Nội dung chính

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không?

Thụt tháo là cách điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh mà nhiều mẹ bỉm lựa chọn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc lạm dụng thụt có thể gây ra hệ lụy khôn lường . Vì vậy để mẹ hiểu hơn về vấn đề này bài viết dưới đây Fitobimbi sẽ giải đáp rõ “trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không“.

Mục đích của việc thụt tháo cho trẻ sơ sinh

Thụt hậu môn là cách đặt thuốc hoặc bơm dung dịch qua đại tràng nhằm giúp làm mềm lượng phân tắc nghẽn trong ruột. Có 3 loại thuốc thường được dùng để thụt tháo cho bé đó là thuốc chứa dầu khoáng, thuốc chứa phốt phát và thuốc chứa hàm lượng muối ion. Tùy vào tình trạng của bé mà việc sử dụng thuốc thụt khác nhau. Vậy mục đích của việc thụt tháo hậu môn cho trẻ sơ sinh là gì? Theo chuyên gia, hoạt động này có thể mang đến những lợi ích sau:

Thụt hậu môn trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Thụt hậu môn trị táo bón cho trẻ sơ sinh
  • Làm mềm phân, hỗ trợ nhu động ruột
  • Kích thích thành ruột nở rộng và tăng co bóp để phân tống đẩy ra ngoài. Từ đó hỗ trợ cải thiện táo bón hiệu quả
  • Không chỉ thế biện pháp này còn giúp làm sạch đại tràng, trực tràng của bé khi phân ứ đọng cấp tính

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không?

Việc dùng thuốc thụt cho trẻ khá là an toàn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón kéo dài, dai dẳng mà việc áp dụng các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả. Tuyệt đối không được lạm dụng vì điều này dễ khiến trẻ phụ thuộc thuốc, và gây ra các tác dụng phụ như:

  • Cảm giác bỏng rát và tổn thương thành hậu môn do bộ phận này của bé còn yếu
  • Khiến trẻ mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên
  • Thậm chí gây chảy máu và phụ thuộc vào thuốc

Về cơ bản, phương pháp điều trị táo bón cho trẻ như thụt hậu môn vẫn cần được sự tư vấn chính xác của bác sĩ. Nếu phụ huynh không biết thao tác hoặc tùy tiện dùng thuốc thụt hậu môn có thể gây ra “con dao 2 lưỡi” ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.

Trẻ bị táo bón không nên lạm dụng thụt
Trẻ bị táo bón không nên lạm dụng thụt

Cách thụt hậu môn an toàn cho trẻ sơ sinh

Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh không được khuyến khích. Tuy nhiên trong những trường hợp bắt buộc sử dụng, để đảm bảo an toàn cho con, khi thụt mẹ nên tuân thủ hướng dẫn dưới đây.

Chuẩn bị dụng cụ cần thiết

Để cho quá trình thụt rửa hậu môn đạt được hiệu quả mẹ cần chuẩn bị những vật dụng sau:

  • Thuốc thụt hậu môn cho bé theo chỉ định của bác sĩ
  • Một 1 cốc nước ấm
  • Một đôi găng tay
  • Thùng đựng chất thải

Quy trình thụt tháo cho trẻ

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, đầu gối gập lại, hai tay buông lỏng hoặc gập. Hạ thấp phần đầu và ngực của bé về trước sao cho tay trái áp vào mặt trái ở trong tư thế thoải mái
  • Bước 2: Sử dụng thuốc thụt táo bón theo liều khuyến cáo đặt vào hậu môn thông đến trực tràng. Khi đặt phụ huynh cần phải bóp mạnh hộp thuốc, tạo lực để đưa hết thuốc vào trong
  • Bước 3: Sau khi đưa thuốc vào trong trực tràng mẹ hãy dùng tay xoa nhẹ hậu môn để thuốc không bị tràn ngoài. Đặt cho bé nằm nguyên vị trí đến khi có nhu cầu “ị” ( thường là sau khoảng 2-5 phút)
  • Bước 4: Sau khi bé đã tống đẩy hết phân mẹ hãy vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho con
Quá trình thụt hậu hậu môn mẹ nên nhẹ nhàng
Quá trình thụt hậu hậu môn mẹ nên nhẹ nhàng

Lưu ý khi dùng thuốc thụt táo bón cho trẻ sơ sinh

  • Đầu tiên, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra thêm tình trạng táo bón. Sau đó tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của các bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc thụt rửa ở ngoài
  • Trẻ nhỏ có thể cảm thấy khó chịu khi mẹ vừa bơm thuốc vào. Vì vậy hãy trấn an bé bằng cách dỗ dành hoặc dạy con hít thở để tăng nhu động đường ruột
  • Trường hợp đưa thuốc vào vùng hậu môn gặp khó, mẹ có thể bôi thêm một ít dầu trơn. Nếu không vào được thì đừng cố gắng vì vậy có thể khiến mô ở phần hậu môn bị rách và trẻ bị đau
  • Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị táo bón cũng dùng thuốc thụt. Với những bé dưới 2 tuổi mẹ chỉ nên dùng thuốc nhét hậu môn khi có yêu cầu của phía bác sĩ
  • Những bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi biểu hiện táo bón của con. Nếu bé đi “ị” ít hơn 3 lần/ tuần nhưng vẫn chơi ngoan, bú khỏe và phân không cứng thì chưa cần thiết phải thụt hậu môn
  • Mặc dù việc thụt hậu môn giúp giảm táo bón nhưng mẹ nên tránh áp dụng thường xuyên. Vì nó rất dễ khiến bé lệ thuộc, thậm chí kích thích và hại cho mô
  • Nếu như sau khi thụt tháo mà trẻ đau rát, chảy máu hậu môn mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị kỹ hơn

Giải pháp điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh không cần thụt tháo

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không? Câu trả lời là có tuy nhiên không được lạm dụng. Vì vậy với những trường hợp không cần, mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau:

  • Dưới 6 tháng tuổi nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn vì loại sữa này cung cấp dưỡng chất và các loại khuẩn tốt cho tiêu hóa
  • Với trẻ uống sữa công thức hoặc sữa bò mẹ nên chú ý pha theo tỉ lệ in trên bao bì, tránh gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa
  • Với trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm những chất xơ và các thực phẩm có tính nhuận tràng
  • Mẹ cũng có thể massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ hoặc cho bé tập động tác đạp xe để kích thích hoạt động đại tràng
  • Bổ sung nước cho con đầy đủ theo đúng nhu cầu độ tuổi. Với bé trên 12 tháng cần uống đủ 500-600ml nước/ ngày bao gồm cả sữa. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ cần sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Ngoài ra mẹ cũng có thể thụt tháo hậu môn cho trẻ mà không cần dùng đến thuốc bằng cách dùng tăm bông tẩm mật ong, ngoáy nhẹ hậu môn. Hoặc dùng 1 ngọn mùng tơi tước vỏ cho vào hậu môn khoảng 1cm để thụt

Bài viết trên đây đã giúp các mẹ giải đáp vấn đề “trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không”. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm sẽ biết cách điều trị táo bón cho bé phù hợp.

Chia sẻ bài viết này