Nội dung chính

Chế độ ăn cho trẻ béo phì – Thực đơn giảm cân khoa học và hiệu quả

Thực trạng thừa cân, béo phì ở trẻ chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Việc giảm cân ở lứa tuổi này là rất khó, vì bé đang trong giai đoạn “ăn, chơi”. Vì vậy, cần thiết lập chế độ ăn cho trẻ béo phì khoa học để kiểm soát cân nặng an toàn.

Chế độ ăn cho trẻ béo phì - Gợi ý thực đơn giảm cân khoa học và hiệu quả
Chế độ ăn cho trẻ béo phì – Gợi ý thực đơn giảm cân khoa học và hiệu quả

Những quan niệm sai lầm về dinh dưỡng của trẻ

Hiện nay, mức sống của người dân Việt Nam có sự cải thiện đáng kể, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm mạnh, song số trẻ thừa dinh dưỡng, dẫn đến thừa cân béo phì lại tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này bắt nguồn từ những quan niệm sai lầm của phụ huynh về dinh dưỡng cho trẻ.

Con ăn được nhiều là tốt

Thiết lập một chế độ ăn cho trẻ béo phì là vô cùng quan trọng. Thế nhưng, không ít phụ huynh thường hiểu sai về nhu cầu của con. Họ cho rằng, trẻ thích ăn một loại thức ăn nào đó, nghĩa là đang thiếu loại dinh dưỡng có trong thực phẩm đó. Chính vì vậy, cha mẹ thường không ngăn cản khi thấy trẻ ăn nhiều. Điều này dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng và là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ béo phì, thừa cân.

Ăn hoa quả tráng miệng sau khi ăn cơm

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến béo phì, thừa cân ở trẻ là do hấp thu quá nhiều calo. Điều này có thể bắt nguồn từ thói quen ăn hoa quả tráng miệng ngay sau khi ăn cơm. Các chuyên gia cho rằng, chế độ dinh dưỡng này là không khoa học, khiến lượng calo bị giữ lại hoàn toàn trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng béo phì.

Ăn hoa quả tráng miệng sau khi ăn cơm
Ăn hoa quả tráng miệng sau khi ăn cơm

Lúc bé bụ bẫm, lớn lên sẽ cân đối

Có câu nói vui rằng “béo khỏe – béo đẹp”. Nhưng béo chưa bao giờ đi đôi với một sức khỏe tốt. Khi trẻ còn bé, đa số phụ huynh đều thích con mập mạp, nhìn đáng yêu, chỉ muốn véo má. Họ cho rằng, lúc nhỏ trẻ béo là do bụ sữa, lớn lên sẽ cân đối. Tuy nhiên, cách nhìn nhận này của cha mẹ khó có thể kìm hãm được cân nặng của bé khi đến độ tuổi dậy thì. Hậu quả là trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì. 

Lúc này, điều cha mẹ cần làm đó là lên kế hoạch chế độ ăn kiêng cho trẻ béo phì để kiểm soát tốt cân nặng và hạn chế bệnh tật.

Cho trẻ ăn mọi thứ chúng thích

Khoai tây chiên, gà rán, bánh, kẹo, kem,… là những món khoái khẩu của hầu hết các bạn nhỏ. Sẽ không có gì nếu chỉ cho trẻ ăn vào dịp đặc biệt, thế nhưng không ít cha mẹ thường chiều chuộng theo sở thích của bé. Thói quen như vậy là không tốt, về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cho trẻ ăn mọi thứ chúng thích
Cho trẻ ăn mọi thứ chúng thích

Hậu quả thừa cân, béo phì ở trẻ

Trước khi tìm hiểu chế độ ăn cho trẻ béo phì, cha mẹ hãy cùng Fitobimbi chỉ ra những hậu quả, tác hại khôn lường của thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến trẻ như thế nào nhé!

  • Bé dễ mắc huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tiểu đường,…
  • Trẻ thừa cân sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp như đau thắt lưng, thoái hóa khớp,…
  • Khi bị béo phì, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa
  • Trẻ béo phì, khi trưởng thành sẽ dễ mắc các bệnh mãn tính: đái tháo đường, tim mạch,…
  • Trẻ béo phì dễ tự ti với bạn bè, ít giao tiếp, thu mình, nguy cơ mắc trầm cảm cao

Béo phì, thừa cân là mối nguy hại lớn cho sức khỏe trẻ. Nếu không điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì sẽ gây nhiều hệ lụy xấu cho sự phát triển của trẻ hiện tại và sau này.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ béo phì

Để có thể lên thực đơn cho trẻ béo phì, ba mẹ cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau:

Giảm lượng calo trong khẩu phần ăn

Đây là nguyên tắc cần thiết để giúp trẻ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, ba mẹ đừng hiểu nhầm, việc giảm calo không nghĩa là trẻ phải ăn kiêng quá đà, hạn chế mọi thức ăn ngon. Thay vào đó, mẹ nên lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại có ít calo. Đồng thời hạn chế cho bé ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và tinh bột.

