnh lý này.

Ở những trẻ béo phì, khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm, làm tăng nguy cơ dư thừa lượng đường huyết. Từ đó biến những đối tượng này trở thành nạn nhân của bệnh tiểu đường.

Bệnh xương khớp

Tác hại của béo phì ở trẻ em không thể không nhắc tới đó là những ảnh hưởng đến với  hệ xương khớp. Khi cân nặng của trẻ vượt quá với tỷ lệ chiều cao tương ứng, xương khớp – hệ khung nâng đỡ của cơ thể sẽ phải chịu áp lực lớn. Điều này về lâu về dài sẽ gây nguy cơ mắc các bệnh xương khớp. Chẳng hạn như đau nhức, loãng xương, thoái hóa,…

Trẻ béo phì làm giảm khả năng vận động
Trẻ béo phì làm giảm khả năng vận động

Bệnh lý tim mạch

Béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dẫn đến máu nhiễm mỡ. Khi mỡ có nhiều trong máu, chúng sẽ dễ bám lại ở thành mạch, gây xơ hóa lòng mạch. Hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bệnh hô hấp

Mỡ tích tụ đè lên các cơ quan hô hấp như phế quản, cơ hoành,… khiến trẻ khó thở hơn người bình thường. Nguy hiểm hơn, những đứa trẻ béo phì này có thể bị rối loạn nhịp thở hoặc ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng.

Bệnh tiêu hóa

Tác hại của béo phì ở trẻ em còn có thể là nguyên nhân tiềm tàng gây ra các bệnh lý về tiêu hóa. Mỡ thừa bám ở thành ruột sẽ gây cản trở hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Bên cạnh đó, mỡ tích trữ trong gan còn gây nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.

Trẻ béo phì dễ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ béo phì dễ bị rối loạn tiêu hóa

Tác động đến tâm lý trẻ

Béo phì có mối quan hệ tương quan với các dấu hiệu rối loạn hành vi. Tình trạng này dễ khiến trẻ cảm thấy tự ti về ngoại hình, dẫn đến ngại giao tiếp với mọi người, ít chủ động, ảnh hưởng đến hòa nhập xã hội và mối quan hệ bạn bè.

Làm sao để trẻ đạt và duy trì cân nặng khỏe mạnh?

Tác hại của béo phì ở trẻ em gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động bình thường diễn ra hàng ngày. Vì vậy, trẻ béo phì nên được điều trị càng sớm, càng tốt, vì càng lớn càng khó chỉnh. Dưới đây là những biện pháp nhằm đối phó và ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ:

  • Hạn chế cho trẻ uống các đồ uống có chứa đường, đặc biệt nước ngọt có gas, soda. Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, bánh, kẹo, kem,… cũng là top những thực phẩm dễ gây béo phì mà phụ huynh cần lưu ý
  • Bổ sung vào chế độ ăn của trẻ nhiều rau xanh và trái cây. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều các loại quả có vị ngọt như xoài, sầu riêng, chuối,…
  • Giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, bao gồm máy tính bảng, điện thoại, TV. Khoảng 1 tiếng với trẻ từ 2 – 5 tuổi và 2 tiếng với trẻ lớn hơn
  • Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, khoảng 1 giờ/ngày. Bao gồm các hoạt động như chơi thể thao, nhảy máu, đá bóng, chơi cầu lông,…
  • Xây dựng cho trẻ chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý. Trẻ béo phì nên được ngủ đúng giờ, đủ giấc. Bởi việc thiếu ngủ có nhiều khả năng khiến trẻ tăng cân. Với trẻ từ 3 – 5 tuổi nên ngủ 10 – 13 giờ/ngày (bao gồm cả giấc ngủ trưa). Trẻ lớn hơn từ 9 – 12 giờ mỗi đêm

Bài viết trên đây chỉ ra một số tác hại của béo phì ở trẻ em. Hy vọng, với thông tin này, cha mẹ có thể hiểu rõ được vai trò của chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Chia sẻ bài viết này