Tại sao trẻ bị chảy máu cam khi ngủ? Làm gì khi trẻ chảy máu cam về đêm? Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ nguy hiểm không? Ngăn ngừa chảy máu cam ở trẻ em vào ban đêm bằng cách nào? Đáp án chi tiết của những câu hỏi trên sẽ được Fitobimbi tiết lộ trong bài viết này.
Tại sao trẻ bị chảy máu cam khi ngủ?
Tâm lý chung của đa số bố mẹ có trẻ bị chảy máu cam khi ngủ đó là lo lắng, hoảng sợ. Và chắc chắn rằng, bố mẹ cũng rất muốn biết nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em vào ban đêm. Theo chuyên gia, nguyên nhân của hiện tượng này là:
- Khô hốc mũi
- Nóng trong người
- Thói quen ngoáy mũi
- Có dị vật trong mũi
- Trẻ bị viêm mũi dị ứng
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Trẻ mắc một số bệnh lý nguy hiểm
Khô hốc mũi
Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ có thể do khô hốc mũi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô hốc mũi thường là do không khí khô hanh hoặc cơ thể trẻ bị thiếu hụt vitamin C.
Mùa đông, thời tiết khô hanh nên trẻ bị dễ chảy máu cam khi ngủ hơn những mùa khác. Thời tiết khô hanh, độ ẩm không khí thấp làm cho lớp nhầy niêm mạc mũi bị khô rát, có thể bị rách, vỡ mạch máu và gây nên hiện tượng chảy máu cam. Đến khi máu đông, vết thương sẽ liền lại, đóng vảy, bong ra và tiếp tục chảy máu.
Vào mùa hè, nếu bật điều hòa và để nhiệt độ thấp cũng có thể khiến trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ. Nguyên tắc làm lạnh của điều hòa là cho không khí đi qua bộ phận làm lạnh có nhiệt độ thấp hơn. Độ ẩm tự nhiên sẽ gặp nhiệt độ thấp, hóa lỏng và theo đường dẫn nước xả rồi đi ra ngoài.
Theo đó, không khí trong phòng ngủ sẽ khô, độ ẩm thấp hơn nếu bố mẹ bật điều hòa và để nhiệt độ thấp. Khi trẻ ngủ, mũi sẽ hít không khí khô, từ đó niêm mạc mũi bị kích thích, trở nên khô rát và chảy máu mũi.
Nóng trong người
Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ có thể do nóng trong người. Theo Y học cổ truyền, nóng trong người là do dư âm hư, nguyên nhân là chức năng hoạt động của các tạng phủ suy yếu, không đủ sức giải độc, chất độc bị tích tụ làm nóng trong người.
Tác nhân bên ngoài gây nên tình trạng nóng trong người được đề cập đến đó là lạm dụng rượu bia, cà phê, sử dụng thuốc, thường xuyên ăn đồ cay nóng, thực phẩm quá ngọt. Nóng trong người còn do trẻ uống không đủ nước mỗi ngày và thời tiết nóng bức.
Hậu quả của nóng trong người là nhiệt độc tích tụ lâu ngày khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Nhiệt độc tích tụ lâu ngày sẽ thâm nhập phần huyết, gây nên chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, xuất huyết dưới da và rối loạn thành mạch.
Thói quen ngoáy mũi
Ngoáy mũi là một trong những thói quen của trẻ em. Trẻ thường ngoáy mũi khi cảm thấy mệt mỏi, chán nản hoặc căng thẳng. Tuy không quá nguy hiểm nhưng thói quen này rất mất vệ sinh, dễ dàng đưa vi khuẩn gây bệnh từ ngón tay vào mũi.
Bên cạnh đó, thói quen ngoáy mũi, móc hoặc xì mũi mạnh còn là một trong những lý do trẻ bị chảy máu cam khi ngủ. Bởi vì, thói quen này sẽ khiến niêm mạc, mạch máu ở mũi bị tổn thương, vỡ ra và chảy máu.
Dị vật trong mũi
Dị vật là những vật lạ bên ngoài xâm nhập vào thanh – khí – phế quản khiến trẻ khó chịu, thương tích, đau đớn. Dị vật có thể là chất dẻo, vô cơ hay hữu cơ. Nếu không được chẩn đoán, xử trí kịp thời và đúng cách có thể gây nên những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Vì tò mò nên trẻ em dễ bị dị vật trong mũi, bao gồm sỏi đá, hạt, thức ăn, đồ chơi nhỏ,… Khi có dị vật trong mũi sẽ có rất nhiều triệu chứng, trong đó có chảy máu cam. Dị vật trong mũi cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam khi ngủ mà bố mẹ nên biết.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm. Nguyên nhân là do niêm mạc (lớp màng lót trong mũi) chịu sự tác động của yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra quanh năm hoặc theo mùa.
Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ có thể do bị viêm mũi dị ứng. Nếu bị viêm mũi dị ứng và tiếp xúc với thú cưng, phấn hoa, mùi hương, khói bụi,… trẻ rất dễ bị chảy máu cam. Bởi vì, những tác nhân kể trên có thể khiến mũi trẻ bị ngứa, hắt hơi, xì mũi liên tục, từ đó làm cho các mạch máu bị tổn thương.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp còn gọi là cảm lạnh thông thường hay hội chứng viêm long đường hô hấp trên. Đây là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, thường xảy ra vào mùa thu và mùa đông.
Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ có thể do nhiễm trùng đường hô hấp trên. Khi trẻ bị bệnh, nước mũi sẽ chảy nhiều, trẻ phải xì mũi liên tục làm cho niêm mạc mũi bị tổn thương, chảy máu.
Thời tiết và môi trường sống
Vào mùa đông, thời tiết khô hanh dễ làm cho trẻ bị chảy máu cam khi ngủ. Theo bác sĩ Ryan J. Soose – Nhà phẫu thuật tai mũi họng của Đại học Pittsburgh (Mỹ), lớp màng nhầy niêm mạc mũi có một rào chắn tự nhiên. Thời tiết lạnh, khô hanh khiến cho lớp niêm mạc này khô hơn, bị rách và làm cho mạch máu vỡ ra.
Sử dụng điều hòa và để nhiệt độ trong phòng thấp cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ. Chế độ lạnh của điều hòa làm cho lớp nhầy niêm mạc mũi khô lại, rách và vỡ mạch máu. Đến khi máu đông lại, vết thương đóng vảy, bong ra và tiếp tục gây chảy máu mũi.
Ngoài ra, vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao khiến mạch máu giãn nở tối đa. Khi trẻ vui chơi bên ngoài và bước vào phòng bật điều hòa cũng dễ bị chảy máu cam. Lý do là khi vào phòng có nhiệt độ thấp, các mạch máu có xu hướng co lại. Nhiệt độ thay đổi đột ngột là nguyên nhân làm cho mạch máu tổn thương, chảy máu mũi.
Bên cạnh đó, các dị nguyên (chất gây ra các phản ứng dị ứng) như phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, khói bụi cũng có thể kích thích niêm mạc mũi, mạch máu giãn nở, niêm mạc mũi dễ bị viêm, gây chảy máu mũi.
Trẻ mắc một số bệnh lý nguy hiểm
Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ có thể do mắc một số bệnh lý về máu, chẳng hạn như: suy tủy xương, rối loạn đông máu, dị dạng mạch máu, sốt xuất huyết, lệch vách ngăn mũi,…
Suy tủy xương có đặc điểm là giảm hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu hạt trong máu. Khi bị suy tủy xương, trẻ thường cảm thấy uể oải, đau đầu, da tái, niêm mạc mắt nhợt nhạt. Trẻ có thể bị sốt cao, chảy máu cam khi ngủ, xuất huyết dưới da.
Rối loạn đông máu là một rối loạn khiến máu của trẻ không thể đông lại như bình thường. Chảy máu cam ngay cả khi ngủ là một trong những triệu chứng của bệnh rối loạn đông máu ở trẻ em.
Trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ có thể do dị dạng mạch máu ở mũi. Đó là sự phát triển không bình thường của các mạch máu ở mũi, có thể là nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam khi ngủ. Thông thường, có 3 mức độ chảy máu là nặng – chảy ra phía sau, vừa – chảy từ trên xuống, nhẹ – chảy ở điểm mạch.
Trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ có thể do sốt xuất huyết. Không chỉ chảy máu mũi, trẻ bị sốt xuất huyết còn bị chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hóa, bầm tím dưới da. Trường hợp nặng có thể khiến hồng cầu vỡ, thoát mạch, máu chảy nhanh, nhiều, nguy hiểm đến tính mạng.
Lệch vách ngăn mũi là tình trạng vách ngăn chia đôi hai cánh mũi mũi của trẻ bị dịch chuyển đáng kể sang một bên. Theo đó, đường dẫn không khí một bên mũi sẽ hẹp hơn bên còn lại, mũi cũng bị xiêu vẹo, biến dạng bất thường.
