Khi bé lớn lên, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng tăng theo. Trong hai năm đầu tiên, 75% mỗi bữa ăn được dùng để xây dựng não bộ của bé. Vậy mẹ đã chuẩn bị những dinh dưỡng gì cho bé để đáp ứng nhu cầu này chưa? Dưới đây là gợi ý một số thực đơn ăn dặm cho bé thông minh, các mẹ hãy tham khảo nhé.
Tầm quan trọng của xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé
Nhiều mẹ vẫn lầm tưởng, trẻ thông minh hay không là do bố mẹ. Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Bởi, chỉ số IQ của trẻ ngoài bị tác động bởi gen di truyền, điều kiện học tập, môi trường sống và dinh dưỡng cũng là yếu tố mà bố mẹ nên chú trọng.
Bộ não là đóng vai trò là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Bao gồm việc di chuyển, suy nghĩ, tư duy, ghi nhớ, tập trung,… Não bộ luôn phải hoạt động trong trạng thái tốt nhất nên nó cũng tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể. Do đó, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng tốt cho não để cải thiện các nhiệm vụ tại cơ quan này.
Bên cạnh đó, dinh dưỡng còn tác động đến mặt cảm xúc – tức chỉ số IQ của một đứa trẻ. Nhiều nghiên cứu nhận định rằng, trẻ bị thiếu chất sẽ có nguy cơ mắc các nhóm bệnh liên quan đến thần kinh như tự kỷ, trầm cảm,… cao hơn so với trẻ được nuôi với chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Vì vậy, việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé thông minh là bước vô cùng quan trọng, quyết định đến hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu, tạo nền tảng vững chắc cho bé phát triển vượt bậc trong tương lai.
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé thông minh
Thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé không phải là nhiệm vụ quá khó với các bà mẹ bỉm sữa. Thử thách đặt ra ở đây là phải làm sao vừa cân bằng được dinh dưỡng vừa cho bé cảm giác ngon miệng để không biến mỗi bữa ăn là một cuộc “vật lộn” đầy nước mắt. Đừng lo, với gợi ý dưới đây, mẹ và bé sẽ có những bữa ăn vui vẻ bên nhau:
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 7 – 8 tháng tuổi
Giai đoạn này, bé sẵn sàng tiếp nhận đa dạng nguồn dinh dưỡng được chế biến theo dạng mềm, mịn như cháo hoặc bột. Để biết sở thích bé nằm ở món ăn nào, hãy cho bé thưởng thức từng loại thực phẩm một. Hãy đa dạng thực đơn để sớm nhận ra điều này. Dưới đây là một số món ăn bổ não, ngọn miệng cho bé từ 7 – 8 tháng.
Bột khoai tây kết hợp với gan gà
Chuẩn bị: 1 củ khoai lang, 30g gan gà, 20g bột gạo.
Cách thực hiện:
- Khoai tây sơ chế sạch rồi đem nghiền nhuyễn
- Tương tự với gan gà, mẹ cần sơ chế sạch, rửa với muối hoặc dấm để khử mùi hôi sau đó hấp chín
- Bột gạo nấu thành cháo, nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị rồi thêm khoai tây và cuối cùng là gan gà vào
- Đun nhỏ lửa cho tới khi các nguyên liệu chín mềm là có thể cho bé thưởng thức
??? Xem nhiều hơn: Muốn trẻ thông minh từ trong bụng mẹ, cần tuân thủ bí kíp sau
Mì sợi, cải bó xôi và thịt nạc heo
Chuẩn bị: 20g mì sợi, 20 thịt nạc heo, 10g cải bó xôi.
Thực hiện:
- Mì nấu chín sau đem ngâm với nước mát để sợi mì không bị dính
- Thịt nạc heo thái miếng nhỏ, đập dập sẽ làm cho thịt mềm hơn. Sau đó cho thịt heo vào luộc
- Với cải bó xôi, sau khi sơ chế sạch cũng sẽ mang hấp chín
- Xào xơ 3 nguyên liệu đã sơ chế qua này, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và thêm một chút dầu oliu để tăng hương vị là bé có thể thưởng thức ngay
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi
Để rèn luyện khả năng nhai và nuốt của bé, mẹ có thể lên những thực đơn chứa món ăn thô nhiều hơn. Chẳng hạn như: Từ bột sang cháo xay “rối”, đến cháo lọc qua rây. Ngoài việc chú ý đến cách nấu, mẹ cũng đừng quên đa dạng thực đơn, cho bé ăn những thực phẩm bổ não, đầy dinh dưỡng để hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển trí thông minh nhé!
