Trẻ bị sốt tay chân lạnh cần sự quan tâm đặc biệt để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của trẻ. Nếu mẹ đang băn khoăn rằng, “Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất và đắp chăn không?” hoặc “Trẻ sốt tay chân lạnh có nên mặc quần áo hay bật điều hòa không”, hãy theo dõi bài chia sẻ này của Fitobimbi để có được đáp án chi tiết nhé!
Trẻ sốt tay chân lạnh là gì và dấu hiệu nhận biết
Khi trẻ bị sốt tay chân lạnh là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phải đối phó với sự nhiễm trùng hoặc bệnh lý nào đó. Cụ thể, khi sốt nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao để chống lại virus, vi khuẩn. Thế nhưng, hệ thống tuần hoàn sẽ ưu tiên cung cấp máu cho các cơ quan nội tạng quan trọng để chúng hoạt động bình thường.
Vì vậy, máu sẽ được phân phối đến các chi ít hơn và tay, chân của trẻ trở nên lạnh hơn những bộ phận khác trên cơ thể. Hiện tượng trẻ sốt chân tay lạnh cũng có thể xuất hiện do sự co bóp của các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt độ cơ thể. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt tay chân lạnh là:
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao, thông thường là trên 38 độ C
- Các đầu ngón tay, ngón chân lạnh hơn so với những bộ phận khác
- Da ở vùng tay, chân có thể trở nên tái nhợt do lưu thông máu không đều
- Trẻ có thể run rẩy hay cảm thấy ớn lạnh dù cơ thể đang sốt
- Quấy khóc nhiều, tỏ ra khó chịu, không muốn ăn uống hoặc ăn rất ít
- Trẻ cảm thấy mệt mỏi, không muốn chơi đùa như những ngày bình thường
- Trẻ có thể buồn ngủ nhiều hơn ngày thường, có lúc ngủ mê man, gọi rất khó
- Trẻ có thể gặp khó khăn khi thở, thở nhanh hơn bình thường, đổ mồ hôi nhiều, da khô, môi nứt nẻ do mất nước
Câu hỏi liên quan đến trẻ bị sốt tay chân lạnh
Không ít trẻ khi bị sốt kèm biểu hiện tay chân lạnh ngắt khiến cha mẹ lo lắng không biết xử trí ra sao. Sau đây là một số thắc mắc của rất nhiều mẹ liên quan đến trẻ sốt tay chân lạnh:
- Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất không?
- Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đắp chăn không?
- Trẻ bị sốt tay chân lạnh có nên mặc quần áo không?
- Trẻ bị sốt tay chân lạnh có nên nằm quạt hay điều hòa không?
Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất không?
Ở giai đoạn tăng nhiệt, nếu mẹ kiểm tra thấy các bộ phận trung tâm trên cơ thể trẻ còn ấm thì có thể cho trẻ đi tất và uống thêm nước để giải nhiệt. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho trẻ đi tất mỏng và thoáng khí. Sau khoảng 20 phút mẹ nên kiểm tra lại nhiệt độ cơ thể trẻ.
Nếu kiểm tra và thấy nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao, mẹ không nên cho trẻ đi tất, đặc biệt là loại tất dày. Bởi vì, khi trẻ bị sốt cao, cơ thể đang cố gắng hạ nhiệt, đi tất có thể làm hạn chế quá trình này và làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, khiến trẻ vô cùng khó chịu.
Mẹ cũng không nên cho trẻ đi tất ướt, bởi vì như vậy sẽ khiến tay chân trẻ lạnh hơn và tăng cảm giác khó chịu. Thêm nữa, tất ướt tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, có thể gây nhiễm trùng cho da của trẻ. Thay vào đó, mẹ hãy đảm bảo cho trẻ ở trong môi trường thông thoáng, dễ chịu.
Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đắp chăn không?
Khi sốt quá cao sẽ gây hiện tượng co mạch ngoại vi, lúc đó trẻ sẽ có cảm giác lạnh. Tuy nhiên, nhiệt độ thực tế trong cơ thể trẻ lại rất cao, có thể lên đến 40 – 41 độ C. Khi cơ thể đang nỗ lực để hạ nhiệt độ thì việc đắp chăn sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên và sốt trở nên trầm trọng.