Đây là một rối loạn thể chất có ảnh hưởng đến vùng mũi và trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi. Trẻ bị lệch vách ngăn mũi nặng có thể gặp biến chứng như: chảy máu cam, nghẹt mũi, khô miệng, cảm giác nặng nề, tắc nghẽn khoang mũi, nhiễm trùng mũi tái phát, rối loạn giấc ngủ.
Nếu thấy trẻ bị chảy máu cam khi ngủ và cả khi thức, ngạt mũi một bên hay cả hai bên mà không đáp ứng với thuốc điều trị, bố mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, trẻ bị chảy máu cam khi ngủ còn do một số nguyên nhân sau:
- Mạch máu ở mũi quá nhạy cảm, dễ bị vỡ, chảy máu ngay cả khi có va chạm nhẹ hoặc thời tiết khô hanh
- Chảy máu cam khi ngủ có thể xảy ra ở một số trẻ mới phẫu thuật tai, mũi, họng hay hàm mặt
- Trẻ uống ít nước, cơ thể không đủ độ ẩm, các chất nhầy trong mũi cũng không đủ ẩm, niêm mạc khó có thể đàn hồi như bình thường, trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu
- Cho trẻ sử dụng thuốc xịt mũi trong thời gian dài sẽ làm cho niêm mạc mũi trở nên nhạy cảm, dễ bị chảy máu mặc dù tác động nhẹ
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc, ví dụ như aspirin liều cao, thuốc chống đông máu, thuốc kháng viêm,… có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ
Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ
Khi phát hiện trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ, bố mẹ cần bình tĩnh và thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Cho trẻ đứng hoặc ngồi, đầu hơi nghiêng về phía trước để dễ dàng xác định bên mũi bị chảy máu. Không nên để trẻ ngửa đầu, như vậy sẽ khiến máu chảy xuống mũi, cổ họng gây sặc, nôn và khó thở.
Bước 2: Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt 2 cánh mũi từ 10 – 15 phút. Lấy vải mềm, sạch hoặc khăn giấy chấm nhẹ vào lỗ mũi trong vòng 5 – 10 phút.
Bước 3: Bố mẹ có thể dùng khăn lạnh hoặc gói viên đá lạnh vào khăn mềm, chườm lên sống mũi của trẻ. Việc làm này sẽ giúp mạch máu co lại, máu cầm nhanh hơn.
Bước 4: Sau khoảng 15 phút, bố mẹ ngừng chườm mũi và kiểm tra xem máu có chảy nữa không. Sau 15 phút, nếu máu vẫn tiếp tục chảy, bố mẹ nên thực hiện lặp lại 3 bước trên.
Để phòng tránh máu chảy lại, bố mẹ có thể dùng ngón tay hoặc tăm bông lấy vaseline và bôi vào phần trước của vách mũi. Nếu máu tiếp tục chảy, hướng dẫn trẻ xì mũi mạnh để loại bỏ cục máu đông, lặp lại các bước cầm máu bên trên và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa.
Nếu máu không chảy lại, bố mẹ cho trẻ đi ngủ và nhắc trẻ không ngoáy mũi. Cho trẻ gối cao, khuyên trẻ giữ tư thế ngủ thoải mái và hạn chế di chuyển đầu. Có thể cho trẻ nằm nghiêng sang một bên, duy trì tư thế ngủ này (trong vòng 01 ngày) để xem máu cam có chảy hay không.
Cho trẻ ngủ nghiêng sang một bên để hạn chế hiện tượng máu đọng ở đường thở, khiến trẻ khó thở hay bị sặc. Bố mẹ có thể chấm tăm bông vào vaseline hay thuốc mỡ kháng sinh sau đó thấm vào trong mũi để dưỡng ẩm, giúp cho vết thương nhanh lành hơn.
Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ nguy hiểm không?
Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ là hiện tượng không quá nguy hiểm, do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng, hoảng sợ mà cần bình tĩnh sơ cứu, sau đó tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa đúng đắn.
