Nội dung chính

4 cách sử dụng rau diếp cá chữa ho có đờm cho trẻ nhỏ

Nhiều bà mẹ sử dụng rau diếp cá chữa ho có đờm cho con vì nguyên liệu dễ tìm; bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, diếp cá có thực sự có tác dụng chữa ho cho trẻ em không? Cách chế biến rau diếp cá để chữa ho thế nào? Cùng Fitobimbi tìm hiểu ngay nào!

rau diếp cá chữa ho có đờm

Rau diếp cá có hiệu quả chữa ho có đờm không?

Rau diếp cá có lá rộng hình tim với những đường gân nổi rõ và hương vị hơi tanh (nguồn gốc cho cái tên “diếp cá”). Loại cây này được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, ho, sốt, cảm cúm, côn trùng cắn, các vấn đề về thận,…

Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu với mục đích tìm hiểu về lợi ích sức khỏe của loại cây này. Theo đó, các nhà khoa học đã nhận thấy các chất trong diếp cá có tác dụng:

  • Kháng virus: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí ScienceDirect cho thấy diếp cá có tác dụng ức chế virus SARS. Các nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng, chiết xuất diếp cá có khả năng chống lại các loại virus bao gồm herpes simplex loại 1 và 2, virus cúm và thậm chí cả HIV.
  • Kháng khuẩn: Ngoài khả năng chống virus, diếp cá còn có thể chống lại các loại vi khuẩn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiết xuất của cây này làm giảm vi khuẩn salmonella. 
  • Chống viêm: Trong Y học cổ truyền, diếp cá thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc chống viêm. Ngày nay, có rất nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích chống viêm của loại cây này. Các nhà khoa học cho biết, cơ chế hoạt động của nó tương tự như thuốc chống viêm không steroid.
  • Tốt cho phổi: Diếp cá cũng thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng phổi.

Với những lợi ích này, không có lý do gì bạn không sử dụng rau diếp cá chữa ho có đờm.

Có thể sử dụng rau diếp cá chữa ho có đờm cho trẻ em không?

Rau diếp cá có tác dụng chữa ho đờm không?
Rau diếp cá có tác dụng chữa ho đờm không?

Diếp cá không chỉ được sử dụng như một loại thảo dược mà còn có thể sử dụng như rau thơm. Chính vì thế, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng rau diếp cá chữa ho có đờm cho trẻ em.

Trẻ có thể ăn diếp cá ngay khi bắt đầu ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi). Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý, mặc dù diếp cá là một loại rau lành tính, nhưng trẻ em chỉ nên ăn một lượng rau nhỏ vào lần đầu tiên. Và cha mẹ cần quan sát cẩn thận xem con có phản ứng dị ứng với loại rau này hay không.

Không nên chữa ho đờm cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi bằng diếp cá. Vì khi đó, cơ thể trẻ còn non nớt, dạ dày chưa có khả năng tiêu hóa các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Cho trẻ ăn diếp cá khi chưa đủ 6 tháng tuổi có thể khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy.

4 cách sử dụng rau diếp cá chữa ho có đờm cho trẻ em

Dưới đây là 4 cách dùng rau diếp cá chữa ho có đờm cho trẻ em được nhiều mẹ truyền tai nhau.

Bài thuốc 1: Nước diếp cá

Nước ép rau diếp cá có tác dụng chữa ho khan, ho có đờm
Nước ép rau diếp cá có tác dụng chữa ho khan, ho có đờm

Bài thuốc này có thể áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, mùi tanh đặc trưng của rau diếp cá có thể khiến trẻ không muốn uống.

Chuẩn bị: 30g diếp cá tươi, 1 bát nước sạch

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rau diếp cá nhặt, rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn và để ráo nước.
  • Bước 2: Dùng chày cối nghiền nhuyễn rau diếp cá. Chắt nước cốt diếp cá vào nồi và thêm nước, sau đó đun sôi, để nguội. Cho trẻ uống 1 lần/ ngày, liên tục trong 3 ngày.

