Nội dung chính

Trẻ bị đái dắt: Nguyên nhân và cách xử lý phù hợp

Trẻ bị đái dắt gây căng thẳng, mất tự tin và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, ba mẹ cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Trẻ bị đái dắt

Tìm hiểu chứng tiểu dắt ở trẻ

Hệ tiết niệu là cơ quan giúp đào thải chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể. Trung bình mỗi ngày, thận có thể có lọc khoảng 200 lít máu và sản xuất ra 1 – 2 lít nước tiểu. Nước tiểu sau khi được sản xuất sẽ theo niệu quản xuống bàng quang. Ở trẻ nhỏ, khi nước tiểu đạt đến điểm mốc, bàng quang sẽ tự động xả nước tiểu. Ở những trẻ lớn, khi hệ thần kinh hoàn thiện, não sẽ nhận tín hiệu khi bàng quang đầy và không cho tự động làm rỗng cho tới khi trẻ đi tiểu. Thông thường, sau 3 tuổi trẻ có thể kiểm soát được cơ bàng quang. Tuy nhiên, một số trẻ lại có dấu hiệu tiểu bất thường, cụ thể là tình trạng tiểu dắt.

Tìm hiểu chứng tiểu dắt ở trẻ

Tiểu rắt (đái rắt) là một triệu chứng của rất nhiều bệnh lý. Trẻ bị tiểu rắt sẽ mất khả năng kiểm soát bàng quang dẫn đến tiểu són ra ngoài, đi kèm với cảm giác bí bách buộc phải tiêu ngay. Phần lớn trẻ bị tiểu rắt sẽ tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên nhiều trường hợp đây cũng có thể là biểu hiện bệnh lý như viêm đường tiết niệu, dài bao quy đầu hay hẹp bao quy đầu,… Vì vậy, nếu trẻ độ tuổi này có dấu hiệu tiểu bất thường, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Triệu chứng đái dắt ở trẻ

Triệu chứng phổ biến của chứng đái rắt là trẻ vệ sinh thường xuyên hơn bình thường. Thông thường, trẻ sẽ đi tiểu 4 – 5 lần/ngày. Nhưng với trẻ bị đái rắt, số lần đi tiểu sẽ nhiều hơn, mặc dù bàng quang chưa đầy. Dưới đây là một số biểu hiện của chứng đái dắt ở trẻ mà ba mẹ có thể theo dõi:

  • Trẻ đi tiểu mỗi 10 – 30 phút, tần suất khoảng 30 – 40 lần/ngày
  • Lượng nước tiểu mỗi lần đi vệ sinh rất ít
  • Đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ
  • Có cảm giác muốn đi tiểu, tiểu không hết, không kiểm soát lượng nước tiểu của mình
  • Trẻ không tiểu ra quần trong ngày
  • Trẻ uống ít nước hơn bình thường
  • Một số trẻ có biểu hiện nước tiểu đục, sốt, cao, sụt cân, tiểu nhiều về đêm

Nguyên nhân đái dắt ở trẻ em

Mặc dù không nghiêm trọng, nhưng chứng đái dắt lại ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sinh hoạt của trẻ. Do đó, khi phát hiện trẻ bị đái dắt, phụ huynh nên chủ động tìm hiểu rõ nguyên nhân để có phương hướng xử lý phù hợp:

Trẻ bị đái dắt do sinh lý

Trong một số trường hợp, trẻ bị đái dắt có thể do một số sinh lý như sau:

  • Trẻ uống nhiều nước, sữa dẫn đến đi tiểu nhiều lần
  • Trẻ có thói quen uống nhiều nước và sữa vào buổi tối. Vì vậy thường dẫn đến hiện tượng tiểu nhiều vào ban đêm
  • Trẻ lo lắng, có sự xáo trộn trong cuộc sống như chuyển nhà đến địa điểm mới
  • Nhịn vệ sinh vì mải tập trung vào các hoạt động khác

Với tiểu dắt ở trẻ do sinh lý, ba mẹ không cần quá lo lắng, bởi đây là hiện tượng bình thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Trẻ bị đái dắt do bệnh lý

Nếu quan sát thấy trẻ tiểu dắt kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường như quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi, tiểu không hết bãi, phải rặn khi tiểu, niệu đạo có mủ, sưng đỏ,… thì rất có thể trẻ bị tiểu dắt bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý.

Điển hình là các bệnh lý như viêm bàng quang, viêm bao quy đầu hay hẹp bao quy đầu. Trong đó, các bệnh lý tiểu dắt ở bé trái nguyên nhân sẽ do hẹp bao quy đầu hoặc bao quy đầu dài. Còn đối với bé gái là do bị viêm đường tiết niệu.

Trẻ bị đái dắt do bệnh lý

Ngoài ra, trẻ tiểu dắt còn có thể do đang bị táo bón. Đặc trưng của tình trạng này là phân khô cứng, tần suất đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần, phải dùng gắng sức, có thể có máu do nứt kẽ.

