Nội dung chính

Trẻ sơ sinh bị nấc báo hiệu vấn đề gì ở bé?

Trẻ sơ sinh bị nấc không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng lại gây không ít khó chịu, phiền toái cho con. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần biết về hiện tượng nấc ở trẻ nhé!

Trẻ sơ sinh bị nấc

Trẻ sơ sinh bị nấc là gì?

Nấc hay còn gọi là nấc cụt là những đợt co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại nhiều lần, do khi hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín.

Thông thường, con nấc cụt ở trẻ sơ sinh diễn ra chỉ vài phút. Tuy nhiên, cũng có trường hợp kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1 – 2 ngày, thậm chí là nhiều năm. Nếu cơn nấc ở trẻ sơ sinh chỉ diễn ra trong vài phút hoặc ít hơn 24 giờ thì hiện tượng này không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần bất kỳ can thiệp nào, mặc dù có nhiều mẹo giúp rút ngắn thời gian nấc. Nhưng nếu kéo dài hơn 24 tiếng hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý. Tần suất nấc ở mỗi người khác nhau, khoảng 2 – 60 cái/phút.

Trẻ sơ sinh bị nấc là gì?

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt, phải kể tói là:

Trẻ sơ sinh nấc cụt do trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi,…) trào ngược lên thực quản. Điều này tác động lên các tế bào thần kinh, làm rung cơ hoành và dẫn đến nấc cụt. Nấc cụt do trào ngược dạ dày rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do cơ vòng thực quản dưới chưa hoàn thiện.

Nuốt nhiều không khí khi bú bình

Bú bình sai tư thế hoặc cho trẻ bú qua no đều có thể dẫn đến hiện tượng nấc cụt. Hai tình huống này đều khiến trẻ nuốt phải nhiều không khí vượt quá mức chịu đựng của dạ dày, dẫn đến co thắt cơ hoành và tạo ra tiếng nấc.

Nuốt nhiều không khí khi bú bình

Khi bé bú quá no

Bé bú quá no khiến dạ dày to và giãn ra. Sự giãn nở đột ngột của khoang bụng có thể gây kích thích đến cơ hoành, dẫn đến hiện tượng nấc cụt.

Trẻ sơ sinh bị nấc do dị ứng

Trẻ sơ sinh thường bị dị ứng với thành phần trong sữa công thức hoặc thậm chí là sữa mẹ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm thực quản gây ra hiện tượng nấc cụt – một trong những biểu hiện của bệnh lý này. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bé bú mẹ bị dị ứng do những thực phẩm mà mẹ tiêu thụ.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều có sao không?

Câu trả lời là không. Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng hết sức bình thường không có gì là đáng ngại. Mẹ cũng không cần quá lo lắng nấc cụt sẽ ảnh hưởng đến bé, vì người lớn thường cảm thấy khá là khó chịu nếu mình bị nấc cụt. Ngược lại, nấc cụt ở trẻ sơ sinh dường như không làm trẻ khó chịu – hơi thở của trẻ không bị ảnh hưởng, nếu bé đã ngủ thì thường sẽ vui vẻ ngủ tiếp. Do đó, tốt nhất mẹ nên để cơn nấc cụt đến và đi tự nhiên.

Bé bị nấc cụt nhiều có sao không?
Bé bị nấc cụt nhiều có sao không?

Tuy nhiên, ở một số ít trẻ sơ sinh, nấc cụt có thể cản trở việc bú và ngủ bình thường của trẻ. Nấc cụt đôi khi có thể là dấu hiệu của tình trạng trào ngược, một tình trạng phổ biến xảy ra do các cơ ở ống thực quản không phát triển đúng cách. Tuy nhiên, nếu bé bị trào ngược thì thường bé sẽ đi kèm những triệu chứng khác, ví dụ như hay ợ hơi, nôn trớ sau khi bú, đau bụng hoặc quấy khóc.

