Nội dung chính

Trẻ ho có đờm: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Trẻ ho có đờm là tình trạng tương đối phổ biến và thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, ho có đờm là dấu hiệu cho thấy một căn bệnh nguy hiểm hơn ở trẻ em.

Trẻ ho có đờm

Ho có đờm là gì?

Ho là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe. Đây là cách cơ thể phản ứng với các tác nhân gây hại.

Khi virus, vi khuẩn, bụi bẩn, khói thuốc lá,… xâm nhập vào đường hô hấp, não sẽ được cảnh báo về sự hiện diện của các chất này. Tiếp đến, phản xạ ho được hình thành nhằm mục đích loại bỏ các chất kích thích có hại cho cơ thể, giúp đường thở thông thoáng và nhanh lành hơn.

Ho có đờm là bất kỳ cơn ho nào tạo ra chất nhầy (màu trắng, vàng, xanh, đôi khi có màu nâu hoặc lẫn máu đỏ). Khi ho, đờm sẽ được đẩy ra ngoài.

Ho có đờm thường nặng hơn vào ban đêm. Lý do là bởi, chất nhầy đọng lại ở phía sau cổ họng khi con nằm xuống sẽ kích thích phản xạ ho.

Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm

Nhiễm vi khuẩn, virus (các tác nhân gây ra cảm lạnh, cảm cúm) là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ho có đờm. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có biểu hiện ho đờm khi mắc các bệnh về đường hô hấp khác.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm

Trẻ ho có đờm do cảm lạnh, cảm cúm

Trong điều kiện bình thường (khỏe mạnh), toàn bộ hệ thống hô hấp của trẻ được bao phủ bớt một lớp màng nhầy. Chất này thực hiện nhiều chức năng, bao gồm giữ ấm cho đường hô hấp và bảo vệ phổi khỏi các chất kích thích.

Khi con bị cảm cúm hoặc cảm lạnh, chất nhầy sẽ được sản xuất nhiều hơn bình thường để làm nhiệm vụ “bẫy” các tác nhân gây hại, không để chúng tấn công các bộ phận bên trong cơ thể. Tiếp đến, phản xạ ho được hình thành để tống chất nhầy kèm virus, vi khuẩn ra ngoài.

Ho có đờm ở trẻ nhỏ do các bệnh về đường hô hấp khác

Mặc dù nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ho có đờm là cảm lạnh, cảm cúm. Tuy nhiên, ho có đờm đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh đường hô hấp khác như:

  • Hen suyễn: Biểu hiện thường thấy là ho chứa nhiều đờm, khó thở do nhiễm trùng kéo dài khiến đường thở bị thu hẹp, tăng tiết dịch nhầy.
  • Viêm tiểu phế quản: Đặc trưng bởi các cơn ho có đờm đặc về đêm kèm khó thở. Khi mới bị bệnh, trẻ sẽ ho ra đờm trắng; sau đó đờm chuyển dần sang màu vàng, xanh hoặc nâu.
  • Viêm phế quản: Biểu hiện thường gặp là ho có đờm, khó thở, thở gấp, người mệt mỏi, ho nhiều về đêm.
  • Viêm phổi: Bệnh khiến các tế bào tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ bị ho có đờm. Bệnh có thể từ nhẹ tới nặng, thậm chí có thể gây tử vong.
  • Tràn dịch màng phổi: Biểu hiện thường gặp là ho có đờm mủ, đôi khi lẫn máu kèm theo các biểu hiện khác như đau ngực, khó thở, sốt, cơn ho tăng vào ban đêm khi trẻ đổi tư thế nằm.

Chẩn đoán ho có đờm ở trẻ em

Chẩn đoán nguyên nhân trẻ ho có đờm thế nào?
Chẩn đoán nguyên nhân trẻ ho có đờm thế nào?

Để chẩn đoán nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm, trước tiên, bác sĩ cần biết triệu chứng bệnh đã diễn ra bao lâu và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Hầu hết các trường hợp trẻ ho có đờm có thể được chẩn đoán bằng một cuộc khám sức khỏe đơn giản. Tuy nhiên, nếu trẻ ho kéo dài hoặc ho dữ dội kèm theo các biểu hiện khác như sốt, biếng ăn, sụt cân, mệt mỏi,… bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác như:

  • Chụp X-quang vùng ngực
  • Kiểm tra chức năng phổi
  • Xét nghiệm máu
  • Phân tích đờm
  • Đo lượng oxy trong máu
  • v.v…

