Bụng trẻ sơ sinh to và cứng có thể xảy ra do hai trường hợp: sinh lý và bệnh lý. Vậy trẻ bụng to và cứng như thế nào là bình thường, như thế nào là bất thường. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm:
- Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang: Mẹ làm gì để con khỏe mạnh
- Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh và những bí mật mẹ chưa biết
Khi nào bụng trẻ sơ sinh to là sinh lý?
Bụng to và cứng là hiện tượng sinh lý bình thường, khi ngoài biểu hiện này trẻ không có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác, vẫn vui chơi, khỏe mạnh và bú ngoan.
Do bé bú quá no
Hầu hết trẻ sơ sinh mới chào đời đều có phần bụng hơi nhô lên, đặc biệt là sau khi bú no. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm nhận bụng của trẻ không quá căng cứng, khá mềm.
Do cấu trúc ruột của trẻ lớn hơn so với cơ thể
Trẻ sinh ra đã có đặc điểm sinh lý là bụng to. Nguyên nhân là do, ruột của trẻ dài hơn so với kích thước ổ bụng. Thêm vào đó, lớp cơ thành bụng còn khá yếu nên trẻ thường có bụng căng.
Do bú sai tư thế
Để trẻ bú sai tư thế sẽ khiến con nuốt một lượng lớn khí vào trong dạ dày. Nếu không được vỗ ợ hơi đúng cách sẽ khiến bụng bé cương phồng, căng cứng.
Bụng trẻ sơ sinh to và cứng do bệnh lý
Ngoài nguyên nhân sinh lý, bụng trẻ sơ sinh cứng và to cũng là dấu hiệu tiềm ẩn của một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Bao gồm:
Khó tiêu, đầy bụng
Đây là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ. Thông thường, khi bị khó tiêu, đầy bụng, trẻ sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Bụng trẻ to và căng tròn. Vỗ nhẹ vào bụng phát ra âm thanh nghe như tiếng trống
- Trẻ bị đau bụng râm ran
- Khó chịu, quấy khóc, chán ăn, bỏ ăn
- Có biểu hiện nôn mửa
- Xì hơi nhiều, đôi khi bị táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng
- Khó ngủ về đêm
Phì đại tràng
Phì đại tràng là bệnh lý bẩm sinh do thiếu tế bào thần kinh trong cơ ruột. Trẻ bị mắc bệnh lý này sẽ gặp những biểu hiện sau:
- Không đi phân su sau 24 tiếng chào đời. Khi được kích thích hậu môn, trẻ sẽ đi ra phân rất nhiều. Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện chướng bụng, buồn nôn, nôn và mất nước
- Với trẻ lớn hơn, triệu chứng điển hình của phì đại trạng chính là táo bón kéo dài, không có phản xạ đi ngoài tự nhiên mà phải kích thích. Phân có màu đen, mùi hôi và thường không đóng thành khuôn
Viêm dạ dày ruột
Nếu bụng bé to và căng cứng kèm theo nôn, sốt hoặc tiêu chảy thì khả năng bị viêm dạ dày ruột. Đây là bệnh gây bởi virus hoặc vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào đường ruột và gây nên bệnh. Trẻ sơ sinh bị viêm dạ dày ruột thường thuyên giảm sau 48h. Trường hợp nghiêm trọng có thể kéo dài trong vòng 1 tuần.
Dị ứng Lactose
Đây là hiện tượng bất dung nạp lactose – một loại đường có trong các sản phẩm sữa. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ thiếu enzyme cần thiết để tiêu hóa và phân hủy lactose. Hậu quả là trẻ sẽ bị căng cứng bụng, bụng sưng to, đầy hơi, xì hơi, đau bụng và buồn nôn.
Táo bón
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bụng trẻ sơ sinh to và cứng. Hệ tiêu hóa của trẻ khá nhạy cảm nên thường xuyên gặp trục trặc, dẫn đến đầy hơi, táo bón. Nếu thấy phân trẻ cứng, vón cục, tần suất đi cầu giảm (2 – 3 lần/tuần), chướng bụng, đầy hơi, quấy khóc, biếng ăn, thì khả năng cao trẻ đang bị táo bón.
Cách xử lý hiện tượng bụng to và cứng ở trẻ sơ sinh
Nhìn chung, bụng trẻ sơ sinh căng cứng và to đa phần là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có những triệu chứng bất thường khác, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để được xử lý và điều trị phù hợp. Dù cho trẻ bị căng bụng do nguyên nhân nào, cha mẹ cũng cần tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc dưới đây:
- Massage bụng: Sau khi bú no 15 – 20 phút, mẹ nên tiến hành massage cho bé. Cách làm này giúp kích thích nhu động ruột hoạt động ổn định, cho bé tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Mẹ dùng hai ngón tay di chuyển theo chiều kim đồng hồ lên vùng da bụng của trẻ. Chú ý, động tác này cần được thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm đau bé
- Vỗ ợ hơi: Để giúp cải thiện tình trạng bụng trẻ sơ sinh to và cứng, mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé sau ăn. Cách này giúp trẻ giảm thiểu được lượng khí dư hình thành trong quá trình bú mẹ
- Chú ý tư thế cho trẻ bú: Tư thế cho trẻ bú là vô cùng quan trọng. Nếu cho bé bú sai cách, con sẽ nuốt phải một lượng lớn không khí, gây đầy hơi, căng bụng và những vấn đề tiêu hóa khác
- Vệ sinh dụng cụ pha sữa sạch sẽ: Để thuận tiện cho quá trình chuẩn bị trước khi pha sữa cho bé, mẹ nên trang bị một chiếc máy tiệt trùng. Hoặc nếu không có thể sử dụng nước nóng để rửa sạch bình sữa, núm vú và các dụng cụ pha sữa, nhằm tránh trường hợp nhiễm khuẩn
Trên đây là thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý tình trạng bụng trẻ sơ sinh to và cứng. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc bé yêu!