Bên cạnh đó, trẻ bị tiểu dắt còn do một số bệnh lý khác như: rối loạn TIC như hội chứng Tourette, ngưng thở khi ngủ, hội chứng són tiểu khi cười,…

Cách chữa đi tiểu dắt ở trẻ nhỏ

Cách điều trị tiểu dắt ở trẻ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Cụ thể như sau:

Với trường hợp táo bón

Trường hợp trẻ tiểu dắt do táo bón cần được điều trị càng sớm càng tốt, tránh để lâu khiến bệnh khó chữa, đồng thời khiến tình trạng tiểu dắt ngày càng nghiêm trọng.

Về nguyên tắc cần phải giải phóng khối phân ùn ứ trước đó. Ba mẹ có thể cho bé dùng các loại thuốc tháo thụt trong vài ngày, duy trì thuốc nhuận tràng trong ít nhất 6 tháng. Ngoài ra, trẻ cần thay đổi thói quen uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ cũng như đi vệ sinh hàng ngày vào một khung giờ cố định.

Nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn

Nếu trẻ được phát hiện bị nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm như cefixim, clavunanic + amoxicillin,… Liệu trình điều trị trong vòng 5 – 7 ngày. Lưu ý, bệnh có thể do virus gây nên, sử dụng thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị. Do đó, ba mẹ không nên tự ý cho bé sử dụng thuốc kháng sinh nếu trẻ bị tiểu dắt.

Nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn

Dùng thuốc kháng cholinergic

Trong trường hợp điều trị bệnh lý không thành công, thuốc kháng cholinergic có thể được lựa chọn. Tuy nhiên, khi sử dụng, thuốc có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, cảm giác nóng bừng mặt. Ngoài ra, tác dụng của thuốc là làm giảm co bóp bàng quang nên chống chỉ định cho trẻ có bệnh lý bàng quang kém hoạt động.

Lưu ý, với trẻ bị tiểu dắt không do bệnh lý, chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống sao phù hợp, hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách, đồng thời giải quyết các vấn đề căng thẳng. Phần lớn các trường tình trạng tiểu dắt ở trẻ sẽ ổn định trong 3 – 4 tuần.

Các biện pháp xử lý không dùng thuốc

  • Giải tỏa căng thẳng, stress cho trẻ. Đảm bảo rằng người chăm sóc trẻ hoặc giáo viên không được phê bình hoặc có hình thức phạt với các triệu chứng của trẻ
  • Khuyến khích trẻ đi tiểu 2 – 3 giờ/lần. Khen ngợi khi bé tuân thủ theo thời gian biểu
  • Nhắc trẻ không nên nhịn tiểu, tiểu hết bãi, thư giãn các cơ khi đi tiểu với tư thế đúng. Nhất là với các bé gái nếu ngồi sát chân có thể làm trào ngược nước tiểu vào âm đạo gây són tiểu
  • Khi tắm không nên chà xát xà phòng trên vùng sinh dục bé gái. Những chất này có thể gây kích ứng vùng sinh dục và khiến chứng tiểu dắt thêm nặng nề
  • Bé gái bị ngứa nhiễm trùng tiểu cần vệ sinh sạch sẽ sau khi đi cầu, đi tiểu. Đông tác dội nước, lau hậu môn cần được thực hiện theo hướng từ trước ra sau để tránh trẻ đưa phân, vi khuẩn ngược lại bộ phận sinh dục
  • Bé trái phải rửa sạch đầu dương vật, nhất là ở những bé bị hẹp bao quy đầu
  • Tẩy giun cho bé theo định kỳ, bởi giun kim cũng là tác nhân gây viêm tiết niệu cho trẻ

Mẹo chữa đái dắt ở trẻ em

Song song với việc điều trị theo chỉ định từ bác sĩ, ba mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa tiểu dắt ở trẻ như sau:

Râu ngô

Chuẩn bị râu ngô, ngọn tre non, bông mã đề, mỗi thứ 1 nắm sau đó đem phơi khô rồi sắc lấy nước. Cho trẻ uống mỗi ngày để đạt hiệu quả cao.

Rau má

Rau má rửa sạch, xay lấy nước cho bé uống, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thông đường tiết niệu.

Bột sắn dây

Tương tự như vậy, bột sắn dây vị ngọt tính mát, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cũng là một cách trị tiểu dắt cho bé rất hiệu quả.

Rau mồng tơi

Lấy lá mồng tơi rửa sạch, đun nước cho bé uống hoặc chế biến thành các món ăn.

Mẹo chữa đái dắt ở trẻ em

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng trẻ bị đái dắt. Nhìn chung, đây là bệnh lý không quá nghiêm trọng và hoàn toàn có thể khỏi mà không cần dùng thuốc. Điều quan trọng là ba mẹ nên chủ động phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp, để tránh khiến tình trạng đái dắt kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của trẻ.

Chia sẻ bài viết này