Ngoài ra, khi nhiệt độ cơ thể tăng cao trong thời gian dài có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm. Cho nên, dù trẻ kêu hay khi kiểm tra thấy tay chân lạnh thì mẹ cũng không nên đắp chăn cho trẻ, vì càng đắp chăn thân nhiệt sẽ càng cao và trẻ càng cảm thấy lạnh.
Tuyệt đối không đắp chăn dày vì như vậy sẽ làm cho trẻ khó chịu và tăng nhiệt độ cơ thể, khiến sốt trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, mẹ cần theo dõi nhiệt độ cùng các triệu chứng khác của trẻ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc chăm sóc trẻ sốt tay chân lạnh.
Thay vì đắp chăn, mẹ nên mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng khí, dùng khăn ẩm mát lau người để hạ nhiệt độ và nhớ bổ sung đủ nước cho trẻ (nước lọc, nước ép trái cây…). Nếu có dấu hiệu sốt cao kéo dài hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường khác, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trẻ bị sốt tay chân lạnh có nên mặc quần áo không?
Khi trẻ bị sốt, việc chọn quần áo phù hợp và giữ cho cơ thể thoải mái là điều rất quan trọng. Lúc này, mẹ chỉ nên mặc quần áo mềm, mỏng, thoáng mát. Quần áo làm bằng vải cotton là lựa chọn đúng đắn vì dễ chịu, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt.
Khi trẻ bị sốt tay chân lạnh, mẹ không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc mặc quần áo quá dày, điều đó có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên và trẻ cảm thấy khó chịu. Nếu ra nhiều mồ hôi, mẹ hãy thay quần áo ngay cho trẻ và đảm bảo cơ thể luôn khô ráo, thoải mái.
Trẻ bị sốt tay chân lạnh có nên nằm quạt hay điều hòa không?
Trẻ vẫn có thể nằm điều hòa khi bị sốt, bởi vì, điều hòa sẽ giúp mang lại bầu không khí thoáng mát, dễ chịu và trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt tay chân lạnh, mẹ nên đặc biệt chú ý đến việc sử dụng điều hòa.
Hãy đảm bảo rằng, nhiệt độ phòng của trẻ không quá nóng hoặc quá lạnh. Bên cạnh đó, nếu dùng quạt mẹ nên để ở một góc để lưu thông không khí trong phòng và điều chỉnh để quạt không thổi trực tiếp vào người trẻ.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ sốt tay chân lạnh tại nhà
Khi trẻ bị sốt và tay chân lạnh, việc chăm sóc đúng cách tại nhà rất quan trọng để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt tay chân lạnh mà Fitobimbi muốn chia sẻ để mẹ tham khảo:
Uống đủ nước: Điều quan trọng mà mẹ nên biết và thực hiện đó là cho trẻ uống đủ nước khi bị sốt tay chân lạnh. Việc làm này sẽ giúp bù đắp kịp thời lượng nước mất đi, đồng thời hỗ trợ quá trình hạ sốt hiệu quả hơn, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường chức năng miễn dịch và giảm nguy cơ biến chứng.
Theo dõi nhiệt độ: Mẹ cũng nên thường xuyên đo nhiệt độ để biết được mức độ sốt, từ đó có thể biết được khi nào cần can thiệp để hạ sốt, chẳng hạn như uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên kho và áp dụng các biện pháp làm mát cơ thể như giảm bớt quần, áo, chăn, tất, lau mát…
Không gian sống thoáng mát: Đảm bảo phòng của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, không quá nóng hoặc quá lạnh. Nên mở cửa phòng để không khí lưu thông tốt, giúp trẻ dễ chịu, có thể ngủ ngon hơn, hỗ trợ quá trình hồi phục, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
Theo dõi các triệu chứng khác: Nếu tình trạng tay chân lạnh kéo dài hoặc có các triệu chứng khác như lơ mơ, khó thở, co giật… mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời và đúng cách.
Bài viết đã giúp mẹ có được đáp án chi tiết cho câu hỏi “Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất không”, “’Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đắp chăn không?” và một số câu hỏi khác liên quan đến chăm sóc trẻ sốt tay chân lạnh. Nếu mẹ có nhiều kinh nghiệm về việc chăm sóc trẻ sốt tay chân lạnh, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!