Trẻ sơ sinh hay rặn thông thường là những dấu hiệu sinh lý bình thường cha mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh hay rặn đỏ mặt, kèm theo dấu hiệu quấy khóc, ngủ không ngon giấc, trong một thời gian dài cần đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế, tránh những biến chứng xấu xảy ra.
Vì sao trẻ sơ sinh hay rặn?
Hiện tượng trẻ sơ sinh rặn nhiều thể hiện ở hầu hết các trẻ. Các chuyên gia giải thích hiện tượng này xảy ra bởi khi trẻ mới chào đời, các tế bào thần kinh chưa được hoàn thiện nên trẻ hay rặn, vặn mình để hòa nhập với môi trường bên ngoài.
Bên cạnh đó, trẻ quen ở trong bụng mẹ được cuộn tròn trong bọc ối, ấm áp. Ra bên ngoài do ngủ đệm cứng, tư thế ngủ không thoải mái, gối đầu cao khiến trẻ cảm thấy khó chịu nên hay rặn, vặn mình để phản ứng.
Mặc dù phần lớn tình trạng trẻ sơ sinh hay rặn là do sinh lý. Nhưng khi thấy trẻ rặn, vặn mình kèm theo các dấu hiệu đỏ mặt, cáu gắt, trẻ nôn mửa, trẻ thường xuyên ngủ không ngon giấc… cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh rặn nhiều được chia thành 2 loại: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Trong đó:
Nguyên nhân sinh lý
Đối với trường hợp trẻ sơ sinh hay rặn, vặn mình trong vài phút sẽ tự hết sau khi trẻ được 2-3 tháng. Cha mẹ không cần quá lo ngại về vấn đề này. Có thể trẻ đang cảm thấy khó chịu do ánh sáng, tiếng ồn xung quanh khiến trẻ tỉnh giấc. Hay trẻ đói cũng có thể vặn mình, quấy khóc, để đòi mẹ cho bú. Tiếp theo là trẻ đi tiểu hoặc đại tiện cũng thường hay rặn, vặn mình kèm theo đỏ mặt. Khi tã ướt, mẹ quấn khăn quá chặt… cũng khiến trẻ không thoải mái, dẫn đến vặn mình liên tục.
Nguyên nhân bệnh lý
Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh hay rặn, vặn mình kéo dài là do một số bệnh lý gây ra như: trẻ bị trào ngược dạ dày, trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu nên hay vặn mình, dẫn đến nôn trớ…
Trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt do thiếu canxi, kèm theo dấu hiệu rụng tóc vành khăn, ngủ đổ nhiều mồ hôi trộm… Bên cạnh đó, trẻ thường xuyên vặn mình, hay rặn có thể do bị côn trùng cắn, mẹ cần kiểm tra xung quanh chỗ bé ngủ.
Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt có phải bất thường?
Không còn hiện tượng trẻ sơ sinh hay rặn chỉ với 6 cách đơn giản
Bé hay rặn làm sao đây? Để giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc này, chúng tôi sẽ giới thiệu 6 cách đơn giản giúp trẻ giảm tình trạng vặn mình, hay rặn, quấy khóc, giúp các mẹ nhàn tênh trong quá trình chăm sóc bé yêu.
1. Thường xuyên tắm nắng cho bé
Như các bạn đã biết trẻ sơ sinh cần được tắm nắng thường xuyên để được bổ sung vitamin D từ tự nhiên. Bởi khi trẻ thiếu Canxi sẽ dẫn đến tình trạng trẻ vặn mình, hay rặn, quấy khóc, tóc rụng vành khăn, đổ mồ hôi trộm… Để bổ sung canxi cho trẻ hiệu quả, thì mẹ không thể quên bổ sung vitamin D cho trẻ. Bởi vitamin D là chất dẫn truyền canxi đến nơi cần thiết đó là răng và xương của trẻ. Cho nên, cha mẹ đừng quên cho trẻ tắm nắng thường xuyên nhé!
Chú ý cho trẻ tắm nắng từ 10-15 phút/ ngày vào thời gian từ 7-9 giờ sáng hoặc sau 17 giờ chiều mẹ nhé. Tránh lúc nắng gắt sẽ có hại cho làn da của bé.
2. Cho bé bú đủ sữa mẹ
Trẻ sơ sinh hay rặn là muốn thể hiện khi bị đói. Trẻ chưa thể nói được nên thể hiện qua những hành động như rặn, vặn mình, ọ ẹ, quấy khóc để mẹ chú ý. Chính vì vậy, mẹ cần cho bé bú đủ sữa, nên cho bé bú theo cữ từ 2-3 giờ/ cữ. Để trẻ được bổ sung đầy đủ sữa mẹ, không bị đói, giúp trẻ ngủ ngon giấc, tăng cân đều hơn.
3. Chọn loại tã, bỉm thích hợp cho bé
Việc chọn tã, bỉm thích hợp cho bé là việc làm rất cần thiết. Bởi khi dùng loại bỉm thích hợp bé không bị khó chịu, bỉm thấm hút tốt bé không bị lạnh, không tỉnh giấc, quấy khóc. Mẹ chú ý thay tã thường xuyên cho bé, vì khi tã ướt cũng khiến trẻ vặn mình, ọ ẹ để được mẹ chú ý.
4. Massage nhẹ nhàng cho bé
Đối với trẻ sơ sinh bạn có thể sử dụng một chút dầu massage giúp bé được thư giãn. Bạn có thể cho dầu massage vào lòng bàn tay vào xoa đều khắp cơ thể bé. Dùng đầu ngón tay massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, nhẹ nhàng để giúp trẻ đẩy khí dư trong dạ dày. Để trẻ được thoải mái hơn, không bị khó chịu do đầy bụng.
5. Tạo không gian thoải mái cho bé
Một không gian thoáng mát, yên tĩnh, giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn. Một trong những lý ro trẻ hay rặn đỏ mặt, rướn mình đó là môi trường xung quanh ồn ào, khiến trẻ tỉnh giấc, khó chịu. Cho nên cha mẹ cần tạo không gian yên tĩnh, cho bé nghe tiếng ồn trắng để giảm các tiếng ồn xung quanh, giúp bé ngủ sâu giấc hơn. Khi bé ngủ sâu giấc, cơ thể bé sẽ phát triển đồng bộ, trẻ tăng cân đều hơi, cảm thấy khỏe khoắn sau mỗi lần thức dậy.
6. Đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa
Khi thấy bạn thấy trẻ sơ sinh hay rặn, vặn mình thường xuyên mà kèm theo một số dấu hiệu khác như: trẻ đỏ mặt, mặt tím tái, quấy khóc liên tục, nôn mửa…lúc này cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm không may xảy ra mẹ nhé!
Lời kết
Tóm lại, trẻ sơ sinh hay rặn là dấu hiệu khá bình thường, sẽ tự hết khi trẻ được 2 đến 3 tháng. Nếu trẻ vẫn ăn, ngủ bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần thực hiện một số giải pháp nêu trên để giúp cải thiện tình trạng hay rặn, vặn mình của trẻ. Còn với trường hợp trẻ sơ sinh hay rặn đi kèm các triệu chứng khác thì cha mẹ cần xử lý kịp thời, bình tĩnh đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức cần thiết về tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh, giúp cha mẹ tự tin hơn trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!