Tăng cường protein

Các thực phẩm giàu protein sẽ giúp trẻ không có cảm giác đói và đốt cháy calo hiệu quả. Các loại đậu, cá, thịt không mỡ, hạt và sữa ít béo nằm trong danh sách này.

Hạn chế tinh bột và đường

Nếu mẹ đang băn khoăn về khẩu phần ăn cho trẻ béo phì thì nên hạn chế sử dụng các loại bánh kẹo chứa nhiều đường, nước ngọt, đồ ăn nhanh và các loại thực phẩm chứa nhiều đường. Bởi chúng vừa chiếu nhiều calo lại có thể khiến cân nặng tăng mất kiểm soát.

Tăng cường chất xơ

Một chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu chất xơ. Các thực phẩm chứa chất này không chỉ giúp cơ thể tiêu hóa tốt mà còn giúp trẻ no lâu và giảm cảm giác đói. Do đó, mẹ nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các thực phẩm giàu chất xơ khác. Đây cũng chính là nguyên tắc quan trọng trong xây dựng chế độ ăn cho trẻ béo phì nói riêng và tất cả mọi người nói chung.

Chia nhỏ khẩu phần ăn

Một nguyên tắc nữa mẹ cần ghi nhớ đó là chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày. Điều này giúp trẻ giảm cảm giác đói, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Hãy tăng cường ăn những bữa nhỏ nhưng thường xuyên để cơ thể không bị đói hay kích thích cảm giác thèm ăn.

Chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của người thừa cân, béo phì, cha mẹ cần điều trị ngay, đừng nghĩ khi lớn trẻ sẽ cân đối. Về cơ bản, khẩu phần ăn của trẻ béo phì vẫn cần đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển. Điều quan trọng là phải cắt bớt các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và các bữa ăn vặt. Đồng thời cho trẻ ăn thêm rau xanh, trái cây ít đường và uống đủ nước. Quá trình này phải được điều chỉnh từ từ, phụ huynh tuyệt đối không được nóng vội, bởi có thể gây tác động tiêu cực cho trẻ.

Dưới đây là những lưu ý trong chế độ ăn cho trẻ béo phì mà cha mẹ cần ghi nhớ:

Chất đạm

Lượng protein cần thiết cho trẻ béo phì là:

  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 19 – 25g/ngày
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 25 – 40g/ngày
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: ít nhất 40g/ngày

Bố mẹ nên bổ sung cho bé đa dạng các thực phẩm giàu protein như: đậu đỗ, sữa chua làm từ sữa gầy, sữa bột tách bơ, trứng, phô mai, sữa đậu nành, giò nạc, cá, cua, tôm, thịt nạc.

Thực phẩm giàu chất đạm tốt cho trẻ béo phì
Thực phẩm giàu chất đạm tốt cho trẻ béo phì

Chất bột đường

Lượng tinh bột nên chiếm khoảng 40 – 50% lượng calo nạp vào 1 ngày. Chẳng hạn như 100g bún, 1/2 chén cơm trắng, 100g bánh ướt,… Cha mẹ nên sử dụng glucid có nhiều chất xơ để bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ béo phì, bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen, khoai lang, khoai tím.

Chất béo

Giảm cân không có nghĩa là cắt bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần ăn. Hơn nữa, đây còn là một chất rất cần thiết cho não bộ của trẻ, cũng như tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và hấp thu vitamin vào cơ thể. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho trẻ béo phì, thay vì các thực phẩm chứa chất béo không tốt, mẹ nên chọn các loại thực phẩm chứa chất béo không no, giàu acid Omega 3 để trẻ vừa phát triển, vừa có thể kiểm soát cân nặng. 

Chất béo tốt cho trẻ béo phì
Chất béo tốt cho trẻ béo phì

Những thực phẩm được nhắc đến bao gồm: dầu mè, dầu hạt óc chó, dầu oliu, cá hồi, cá tuyết, cá trích,…

Vitamin và khoáng chất

Chế độ ăn cho trẻ béo phì không thể thiếu các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là từ trái cây và rau xanh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi ngày nên cho trẻ ăn 1 – 3 khẩu phần rau và trái cây mỗi ngày. Ngoài ra có thể cho trẻ ăn thêm các loại hạt, sữa chua, sữa vào các bữa phụ để cung cấp năng lượng cho bé học tập và vui chơi.