Tuy nhiên, hiện tượng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ trở nên nguy hiểm nếu kèm các dấu hiệu bất thường. Khi đó, bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu và điều trị kịp thời. Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ và một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mà bố mẹ nên biết:
- Máu mũi chảy liên tục và không thể cầm mặc dù đã sơ cứu trong vòng 30 phút
- Máu chảy nhiều, nhanh và lặp đi lặp lại mà không thể xác định rõ nguyên nhân
- Chảy máu nhiều do có dị vật trong mũi chưa lấy ra được, bị chảy nhiều máu mặc dù chấn thương nhẹ
- Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ và chấn thương ở vùng đầu mặt hoặc sau khi phẫu thuật
- Cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, nhức đầu, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, nôn ra máu, máu có trong phân và nước tiểu
- Trẻ chảy máu cam về đêm kèm sốt cao trong khoảng một tuần, mệt mỏi, mặt đỏ, đau đầu, đau khớp đau họng, buồn nôn và nôn, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng
- Trẻ đang mắc một số bệnh lý khác ảnh hưởng đến chức năng đông máu, mới qua xạ trị, hóa trị để điều trị ung thư,…
Làm gì để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ?
Để ngăn ngừa hiện tượng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ, bố mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh mũi, làm ẩm không khí trong phòng ngủ và một số vấn đề khác.
Chế độ dinh dưỡng
Để ngăn ngừa hiện tượng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ, chế độ dinh dưỡng cần được quan tâm đặc biệt. Bố mẹ nên bổ sung cho trẻ thực phẩm giàu sắt, Kali, vitamin A, vitamin B9, vitamin B12, vitamin C và vitamin K.
Sắt là một trong những khoáng chất quan trọng, nó tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu. Trẻ bị thiếu sắt dễ bị chảy máu cam, thiếu máu và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Để ngăn ngừa hiện tượng chảy máu cam do thiếu sắt, bố mẹ nên chủ động bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ một số loại hải sản (tôm, cua, mực, sò huyết, cá hồi, cua biển), thịt (bò, trâu, lợn, dê, cừu, vịt, gà), rau/củ/quả (bông cải xanh, rau chân vịt, cải chíp, nho, chuối, táo), hạt và ngũ cốc (hạt điều, đậu phộng, hạt óc chó, đỗ xanh,…).
Kali cũng là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, nó giúp cho các cơ quan hoạt động bình thường. Để ngăn ngừa hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em vào ban đêm, bố mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu Kali như một số loại trái cây (cam, bưởi, mận, dưa hấu, dừa, dưa lưới), củ/quả (khoai lang, khoai tây, củ cải, củ dền).
Thiếu vitamin A có thể gây cản trở việc hấp thụ, vận chuyển và dự trữ sắt trong cơ thể. Cho nên, bố mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A để ngăn ngừa hiện tượng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ.
Vitamin A có nhiều trong trong một số loại trái cây (xoài, hồng, quýt, ổi, đào, mơ, dưa vàng, dưa hấu, đu đủ, chanh dây); một số rau, củ, quả (rau bina, bông cải xanh, đậu Hà Lan, bí ngô, khoai lang, củ cải, cà rốt).
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ và ngăn ngừa hiện tượng chảy máu cam khi ngủ, bố mẹ nên bổ sung vitamin B9. Loại vitamin này có trong quả chuối, dưa, chanh, rau bina, rau chân vịt, súp lơ, măng tây, đậu bắp, nấm, trứng, cà chua, thận/gan bò.
Thực phẩm giàu vitamin B12 cũng rất cần thiết, giúp cơ thể tái tạo tế bào mới, nhất là tế bào hồng cầu. Một số thực phẩm giàu vitamin B12 mà mẹ nên bổ sung trong khẩu phần ăn của trẻ hay bị chảy máu cam khi ngủ là thịt bò, cá hồi, cá ngừ, ngao,…
Trong khi đó, vitamin C sẽ giúp hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa hiện tượng trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ. Thực phẩm giàu vitamin C tự nhiên mà bố mẹ cần bổ sung cho trẻ bao gồm một số loại trái cây (ổi, đu đủ, dâu tây, kiwi, dưa lưới vàng, cam, xoài); rau (cải thìa, rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ xanh/trắng).
Ngoài ra, để ngăn ngừa hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em vào ban đêm, bố mẹ cũng nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin K như: cải bắp, cải xoăn, cải bó xôi, cần tây, súp lơ, dưa chuột, củ cải đường, cà rốt, trứng, thịt gà, phô mai,…
Thêm nữa, bố mẹ nên cho trẻ uống đủ lượng nước lọc mỗi ngày nhất là trong mùa đông để ngăn ngừa thiếu ẩm gây khô rát và chảy máu mũi khi ngủ. Bố mẹ hoàn toàn có thể bổ sung cho trẻ sinh tố hay nước ép củ, quả giàu vitamin A, C, các loại canh, soup và sữa.