Cách xử lý nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thể tham khảo một số cách sau để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi những cơn nấc cụt khó chịu:

Cho bé uống nước hoặc sữa từng ngụm nhỏ

Khi bé sơ sinh bị nấc cụt, mẹ có thể cho bé uống sữa từng ngụm nhỏ hoặc uống nước với trẻ đã ăn dặm. Dù vậy, hãy chú ý lượng nước trẻ sơ sinh nên uống mỗi ngày theo từng độ tuổi để đảm bảo an toàn:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, không nên uống thêm nước vì đã được bổ sung đầy đủ từ nguồn sữa mẹ. Còn với trẻ uống sữa công thức, mẹ có thể cho con uống một vài thìa nước nhỏ sau khi ăn xong
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Trẻ từ giai đoạn này có thể uống nước. Lượng nước sẽ từ 125ml – 250ml/ngày, tương đương với khoảng 1/2 – 1 ly nước

Xoa và vỗ lưng cho bé

Đây là cách xử lý trẻ sơ sinh bị nấc cụt không chỉ hiệu quả mà còn vô cùng đơn giản. Theo đó, mẹ chỉ cần vỗ nhẹ hoặc massage vùng lưng để kích thích bé ợ hơi. Khi thực hiện, mẹ nên thao tác nhẹ nhàng để tránh gây tác động mạnh tới khung xương của trẻ.

Xoa và vỗ lưng cho bé

Dùng tay bịt lỗ tay hoặc cánh mũi của trẻ trong giây lát

Một mẹo hay nữa mà mẹ có thể áp dụng khi bé bị nấc cụt đó là bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của con. Cụ thể, mẹ dùng ngón tay bịt hai lỗ tai của con trong 30 giây, sau đó thả ra và bóp nhẹ cánh mũi trong vài giây. Lặp lại động tác này nhiều lần sẽ giúp con cắt cơn nấc.

Cho trẻ ngậm núm ti giả

Không phải lúc nào trẻ bị nấc cụt cũng bắt nguồn từ việc bú sữa. Hành động ngậm ti giả sẽ giúp cơ hoành được thư giãn, từ đó giảm tình trạng nấc cụt. Phân tán sự chú của trẻ nhỏ

Ngoài ra, phân tán sự chú ý của trẻ cũng là cách trị nấc cho con dễ dàng. Lúc này, con sẽ chú tâm vào đồ chơi hoặc các hoạt động nô đùa cùng mẹ mà nhanh chóng quên đi cơn nấc.

Cho trẻ ngậm núm ti giả

Để cơn nấc tự hết

Thông thường, trẻ sơ sinh bị nấc sẽ tự ngừng sau 5 – 10 phút. Vì vậy, nếu như tình trạng nấc cụt không dữ dội hay làm bé quấy khóc, mẹ nên để cơ thể bé tự điều chỉnh, tự ngưng cơn nấc.

Thay đổi tư thế bú của bé

Cho bé bú sai cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nấc cụt. Chuyên gia gợi ý mẹ có thể thử cho bé bú ở tư thế thẳng đứng hoặc lót dưới người bé một tấm khăn, nhằm không cho bé nằm thẳng. Từ đó giúp bé nuốt phải ít không khí hơn trong khi bú sữa.

Thay đổi tư thế bú của bé

Cho bé ăn thành nhiều cữ

Việc cho bé ăn quá no sẽ khiến bụng căng phồng, gây kích thích cơ hoành và dẫn đến nấc cụt. Vì vậy, chuyên gia khuyên mẹ nên chia nhỏ các cữ bú, tránh việc cho bé ti nhiều một lúc để giúp hạn chế tình trạng nấc cụt.

Giữ ấm cho trẻ

Thông thường, trẻ sơ sinh bị nấc cụt khi gặp sự thay đổi nhiệt độ. Vì vậy, để xử lý tình huống này, mẹ nên cho bé mặc áo ấm và quấn chăn cho con. Khi cơ thể ấm lại, cơn nấc sẽ nhanh chóng biến mất.