Bảng năng lượng trong thực phẩm, món ăn. Cha mẹ có thể dựa vào đó để điều chỉnh chế độ ăn cho bé thừa cân sao cho phù hợp.

Thức ănĐơn vịNăng lượng (Kcal)
Cơm trắng100g67
Thịt heo luộc1 dĩa270
Bánh ướt chả lụa1 dĩa640
Bánh canh1 tô590
Tôm hấp1 dĩa345
Trứng gà1 quả45
Cua biển100g83
Cá thu100g305
Cá hồi100g208
Cá ngừ100g129
Ức gà100g164
Xôi đỗ xanh200g228
Dâu tây100g32
Cam100g47
Dưa chuột100g22
Bắp cải100g24
Nấm100g26
Rau cải100g65
Đậu phụ100g76
Sữa bò100g42
Phô mai tươi100g402

Trẻ béo phì không nên ăn gì

Như vậy, bạn đã biết được chế độ ăn phù hợp cho trẻ béo phì, thừa cân. Vậy ngoài những thực phẩm trẻ béo phì nên ăn, mẹ cần hạn chế các món ăn gì để hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả?

  • Tránh xa trà sữa, đồ uống có chứa nhiều đường.
  • Không uống đồ uống có chất kích thích như cà phê, trà,…
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh, mứt, chè, kem, socola,…
  • Tránh xa các loại thức ăn nghèo nàn dưỡng chất như nước ngọt có ga, bánh kẹo.
  • Chế độ ăn của trẻ béo phì cần nói không với các thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa như giò mỡ, nội tạng động vật, mỡ, thịt đông, đồ chiên, rán,….
  • Cần hạn chế tiêu thụ các món ăn chứa nhiều muối để tránh tăng huyết áp.

Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì theo Viện dinh dưỡng Quốc gia

Dưới đây là gợi ý 7 thực đơn giảm cân mà cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ:

Thực đơn 1

  • Bữa sáng: 1 chiếc bánh mì pate, 100g bưởi tươi
  • Bữa trưa: 50g trứng chiên, 1 chén canh bí xanh, nửa chén cơm
  • Bữa tối: 100g bông cải xào thịt, nửa chén cơm

Thực đơn 2

  • Bữa sáng: 50g chả lụa, 100g bánh ướt, 1 trái táo xanh
  • Bữa trưa: 50g tôm tươi nấu bí xanh, nửa chén cơm
  • Bữa tối: 50g thịt luộc, 100g bún, 2 trái táo xanh

Thực đơn 3

  • Bữa sáng: 1 tô bánh canh, 1 ly nước cam
  • Bữa trưa: 50g thịt băm xào, 30g dưa chuột, nửa chén cơm
  • Bữa tối: 1 chén canh bầu nấu tôm khô, nửa chén cơm

Thực đơn 4

  • Bữa sáng: 100g xôi đỗ, 1 trái cam
  • Bữa trưa: 50g trứng sốt cà chua, nửa chén cơm, 1 miếng dưa hấu
  • Bữa tối: 100g tôm luộc, 100g miến xào, 1 chén canh khổ qua

Thực đơn 5

  • Bữa sáng: 30g thịt heo chà bông, 1 gói cháo ăn liền, 1 ly sữa 100ml
  • Bữa trưa: 50g ức gà, 20g rau bina xào, nửa chén cơm, 3 trái mận
  • Bữa tối: 50g thịt heo nấu bông cải, 100g bún tàu

Thực đơn 6

  • Bữa sáng: 50g bún riêu cua, táo xanh
  • Bữa trưa: 70g cá lóc nấu canh chua, nửa chén cơm, 3 miếng ổi
  • Bữa tối: 50g thịt heo nấu củ cải trắng, nửa chén cơm

Thực đơn 7

  • Bữa sáng: 1 chiếc bánh giò, 3 quả dâu tây
  • Bữa trưa: 100g nấu xào tương, nửa chén cơm, 200ml nước ép dứa
  • Bữa tối: canh cua mồng tơi, 50g thịt luộc, nửa chén cơm

Để kiểm soát cân nặng, bên cạnh điều chỉnh chế độ cho trẻ béo phì, bố mẹ cần khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày để giải phóng calo, mang lại thể trạng tốt nhất. Mong rằng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho bạn!

Nguồn: nih, news-medical

https://www.news-medical.net/health/Diet-for-Obese-Children-and-Teenagers.aspx
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18278636/
Chia sẻ bài viết này