Trẻ sơ sinh bị táo có thể nhận biết qua nhiều dấu hiệu, một trong số đó là hình thái của phân. Vì vậy để mẹ có thể nhận biết được căn bệnh này, dưới đây Fitobimbi sẽ cung cấp hình ảnh phân trẻ sơ sinh bị táo bón.
- Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh ị són nhiều lần
- Trẻ 8 tháng bị táo bón – Mách mẹ cách xử lý hiệu quả
Phân trẻ sơ sinh bị táo bón có hình thái thế nào?
Phân là thành phần cuối cùng của một quá trình tiêu hóa. Nó bao gồm chất thải được loại bỏ ra ngoài như vi khuẩn, muối và các chất khác. Vì vậy đôi khi có sự khác nhau về màu sắc, kết cấu, lượng, mùi. Sự thay đổi này không đáng lo ngại nhưng cũng có thể cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Một trong số đó là táo bón.
Vậy phân táo bón của trẻ sơ sinh thế nào? Theo các chuyên gia, dựa vào màu sắc, kết cấu, kích thước của phân mà mẹ có thể nhận biết tình trạng táo bón của con. Cụ thể:
- Kết cấu phân táo bón ở trẻ sơ sinh
Cách để mẹ nhận biết bé có bị táo hay không là dựa vào vào biểu hiện của phân. Thông thường, phân trẻ sơ sinh bị táo bón thường khô và cứng. Ở một số trường hợp, phân của bé có thể sệt quánh, keo dính nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn khi thải ra ngoài. Tùy vào mức độ táo bón mà kết cấu phân có thể khác nhau:
- Kích thước phân táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị táo bón phân thường lổn nhổn từng cục như là phân dê. Tuy nhiên cũng có trường hợp khuôn phân to hơn bình thường khiến trẻ gặp khó khi thải ra ngoài.
- Màu sắc phân táo bón ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị táo bón cơ thể thường thiếu chất xơ vì vậy phân sẽ có màu xanh đen, nâu sẫm, đỏ sẫm. Đôi khi có những trường hợp, phân có lẫn máu. Lý do là bởi cơ thể thiếu chất xơ khiến cho hậu môn bị rách.
- Phân táo bón ở trẻ sơ sinh có mùi hôi
Táo bón khiến phân ứ đọng ở trong đại tràng. Lâu ngày sẽ bị lên men, sinh ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, nếu trẻ xì hơi và có mùi này thì cũng chứng tỏ con đang bị táo.
Phân của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?
Khác với người lớn, trẻ sơ sinh thường đại tiện nhiều lần trong ngày. Vì vậy, nhận biết hình thái của phân sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được tình trạng sức khỏe của bé.
Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài thế nào là bình thường? Theo chuyên gia, phân của trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhiều trong vài ngày, vài tuần, vài tháng sau khi chào đời. Ban đầu phân của bé có màu đen hoặc xanh đen, tính chất nhớt, dính, gọi là phân su.
Khi hết phân su, trẻ sơ sinh sẽ chuyển sang phân màu vàng xanh hoặc nâu.
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, phân có cấu trúc hơi lỏng, màu vàng, hơi xanh hoặc có những hạt trắng nhỏ lấm tấm. Đến khi trẻ ăn được thức ăn dặm thì cấu trúc phân sẽ trở nên đặc.
Trường hợp trẻ dùng sữa ngoài, phân sẽ có màu vàng nâu, dạng nhão như bơ. So với bú mẹ, trẻ uống sữa công thức thường ít đại tiện hơn 1-2 lần, phân đặc và nặng mùi hơn.
Tuy nhiên dù là bú mẹ hay bú bình nếu phân của bé có dấu hiệu khô, cứng thì chứng tỏ rằng con đang mất nước. Đặc biệt nếu phân có 3 màu đỏ, đen, trắng xám thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ sớm hơn.
Các dạng phân táo bón của trẻ sơ sinh
Dựa vào hình thái của phân mẹ sẽ có thể biết được tình trạng táo bón của bé. Theo bảng phân loại táo bón của bệnh viện Bristol tại Anh thì phân táo bón sẽ được chia thành các dạng như sau:
- Loại 1: Phân cứng, lổn nhổn từng hạt
- Loại 2: Phân có dạng xúc xích lổn nhổn, rắn và sần sùi
- Loại 3: Phân tạo khối khô rắn nhưng có vết nứt trên bề mặt
Tương ứng với từng loại phân là các cấp độ táo bón ở trẻ. Tình trạng này tuy không hiếm gặp nhưng không phải ai cũng có kiến thức để nhận biết được. Vì vậy nếu bé nhà bạn đang đi phân ở các cấp độ trên thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ.
Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bị táo bón
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, mẹ cần dựa vào hình ảnh phân trẻ sơ sinh bị táo bón. Từ đó xem xét cấp độ và có phương án dự phòng tốt hơn. Cụ thể:
Cách điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Dựa vào hình ảnh phân trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ có thể biết cấp độ của bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp bé cải thiện tình trạng khó chịu này.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé
Một số thay đổi trong chế độ ăn có thể giúp giảm táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Cụ thể:
- Khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, chị em nên loại bỏ thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ ra khỏi chế độ ăn uống của mình
- Đối với trẻ bú sữa ngoài, mẹ nên lựa chọn loại sữa phù hợp, ưu tiên tính mát và không chứa lactose
- Với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm mẹ hãy chủ động cho con ăn nhiều chất xơ, giàu vi khoáng kết hợp với việc uống nước đầy đủ. Điều này sẽ giúp mềm phân và thải ra ngoài tốt hơn
Ngâm hậu môn với nước ấm
Là biện pháp trị táo bón đặc biệt hiệu quả với trẻ sơ sinh. Theo chuyên gia, cách làm này sẽ có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn, để bé đi ngoài dễ dàng. Việc ngâm hậu môn với nước ấm nên thực hiện khoảng 1-2 lần/ ngày, mỗi lần từ 5-10 phút.
Massage bụng bé
Phân trẻ sơ sinh bị táo bón thường khô và cứng. Vì vậy cách tốt nhất để giúp con đào thải ra ngoài là tăng kích thích nhu động ruột. Theo đó mẹ hãy massage vùng bụng bằng cách dùng 3 ngón giữa đặt lên gần rốn. Xoa nhẹ với lực vừa đủ để khiến thức ăn khó tiêu ở bụng mềm ra, chuyển xuống trực tràng. Thực hiện như thế mỗi lần 3 phút sẽ giúp các bé đi ngoài tốt hơn.
Thuốc làm mềm phân
Ngoài những biện pháp kể trên mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc nhuận tràng hoặc làm mềm phân. Những loại thuốc này sẽ giúp phân mềm và dễ di chuyển. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, mẹ không được phép tự ý sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Phân trẻ sơ sinh bị táo bón là một trong những yếu tố giúp mẹ nhận biết cấp độ của bệnh. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bé mà việc điều trị có thể thực hiện tại nhà hoặc cần đến gặp bác sĩ.