Mẹo dân gian chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh đó, để xử lý cơn nấc cụt khó chịu ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian sau:

Cho bé ăn đường

Đối với bé ở độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho con nếm một ít đường. Vị ngọt của đường sẽ giúp kích thích niêm mạc dạ dày, góp phần đẩy lùi tình trạng co thắt cơ hoành.

Lưu ý: Theo các chuyên gia, cách chữa nấc này mẹ chỉ nên áp dụng với các bé trên 2 tuổi. Bởi ở trẻ nhỏ, việc nạp quá nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.

Dùng mật ong

Mẹo dân gian chữa nấc tiếp theo mà mẹ có thể áp dụng ngay đó là dùng mật ong. Theo đó, mẹ cần chuẩn bị dụng cụ rơ lưỡi, chấm một xíu mật ong rồi đưa vào miệng bé. Tương tự như cách trên, sử dụng mật ong cũng giúp kích thích niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa co thắt cơ hoành. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, mật ong không phù hợp với trẻ sơ sinh, vì có thể gây dị ứng.

Dùng mật ong

Gãi môi hoặc tai của bé

Trẻ sơ sinh bị nấc có thể dùng tay gãi nhẹ mang tai và môi của bé tầm 1 – 2 phút. Mẹo dân gian này có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh, giúp thoát khỏi cơn nấc nhanh chóng.

Dùng hạt cây hồi

Mẹ biết không, hạt cây hồi cũng có tác dụng giảm nấc hiệu quả. Để thực hiện, mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 chén nước sôi, sau đó cho hạt hồi vào hãm khoảng 15 phút. Đợi khi nước nguội bớt và còn ấm thì cho bé uống. Lưu ý, cách chữa nấc này chỉ áp dụng cho bé 2 tuổi. Bởi hạt cây hổi không được khuyên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Dùng lá trầu không

Trong đông y, lá trầu không có tính ấm, tác dụng tiêu sưng, chống lạnh, hạ khí, sát hiệu nên được dùng để chữa nấc cho trẻ sơ sinh. Để thực hiện, mẹ chỉ cần hơ nóng lá trầu không sau đó đắp lên trán bé 2 – 3 phút. Lưu ý, không hơ lá trầu quá nóng vì có thể gây bỏng da bé.

Dùng lá trầu không

Làm thế nào để phòng ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh?

Để ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt, ba mẹ có thể tham khảo những lời khuyên sau:

  • Không để nhiệt độ phòng của trẻ có sự thay đổi đột ngột, tránh để bé lạnh. Như vậy, không khí lạnh không thể đi vào phổi làm kích thích cơ hoành. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, mẹ nên tránh cho bé nằm ở hướng có gió thổi trực tiếp vào người
  • Cho bé bú đúng tư thế cũng là cách giúp ngăn ngừa nấc cụt hiệu quả
  • Giữ ấm phần cổ bằng cách bôi chút dầu khuynh diệp vào cổ, gáy, và hai bên dái tai của trẻ
  • Không nên dùng nước tắm có nhiệt độ quá chênh lệch với nhiệt độ phòng
  • Không nên để trẻ quá đói mới cho bé hoặc cho bú khi quá no. Điều này cũng dẫn đến hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh
  • Trong quá trình bú, mẹ lưu ý không để trẻ bú quá nhanh sẽ khiến nuốt phải nhiều bọt khí và gây nấc

Trên đây là những thông tin cần biết về vấn đề trẻ sơ sinh bị nấc. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp phụ huynh chủ động hơn trong việc chăm sóc bé yêu.

Tìm kiếm liên quan: bé bị nấc cụt, bé sơ sinh bị nấc, nấc cụt ở trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh hay bị nấc, trẻ sơ sinh nấc cụt,…

Chia sẻ bài viết này