Nội dung chính

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang: Mẹ làm gì để con khỏe mạnh

Có thể mẹ chưa biết, dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang thay vì nằm dọc như người lớn. Với cấu tạo đặc biệt này, mẹ cần làm gì để hạn chế tình trạng trào ngược, nôn trớ ở trẻ sơ sinh? Cùng theo dõi nhé!

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang: Mẹ cần làm gì để con luôn khỏe mạnh?
Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang: Mẹ cần làm gì để con luôn khỏe mạnh?

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngay hay dọc?

Trẻ sơ sinh từ lúc sinh ra luôn chứa ẩn nhiều bí mật đầy thú vị. Chỉ là một chiếc dạ dày nhỏ xíu nhưng có những sự thật không phải ai cũng biết. Chẳng hạn như dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang hay dọc?

Sự thật là dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang và cao thay vì nằm dọc như người lớn. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng, dạ dày của các bé sơ sinh nằm ngang là do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, cơ thắt tâm vị còn yếu, việc đóng mở giữa hai đầu dạ dày không đều nên gây khá nhiều phiền toái cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé. Nếu tư thế bú không đúng, trẻ sẽ dễ nuốt phải nhiều khí dư, dẫn đến tình trạng nôn trớ, ọc sữa.

Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh

Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi nhận nguồn dinh dưỡng chủ yếu qua dây rốn chứ không hoạt động bằng dạ dày. Đó là nguyên nhân vì sao, dạ dày của bé rất nhỏ, độ giãn nở chưa tốt.

Kích thước dạ dày của bé
Kích thước dạ dày của bé

Vì vậy, sau khi sinh, mẹ nên cho bé ăn nhiều bữa nhỏ để giúp dạ dày của bé thích nghi và dần dần mở rộng ra. Dưới đây là kích thước và dung tích của dạ dày theo thời gian. Nắm bắt được điều này, mẹ sẽ biết cách cho bé bú một cách hợp lý:

  • 1 ngày tuổi: Dạ dày của bé nhỏ cỡ quả cherry, chứa được dung tích khoảng 1 muỗng canh cho một lần bú
  • 3 ngày tuổi: Khi được 3 ngày tuổi, dạ dày của bé có kích thước bằng quả óc chó, chưa đựng được tối đa 22- 27 ml sữa/1 lần bú
  • 1 tuần tuổi: Lúc này, dạ dày của bé to bằng quả đào, dung tích tăng gấp 2, khoảng 45 – 60ml trong 1 lần bú
  • 1 tháng tuổi: Trẻ 1 tháng tuổi có kích thước dạ dày to bằng quả trứng, cho phép chứa được khoảng 80 – 150ml sữa trong 1 lần bú

Kích thước dạ dày sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi to bằng quả bóng, với dung tích chứa khoảng 1 – 1.4 lít cho mỗi lần ăn.

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang đến khi nào?

Hệ tiêu hóa của trẻ sẽ dần trưởng thành theo thời gian. Tuy nhiên, câu hỏi là bao lâu hệ tiêu hóa sẽ phát triển hoàn chỉnh còn tùy thuộc vào mỗi trẻ, có thể là 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, mẹ cần có biện pháp để xử lý cơn nôn trớ do hệ quả của đặc điểm cấu tạo dạ dày.

Thông thường, khi trẻ biết đi (khoảng 1 tuổi), thay vì nằm ngang, dạ dày của bé sẽ chuyển dần về tư thế dọc. Từ sau 2 tuổi, cấu trúc dạ dày hoàn thiện hơn, gần giống với dạ dày của người lớn. Lúc này, các chứng ọc sữa, nôn trớ sẽ tự động biến mất.

Cách hạn chế trào ngược dạ dày, ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Vì đặc điểm, dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang nên rất dễ bị ọc sữa. Vậy mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bé:

Chú ý tư thế bú

Tư thế bú góp phần quan trọng giúp bé tránh nuốt phải nhiều khí dư vào dạ dày gây nên nôn trớ. Do đó, khi cho trẻ bú, mẹ cần:

  • Nâng đầu bé ở độ cao vừa phải
  • Giữ bé thẳng, không nghiêng vẹo
  • Không cho bé nằm ngay sau khi bú xong
Chú ý tư thế bú cho bé
Chú ý tư thế bú cho bé

Kiểm tra kích thước bình và núm vú

Nếu bé của bạn đang sử dụng sữa công thức thì hãy đảm bảo bình sữa và núm vú đúng kích thước để tránh bé nuốt không khí vào bụng. Mẹ nên tránh các loại núm vú có lỗ lớn, để khi bé bú, sữa chảy vào vừa phải, tránh làm bé bị sặc. Lưu ý, khi cho bé bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng một góc 45 độ sao với người bé. Điều này đảm bảo sữa được nắp đầy núm vú, tránh lọt không khí khiến bé nuốt phải.

Chia nhỏ cữ bú

Như ở trên đã đề cập, dạ dày của trẻ có kích thước rất nhỏ. Vì vậy, nếu cho bé bú vượt quá dung tích cho phép, cộng thêm với đặc điểm dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang, bé rất dễ bị ọc sữa, nôn trớ sau ăn. Để giải quyết tình trạng này, mẹ nên chia nhỏ lượng ăn trong ngày thành nhiều cữ. Thay vì cho bé ăn 3 – 4 bữa/ngày, mẹ có thể chia nhỏ thành 5 – 7 bữa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực dạ dày, cho phép tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất nhanh và tối ưu hơn.

Giúp bé ợ hơi sau ăn

Ợ hơi là hiện tượng chứng tỏ thức ăn đã đi vào dạ dày của bé, giảm thiểu nguy cơ nôn trớ. Vì vậy, đây là việc làm rất cần thiết sau khi bé bú xong. Để thực hiện, mẹ có thể cho bé đứng thẳng, nhẹ nhàng vỗ lưng cho tới khi bé ợ hơi thì dừng.

Trên đây là những thông tin xoay quanh dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang. Mong rằng chia set này sẽ giúp mẹ hiểu hơn về cơ thể của bé. Qua đó có biện pháp chăm sóc phù hợp, giúp bé yêu phát triển toàn diện.

Chia sẻ bài viết này