Vệ sinh và bảo vệ mũi
Bố mẹ nên rửa mũi cho trẻ đều đặn để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào tai, xuống họng và gây bệnh đường hô hấp cho trẻ. Rửa mũi giúp ngăn ngừa tình trạng dịch nhầy hay rỉ mũi gây bít tắc đường thở khi trẻ bị viêm mũi, sổ mũi,…
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp hạn chế đáng kể tình trạng khô, ngứa và kích ứng. Tuy nhiên, chỉ nên vệ sinh mũi cho trẻ khoảng 2 lần/tuần. Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày và trong thời gian dài có thể khiến thành mũi bị mỏng, niêm mạc dễ tổn thương và cảm giác nóng rát trong mũi.
Để tạo độ ẩm, tránh tình trạng khô rát, nhạy cảm, mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm (Vaseline) vào hốc mũi của trẻ. Nếu mũi trẻ bị khô, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc xịt dưỡng ẩm cho niêm mạc mũi.
Mùa đông, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài, nhất là những hôm nhiệt độ xuống thấp (dưới 5 độ C). Khi tắm cho trẻ, mẹ nên dùng khăn mềm lau mũi hoặc sử dụng dung dịch nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ.
Nhiệt độ phòng thích hợp để tắm cho trẻ là 23 độ C, do đó, để tránh trẻ bị nhiễm lạnh, bố mẹ nên xả nước nóng làm ấm phòng hoặc dùng đèn sưởi. Nếu đưa trẻ đi học trong thời tiết lạnh, khô hanh, nên cho trẻ mặc quần áo đủ ấm, quàng khăn, đeo khẩu trang cẩn thận.
Vào mùa hè, nếu trong phòng có điều hòa, nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, không nên để nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến da và niêm mạc mũi của trẻ. Nên dùng máy tạo độ ẩm không khí để giảm thiểu các vấn đề gây ra bởi không khí khô hanh, trong đó có chảy máu cam ở trẻ em.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi hay chất thải công nghiệp. Nếu trẻ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp, bố mẹ nên chăm sóc cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và cho trẻ đến cơ sở y tế thăm khám sức khỏe định kỳ.
Khi sử dụng lò sưởi hay điều hòa, bố mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Để tránh tình trạng niêm mạc mũi bị khô rát, chảy máu và một số bệnh lý đường hô hấp khác, bố mẹ nên để chậu nước hoặc mua máy phun sương, tạo độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ.
Nên trồng nhiều cây xanh quanh nhà để trẻ được tận hưởng không khí thoáng mát, trong lành. Vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ của trẻ và nếu trẻ bị dị ứng, bố mẹ không nên trồng hoa hay nuôi chó, mèo.
Bố mẹ nên dặn trẻ không nên dụi mũi hay ngoáy mũi, như vậy sẽ làm tổn thương mạch máu và dễ bị chảy máu cam. Khi thấy trẻ chuẩn bị ngoáy mũi, bố mẹ nên hướng trẻ vào một đồ vật mà trẻ yêu thích.
Một số lưu ý khác
Để ngăn ngừa hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em vào ban đêm, ngoài chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh và bảo vệ mũi cho trẻ, bố mẹ cần quan tâm đến một số vấn đề như:
- Hướng dẫn trẻ mở miệng khi hắt hơi nhằm mục đích giảm áp lực lên mũi
- Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để hạn chế việc ngoáy mũi, khiến mạch máu ở mũi tổn thương
- Bố mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y để tăng cường sức đề kháng cho trẻ và ngăn ngừa chảy máu cam khi ngủ
- Không nên cho trẻ dùng thuốc giảm đau như aspirin (acid acetylsalicylic), bởi vì, loại thuốc này có thể tăng nguy cơ chảy máu cam khi ngủ
- Không để trẻ hít phải khói thuốc lá nhằm tránh tình trạng khô mũi dẫn đến chảy máu cam khi ngủ và một số bệnh lý nguy hiểm khác
Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ do rất nhiều nguyên nhân (khô hốc mũi, thói quen ngoáy mũi, nóng trong người, thời tiết, môi trường sống, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp). Hiểu rõ nguyên nhân, cách sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam sẽ giúp bố mẹ biết cách phòng ngừa hiệu quả và an tâm hơn khi chăm sóc con cái. Hãy truy cập https://fitobimbi.vn/ thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!