Nội dung chính

Trẻ sơ sinh hay hắt hơi mẹ nên làm gì để khắc phục?

Trẻ sơ sinh hay hắt hơi khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và nghĩ rằng trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh hay hắt hơi và cách khắc phục như thế nào? Mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay hắt hơi?

Vì sao trẻ sơ sinh hay hắt hơi?
Vì sao trẻ sơ sinh hay hắt hơi?

Hắt hơi là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, hắt hơi là việc mà trẻ làm để tống những chất bụi, bẩn trong khoang mũi ra bên ngoài. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ hắt hơi do cảm cúm, dị ứng thời tiết… Vậy nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh hay hắt hơi là gì?

Loại bỏ tạp chất khỏi khoang mũi

Các chuyên gia nhi khoa cho biết: cấu tạo đường thở của trẻ dưới 6 tháng phù hợp với việc thở bằng mũi. Khoảng 3-4 tháng sau đó trẻ mới bắt đầu thở bằng miệng. Vì vậy, trong giai đoạn trẻ thở bằng mũi, trẻ sẽ hắt hơi thường xuyên để tống những bụi bẩn để thông mũi, giải phóng những tạp chất và có thể thở dễ dàng hơn.

Trẻ bị cảm lạnh

Trẻ sơ sinh hay hắt hơi có thể là dấu hiệu của cảm lạnh. Bởi hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu nên rất dễ bị virus tấn công. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng hắt hơi và ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển nặng cha mẹ cần chăm sóc sức khỏe trẻ hợp lý.

Không khí hanh khô

Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh còn mỏng, yếu, dịch nhầy trong mũi rất dễ khô lại. Vì vậy, mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa đông, không khí khô sẽ khiến niêm mạc của trẻ khô hơn mức bình thường. Lúc này các sợi dây cảm giác dưới niêm mạc mũi dễ bị kích thích khiến trẻ bị hắt hơi liên tục. Để tránh điều này xảy ra, bố mẹ có thể sử dụng máy tạo ẩm để làm giảm khô mũi ở trẻ.

Trẻ bị dị ứng

Dị ứng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay hắt hơi. Biểu hiện hắt hơi thường có thể xuất phát từ phấn hoa, do bụi, lông động vật… trẻ bị hắt hơi do dị ứng có thể tránh được bằng cách bảo vệ trẻ bằng các hạt lạ và dị ứng. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó để thực hiện cách bảo vệ này. Cho nên các mẹ có thể sử dụng thuốc kháng histamin có sự chỉ định của bác sĩ để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng dị ứng cho bé.

Dị ứng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay hắt hơi
Dị ứng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay hắt hơi

Lỗ mũi nhỏ

Trẻ sơ sinh có mũi nhỏ, điều này đồng nghĩa với đường thở của trẻ sơ sinh cũng nhỏ. Nên khi các tạp chất từ không khí bám vào mũi sẽ khiến bé khó thở. Để dễ thở hơn trẻ sơn sinh hay hắt hơi để tống bụi ra khỏi khoang mũi.

Trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều có nguy hiểm không?

Nếu nhận thấy trẻ sơ sinh hay hắt hơi, cha mẹ cần bình tĩnh, đừng quá lo lắng. bởi đây là dấu hiệu cho biết cơ thể trẻ vẫn hoạt động tốt. Trẻ hắt hơi là một hiện tượng phản xạ bình thường. Phản xạ này được hệ thống thần kinh điều khiển với mục đích làm sạch đường thở, giúp thông thoáng tình trạng tắc nghẽn trong hệ hô hấp.

Phản xạ hắt hơi sẽ giúp trẻ làm sạch được và loại bỏ các tạp khuẩn theo luồng không khi đi vào mũi một cách tự nhiên. Chính vì vậy, nếu trẻ sơ sinh hay hắt hơi không kèm theo dấu hiệu sốt hoặc ho thì mẹ không cần quá lo lắng nhé. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh hay hắt hơi nhiều trong thời gian dài, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phương pháp khắc phục hiệu quả.

Cách khắc phục cho trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều

Trẻ sơ sinh hay hắt hơi phải làm sao?
Trẻ sơ sinh hay hắt hơi phải làm sao?

Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều. Đồng thời, ngăn chặn các dấu hiệu như hắt hơi, ngạt mũi để trẻ luôn khỏe mạnh:

Giữ môi trường vệ sinh sạch sẽ

Nguyên nhân của hiện tượng trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều là do môi trường xung quanh bụi bẩn, ô nhiễm. Vì vậy, việc đầu tiên mẹ cần làm là dọn dẹp vệ sinh lại phòng ốc của trẻ, giữ không gian thoáng mát vào mùa hè, ấm áp và kín gió vào mùa đông. Cần hạn chế khói bụi, nuôi thú cưng tránh khiến trẻ bị dị ứng. Một số trẻ bị dị ứng lông động vật, lâu ngày có thể dẫn đến hen suyễn.

Hút mũi giúp thông thoáng đường thở của trẻ

Phương pháp hút mũi hay rửa mũi rất cần thiết đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng và nước muối sinh lý loãng để làm sạch đường thở cho bé. Đây là phương pháp khá đơn giản nhưng được đánh giá an toàn nhất giúp mũi bé được sạch và không bịt nghẹt mũi do bụi bẩn tắc nghẽn.

Giữ ấm cho trẻ khi bị hắt hơi

Trẻ cần được giữ ấm bất cứ thời tiết thay đổi như nào, nhất là vùng cổ, ngực, lòng bàn tay, chân. Cần hạn chế dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh, đặc biệt tránh điều hòa chiếu thẳng vào người bé, có thể sẽ khiến trẻ bị nghẹt mũi, khó thở.

Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người

Đối với trẻ sơ sinh, bạn cần hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, nhất là khi thời tiết giao mùa xuất hiện nhiều dịch bệnh như; cúm, sởi, dịch sốt phát ban… để phòng ngừa lây nhiễm cho bé.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Một trong những cách bảo vệ hệ miễn dịch cho bé khỏi những tác nhân gây bệnh đó chính là bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Đồng thời, cho trẻ uống đủ nước cũng là cách củng cố hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể trẻ.

Tiêm phòng đầy đủ cho bé

Cách phòng ngừa tốt nhất các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp của trẻ, cũng như các bệnh lý lây nhiễm khác. Mẹ đừng quên tiêm phòng cho bé nhé!

Cách phòng ngừa tốt nhất các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp của trẻ
Cách phòng ngừa tốt nhất các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp của trẻ

Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thường xuyên

Cha mẹ nên theo dõi cẩn thận tình trạng trẻ hắt hơi nhiều có kèm theo dấu hiệu nào khác nữa không, và tình trạng hắt hơi có kéo dài hoặc nặng nề hơn như: trẻ bị khó thở, cảm thấy đau khu vực đầu… Lúc này cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kịp thời xử lý nhé!

Hy vọng với những thông tin về bài viết trên đây đã chia sẻ hiệu quả về tình trạng trẻ sơ sinh hay hắt hơi. Đồng thời, giúp cha mẹ hiểu rõ hơn, bình tĩnh và biết cách xử lý kịp thời khi bé gặp phải triệu chứng này.

Chia sẻ bài viết này