Nội dung chính

Trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Cân nặng, chiều cao là những chỉ số quan trọng giúp mẹ xác định bé yêu có đang khỏe mạnh không. Vậy trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

Trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg

Đánh giá cân nặng, chiều cao của trẻ như thế nào?

6 tháng là mốc phát triển quan trọng của trẻ nhỏ, đánh dấu việc bé bắt đầu có thể ăn dặm, bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên,… Tuy nhiên cân nặng vẫn là mối quan tâm hàng đầu các bậc ba mẹ. Việc đánh giá cân nặng, chiều cao của trẻ được thực hiện đơn giản bằng 2 dụng cụ là thước và cân. Ba mẹ nên thực hiện cân và đo chiều cao của trẻ vào buổi sáng và trong một khung giờ nhất định để có kết quả chính xác nhất.

Bên cạnh đó, nên cân cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi tiểu, lược bỏ bớt quần áo dày và tã lót. Khi đo chiều cao, ba mẹ cần chú ý bỏ giày, mũ nón cho bé. Trẻ 6 tháng tuổi được đo chiều dài nằm.

Trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Thông thường, sau khi chào đời, cân nặng của trẻ sơ sinh dao động trong khoảng 3.2 – 3.8kg. Một đứa trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, phát triển bình thường sẽ tăng cân đều hàng tháng. Trung bình, 3 tháng đầu, trẻ tăng khoảng 1000 – 1200g mỗi tháng, 3 tháng tiếp theo tăng từ 500 – 600g mỗi tháng. Sau đó 6 tháng tiếp theo chỉ số cân nặng sẽ tăng nhẹ, khoảng 300 – 400g mỗi tháng. Đến khi bé tròn 6 tháng tuổi, cân nặng sẽ gấp đôi trước khi sinh. Tuy nhiên, chỉ số cân nặng cụ thể ở mỗi bé sẽ có sự chênh lệch đôi chút, tùy thuộc vào giới tính và các yếu tố khác. Vậy trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), cân nặng của bé 6 tháng tuổi sẽ dao động trong khoảng:

  • Đối với bé trái: 6.4 – 9.8kg, trung bình là 7.9kg
  • Đối với bé gái: 5.7 – 9.3kg, trung bình là 7.2kg
Cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn của trẻ nhỏ
Cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn của trẻ nhỏ

Nếu thấy bé có cân nặng thấp hoặc cao hơn mức này thì bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân. Phụ huynh cần điều chỉnh khẩu phần ăn sao cho phù hợp với tình trạng của bé.

Trẻ 6 tháng cao bao nhiêu?

Ngoài việc quan tâm bé 6 tháng nặng bao nhiêu kg? Nhiều ba mẹ cũng thắc mắc chiều cao của bé 6 tháng đạt chuẩn là bao nhiêu. Cụ thể, chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 50cm. Trong 6 tháng đầu đời, chiều cao của trẻ có thể tăng khoảng 2.5cm mỗi tháng. Bước sang tháng thứ 7, tốc độ tăng chiều cao của bé chậm lại, trung bình khoảng 1.5cm mỗi tháng.

Theo chuẩn tăng trưởng do Tổ chức y tế Thế Giới WHO công bố:

  • Bé trai 6 tháng tuổi sẽ có chiều dài khoảng 67.6cm
  • Bé gái 6 tháng tuổi sẽ có chiều dài khoảng 65.7cm

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ 6 tháng tuổi?

Ba mẹ cần nắm được các yếu tố tác động đến cân nặng của trẻ để có định hướng nuôi con tốt hơn. Theo chuyên gia, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ là:

Dinh dưỡng

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bé có thể không tăng trưởng đúng cách hoặc thậm chí là suy dinh dưỡng.

Dinh dưỡng của trẻ ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng
Dinh dưỡng của trẻ ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng

Sức khỏe

Các vấn đề liên quan đến sức khỏe của bé như bệnh lý hoặc chậm phát triển là những tác nhân tác động tiêu cực tới thể chất của trẻ.

Gen di truyền

Khi sinh ra, bé nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Nếu trong gia đình có trường hợp bố mẹ hoặc anh chị em có cân nặng cao hoặc thừa cân, bé cũng có nguy cơ cao hơn để bị thừa cân hoặc béo phì.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ 6 tháng như thế nào để cân nặng đạt chuẩn?

Khi đã biết trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu Kg, phụ huynh nên chăm sóc bé thế nào để đạt mức tăng trưởng chuẩn này?

Để bé tăng cân đúng chuẩn, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý cho trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, ở giai đoạn này, bé bắt đầu tiếp xúc với chế độ ăn dặm. Vậy mẹ cần chú ý gì về dinh dưỡng của trẻ 6 tháng tuổi?

Bé 6 tháng bú bao nhiêu sữa?

Bước sang tháng thứ 6, hầu hết trẻ sẽ bắt đầu được làm quen với thức ăn thô. Mục đích của việc này chính là để tập cho bé phản xạ với thức ăn thô như trái cây nghiền, bột gạo,… Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng chính cho bé vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bé 6 tháng tuổi vẫn sẽ cần 500 – 600ml sữa/ngày, tương đương với 5 – 6 lần bú, mỗi lần khoảng 120ml sữa. Tuy nhiên, mẹ cần linh động điều chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp với nhu cầu của bé. Một số trẻ có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn so với lượng sữa khuyến nghị. Điều này tùy thuộc vào cân nặng cũng như thói quen ăn uống của bé. Quan trọng là bé vẫn tăng trưởng đều đặt và đạt được mốc về chiều cao và cân nặng trung bình.

Lượng sữa của trẻ sơ sinh mỗi ngày
Lượng sữa của trẻ sơ sinh mỗi ngày

Bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

Khi cho bé ăn dặm, các món ăn cần được chế biến mềm, dễ nuốt để phù hợp với khả năng ăn của bé trong giai đoạn này. Ở thời điểm đầu tập ăn dặm, hương vị của các loại thức ăn có thể làm bé bỡ ngỡ. Vì vậy, mẹ cần cho bé làm quen từ từ, kiên nhẫn và tuyệt đối không ép trẻ ăn. Mặt khác, mẹ nên cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ một loại cho đến nhiều loại.

Khi giới thiệu đến bé một loại thực phẩm mới, mẹ cần kiểm tra xem bé có phản ứng với thực phẩm đó hay không bằng cách cho ăn thử một lượng nhỏ. Đối với gia vị ăn dặm cho bé, mẹ nên hạn chế nêm nếm thêm muối, đường, bột ngọt,… Việc cho bé tiếp xúc với các loại gia vị quá sớm sẽ làm bé dễ từ chối sữa mẹ, cháo “vốn” nhạt hơn. Hơn nữa, thận của trẻ chưa đủ trưởng thành để có thể đào thải như người lớn nên sẽ rất dễ bị tổn thương.

Trẻ 6 tháng tuổi nên làm quen bắt đầu bằng 1 bữa bột, sau đó nâng lên 2 bữa khi bé được 7 – 8 tháng tuổi và ăn 3 bữa một ngày vào tháng 9 – 11. Ngoài bột, mẹ có thể giới thiệu đến bé các món ăn bổ dưỡng khác, được chế biến dạng xay nhuyễn đến thô dần như trái cây, ngũ cốc, rau củ, cơm nát,…

Trên đây là giải đáp “trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?”. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích được mẹ trong hành trình lớn khôn của bé. Ngoài việc theo dõi cân nặng của trẻ, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về các thực phẩm giàu dinh dưỡng mà bé có thể ăn được để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình tăng trưởng.

Chia sẻ bài viết này