Súp cá hồi khoai tây
Chuẩn bị: Khoai tây, phi lê cá hồi, hành tây, thì là, hành lá, kem, dầu oliu.
Thực hiện:
- Khoai tây thái hạt lựu, hành lá và hành tây thái sợi
- Đun sôi nước rồi cho lần các nguyên liệu chuẩn bị trên vào. Riêng với hành tây và hành lá bớt lại một chút
- Khi sôi, thêm một chút muối rồi tiếp tục đun với lửa nhỏ
- Với cá hồi, rửa sạch với rượu trắng, sau đó dùng khăn giấy thấm khô
- Bắp chảo lên bếp đun nóng, cho một dầu oliu rồi rồi chiên sơ qua cá hồi
- Cho cá hồi đã chiên sơ qua vào nồi khoai tây
- Đợi sôi, cho hành tây, hành lá và thì là rồi tắt bếp
- Vậy là bé đã có thể thưởng thức món súp cá hồi thơm ngon rồi
Ngoài ra, mẹ có thể thử nghiệm với món súp gà nấm và súp gà ngô ngọt. Cách làm cũng tương tự như món súp cà hồi vậy!
Thực đơn ăn dặm cho bé thông minh từ 1 tuổi trở lên
Giai đoạn này, kỹ năng nhai, nuốt của bé gần như hoàn thiện. Đồng thời hệ tiêu hóa cũng làm việc khá ổn định Vậy nên mẹ có thể tha hồ thử tài nấu nướng, chế biến cho bé nhiều món ăn ngon. Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé thông minh, cùng tham khảo nhé!
Phi lê cá hồi nướng với thì là
Chuẩn bị: 200g cá hồi phi lê, dầu oliu, muối, tiêu và thì là.
Thực hiện:
- Cá hồi rửa sạch, ướp với một chút tiêu, muối và thì là
- Cho một chút dầu oliu vào chảo rồi cho cá hồi vào. Áp chảo mỗi mặt cả khoảng 1 – 2 phút. Sau đó đem đút lò (Nếu nhà bạn không có lò nướng, hãy chiên chín cá vàng 2 mặt ngay ở chảo mà không cần đút lò)
- Mẹ có thể cho bé ăn kèm với bông cải xanh hấp và tráng miệng với vài múi cam, quýt bỏ hạt
Thịt bò viên ăn cùng với mì Spaghetti và cải bó xôi
Chuẩn bị: Thịt bò, mì somen, 1 quả cà chua, 1/2 củ hành tây và các loại rau gia vị khác.
Thực hiện:
- Mì luộc chín rồi vớt vào bát nước đá
- Thịt bò xay nhuyễn, ướp với một chút muối và tiêu. Nặn thành hình viên tròn
- Cho một ít bơ vào chảo để chiên thịt bò. Khi chín đều 2 mặt, mẹ hãy tắt bếp, giữ lại hỗn hợp nước bò tiết ra để xào mì
- Hành tây bóc vỏ, thái hạt lựu
- Cà chua rửa sạch, dùng dao cắt 2 đường chéo trên đầu rồi đem luộc khoảng 3 phút. Lúc này, mẹ có thể dễ dàng bóc lớp vỏ cà chua dễ dàng để đem thái nhuyễn
- Xào hỗn hợp cà chua với hành tây, thêm chút nước mắm rồi cho mì vào đảo đều
- Cuối cùng là thêm bò viên. Rắc lên trên 1 ít hành lá thái nhỏ cho thơm là bé có thể thưởng thức
- Thực đơn dinh dưỡng cho bé thông minh này còn kém với món rau cải bó xôi và nấm xào nữa nhé!
Với thực đơn ăn dặm cho bé thông minh này, mong rằng mẹ sẽ biết cách cân đối để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé yêu phát triển. Tuy nhiên, bố mẹ hãy phân biệt rõ một điều rằng, thực phẩm dinh dưỡng không đồng nghĩa với thực phẩm hạng sang, đắt tiền nhé! Điều quan trọng là hãy lắng nghe nhu cầu bé nhé! Bởi khi bé đã có hứng thú thì khả năng dung nạp và hấp thụ dưỡng chất sẽ tối ưu hơn việc bắt ép trẻ ăn những món không thích đó!