Trong trường hợp trẻ bị cảm sốt, cha mẹ có thể sử dụng bã diếp cá thoa nhẹ lên thái dương của con để hạ sốt.

Người lớn có thể trực tiếp uống nước ép diếp cá tươi mà không cần đun sôi để chữa ho có đờm.

Bài thuốc 2: Diếp cá kết hợp với mật ong

Các bước thực hiện bài thuốc chữa ho có đờm cho trẻ em bằng diếp cá và mật ong tương tự như cách làm nước diếp cá (bài thuốc số 1). Tuy nhiên, trước khi cho trẻ uống, mẹ có thể thêm vào cốc nước 1 – 2 thìa cafe mật ong. Mật ong sẽ giúp nước diếp cá dễ uống hơn.

Lưu ý: Không áp dụng bài thuốc này cho trẻ em dưới 1 tuổi. Lý do là bởi trẻ em dưới 1 tuổi có thể bị ngộ độc botulism do vi khuẩn Clostridium botulinum có trong mật ong gây ra.

Bài thuốc 3: Diếp cá với nước vo gạo

Diếp cá kết hợp với nước vo gạo giúp “đánh bay” cơn ho hiệu quả
Diếp cá kết hợp với nước vo gạo giúp “đánh bay” cơn ho hiệu quả

Chuẩn bị: 1 nắm diếp cá tươi, 1 bát nước vo gạo mới

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rau diếp cá nhặt, rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối loãng và để ráo nước.
  • Bước 2: Dùng chày cối hoặc máy xay để nghiền nhuyễn rau diếp cá.
  • Bước 3: Cho rau diếp cá đã nghiền nhuyễn vào nồi, thêm nước vo gạo và đun sôi trong 10 – 15 phút.
  • Bước 4: Chắt nước và cho trẻ uống khi còn ấm. Mẹ nên cho bé uống 2 – 3 lần sau bữa ăn khoảng 1 tiếng để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Bài thuốc 4: Trà diếp cá

Chuẩn bị: nước sôi, 1 thìa lá diếp cá khô, mật ong/ chanh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho lá diếp cá khô vào một chiếc bình, thêm nước sôi. Nước lần một đổ bỏ đi, tiếp tục cho thêm nước sôi và ngâm trà trong ít nhất 3 phút.
  • Bước 2: Rót trà ra chén, để nguội bớt sau đó thêm 1 thìa cafe mật ong hoặc một chút nước chanh và cho trẻ uống.

Nếu con bạn không thích uống nước diếp cá tươi, hãy thử cho bé uống trà diếp cá. Nhờ được bổ sung mật ong/ chanh, trà sẽ bớt đi vị tanh và dễ uống hơn.

Lưu ý khi sử dụng rau diếp cá chữa ho có đờm cho trẻ

  • Rau diếp cá có tính hàn nên không được sử dụng cho trẻ bị cảm lạnh.
  • Rau có mùi tanh nên khi cho bé dùng diếp cá để chữa ho, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn các thực phẩm có mùi tanh khác như cá, tôm, cua,…
  • Dược tính trong rau diếp cá không mạnh vì vậy tác dụng chữa ho có đờm chỉ đạt hiệu quả khi trẻ mới bị ốm. Nếu triệu chứng ho của trẻ không được cải thiện sau 3 – 4 ngày sử dụng thuốc, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.
  • Công dụng của các bài thuốc chữa ho dân gian thường không rõ ràng, phụ thuộc nhiều vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của bé. Vì vậy nếu trẻ ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, cha mẹ nên cho trẻ dùng thêm siro trị ho để tăng hiệu quả điều trị.

Kết luận

Bên cạnh việc cho con dùng rau diếp cá chữa ho có đờm, cha mẹ cần xây dựng cho con một chế độ nghỉ ngơi, ăn uống cân bằng lành mạnh để nhanh chóng khỏi bệnh. Và đừng quên liên hệ với bác sĩ Nhi khoa khi con có bất kỳ biểu hiện gì khiến bạn lo lắng nhé!

✔️✔️✔️ Xem thêm TPBVSK Fitobimbi:

Chia sẻ bài viết này