Điều trị ho có đờm ở trẻ em

Phương pháp điều trị ho có đờm không giống nhau ở mọi đối tượng mà thay đổi dựa trên nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh; độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh,…

Nếu trẻ ho có đờm do hen suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi,… cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trường hợp trẻ ho có đờm do cảm cúm hoặc cảm lạnh, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh là không cần thiết. Các bác sĩ nhi khoa cũng khuyến cáo rằng: không nên cho trẻ dưới 4 tuổi sử dụng các loại thuốc trị ho, thuốc cảm không kê đơn. Khi con cảm thấy khó chịu, mệt mỏi,… cha mẹ có thể cho bé sử dụng một số bài thuốc trị ho dân gian như:

  • Hoa hồng hấp mật ong
  • Rau diếp cá trị ho cho trẻ
  • Rau tần hấp đường phèn (có thể sử dụng mật ong cho trẻ trên 1 tuổi) và quất trị ho cho trẻ
  • Mật ong pha với nước ấm – sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi
  • Chữa ho cho trẻ bằng củ cải
  • Lê hấp đường phèn chữa ho cho trẻ
  • v.v…

Chăm sóc trẻ ho có đờm thế nào?

Chăm sóc cơ thể là một phần quan trọng giúp việc điều trị tình trạng ho có đờm ở trẻ đạt hiệu quả tốt hơn.

Dưới đây là những điều cha mẹ cần làm để giúp con nhanh chóng hồi phục:

  • Cho trẻ uống đủ nước: nước giúp làm dịu cổ họng và loãng đờm; nhờ đó cơ thể có thể tống đờm ra ngoài tốt hơn. Với trẻ dưới 6 tuổi, mẹ cần duy trì việc cho con bú thường xuyên, ngay cả khi con tỏ ra biếng ăn. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ nên cho con uống thêm nước ấm, nước ép hoa quả, nước canh,…
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn: điều đó giúp con đỡ mệt mỏi.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm: giúp cơ thể thư giãn; hơi nước ấm, ẩm cũng có tác dụng long đờm hiệu quả.
  • Xoa nhẹ lưng và ngực trẻ: khi bị ho có đờm, trẻ thường cảm thấy nặng ở vùng ngực; massage nhẹ nhàng sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Hút mũi: khi bị ho có đờm, mũi con cũng thường sản sinh ra nhiều chất nhầy hơn. Vì vậy, mẹ nên nhỏ vào mũi con 1 – 2 giọt nước muối sinh lý, sau đó hút mũi cho con để làm thông thoáng đường thở.
  • Hãy cho con ngủ với gối: điều này giúp hạn chế tình trạng chất nhầy đọng lại phía sau cổ họng khiến con bị ho nhiều về đêm.
  • Sử dụng máy tạo ẩm phun sương: giúp tăng độ ẩm không khí, từ đó giúp cổ họng trẻ không bị khô. Đừng quên làm sạch máy phun sương thường xuyên, tránh để virus, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi và phát tán.

Trẻ ho có đờm – Khi nào cần đưa đến bác sĩ?

Trẻ sơ sinh có đờm cẩn được đến gặp bác sĩ khi sốt, thở khò khè, ngủ li bì,...
Trẻ sơ sinh có đờm cẩn được đến gặp bác sĩ khi sốt, thở khò khè, ngủ li bì,…

Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cơn ho của con kéo dài hơn 2 tuần. Trẻ cũng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu cảm thấy khó thở, ho ra máu hoặc da, móng tay tái xanh (dấu hiệu của thiếu oxy).

Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn:

  • Dưới 3 tháng tuổi và sốt từ 38 độ C trở lên.
  • Dưới 2 tuổi và sốt hơn 38 độ C trở lên trong hơn một ngày.
  • Thở khò khè mà không có tiền sử hen suyễn.
  • Quấy khóc và tỏ ra khó chịu liên tục.
  • Ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Co giật.
  • Bị sốt và phát ban.

Kết luận

Ho có đờm ở trẻ em thường không phải vấn đề quá nghiêm trọng và có thể nhanh chóng khỏi bệnh sau vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi trẻ ho có đờm là do các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cha mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe của con và liên hệ với bác sĩ ngay khi cần.

✔️✔️✔️ Xem thêm cách trị ho đờm cho bé:

Cụm từ tìm kiếm:

  • Ho có đờm ở trẻ nhỏ
  • Ho có đờm ở trẻ sơ sinh
  • Ho có đờm là gì
Chia sẻ bài viết này