Nội dung chính

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi an toàn, hiệu quả

Hầu hết các trường hợp trẻ 1 tháng tuổi bị đờm không gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra không ít phiền toái khiến các bậc phụ huynh luôn tìm cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.

cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đờm có nguy hiểm không?

Theo số liệu thống kê, có tới 80% trẻ em dưới 1 tháng tuổi có đờm trong cổ họng và khoang mũi. Đây là hiện tượng rất phổ biến và hiếm khi gây nguy hiểm cho trẻ.

Không những không nguy hiểm, đờm (thực chất là các chất nhầy) còn có tác dụng giữ cho đường hô hấp không bị khô và ngăn vi trùng, vi khuẩn tấn công. Dẫu vậy, đôi khi chất nhầy trong mũi, họng có thể nhiều và đặc hơn bình thường khiến trẻ khó thở với các biểu hiện phổ biến bao gồm thở nhanh, thở khò khè,… Trẻ cũng có thể hắt hơi, ho, nôn mửa – đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng loại bỏ lượng đờm dư thừa.

Hơn nữa, trong khi chất nhầy thường bảo vệ trẻ khỏi vi trùng, vi khuẩn,… thì số lượng lớn chất nhầy trong đường hô hấp sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi trùng phát triển và gây nhiễm trùng.

Đây là lý do vì sao cha mẹ cần để thường xuyên hút đờm cho con.

✔️✔️✔️ Học ngay 7 cách trị ho đờm cho bé bằng mật ong

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng dư thừa đờm ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi?

Tại sao trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có nhiều đờm?
Tại sao trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có nhiều đờm?

Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh vẫn đang học cách bảo vệ chúng khỏi các tác nhân gây hại. Khi vi trùng hoặc bất cứ thứ gì khác gây kích ứng đường hô hấp mỏng manh của trẻ, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt và chất nhầy sẽ được sản sinh để phản ứng lại với tình trạng viêm.

Các tác nhân hàng đầu gây ra tình trạng dư thừa đờm ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bao gồm:

  • Khói thuốc lá
  • Bụi và chất ô nhiễm
  • Vi trùng, virus
  • Hóa chất
  • Thời tiết thay đổi

Những vấn đề sức khỏe dưới đây cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ sản sinh nhiều đờm trong khoang mũi và cổ họng:

  • Cảm lạnh, cảm cúm
  • Dị ứng
  • Hen suyễn
  • Viêm phổi
  • Viêm tiểu phế quản

Trong một số trường hợp, quá nhiều đờm là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như xơ năng.

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Đờm ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi không hoàn toàn xấu, nhưng quá nhiều đờm có thể gây phiền toái. Chính vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần học cách làm sạch khoang mũi, hạn chế tình trạng chất nhầy từ mũi chảy xuống cổ họng khiến trẻ khó thở, mất ngủ,…

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà bạn nên áp dụng để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.

Hút mũi cho trẻ

Hút dịch nhầy bằng ống bóp hút mũi
Hút dịch nhầy bằng ống bóp hút mũi

Bạn có thể sử dụng ống bóp hút mũi để loại bỏ chất nhầy trong mũi con bằng cách sau:

  • Đun sôi và để nguội một bát nước để làm sạch ống bóp hút mũi.
  • Rửa tay sạch sẽ.
  • Bế trẻ sao cho đầu của con thấp hơn một chút so với ngực.
  • Bóp nhẹ phần bầu cao su để ép không khí ra khỏi dụng cụ hút mũi.
  • Nhẹ nhàng đặt phần đầu ống vào bên trong lỗ mũi trẻ; không nên đặt đầu ống vào sâu, tránh làm tổn thương mũi con.
  • Từ từ thả tay đang bóng bầu cao su; khi không khí được hút vào, nó sẽ mang theo chất nhầy.
  • Rửa sạch ống hút mũi bằng nước sạch trước khi tiếp tục hút chất nhầy trong lỗ mũi còn lại.
  • Tiếp tục hút mũi cho con theo cách trên.
  • Cuối cùng, sử dụng khăn giấy nhẹ nhàng lau phía ngoài mũi con; không cần lau bên trong.

Lưu ý:

  • Cha mẹ có thể nhỏ hai hoặc ba giọt nước muối sinh lý vào mũi con để làm loãng đờm trước khi tiến hành hút.
  • Không cần làm sạch mũi cho con quá kỹ. Một lượng chất nhầy nhỏ trong mũi và họng sẽ giúp con tránh khỏi sự tấn công của vi trùng, bụi bẩn,…
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút mũi và lau khô, tránh để nấm mốc phát triển.

Tạo ẩm cho không khí

Các bậc phụ huynh có thể sử dụng máy tạo ẩm phun sương mát để tăng độ ẩm trong phòng của con. Không khí ẩm giúp giảm kích ứng đường thở, hạn chế sản sinh đờm.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm

Trong khi tắm, con sẽ hít vào hơi nước ấm một cách thụ động. Khi đó, hơi nước sẽ làm loãng đờm trong khoang mũi và cổ họng, giúp làm dịu đường hô hấp và giúp trẻ ho để tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.

Cho trẻ bú đủ

Sữa mẹ giúp sức khỏe con nhanh chóng hồi phục
Sữa mẹ giúp sức khỏe con nhanh chóng hồi phục

Khi có quá nhiều đờm trong cổ họng, con có thể cảm thấy khó chịu và bú kém hơn bình thường. Lúc này, mẹ nên cho con bú nhiều lần hơn để đảm bảo con nhận đủ lượng nước cần thiết trong ngày.

Hơn hết, sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại virus, vi khuẩn; qua đó cơ thể con sẽ nhanh chóng phục hồi.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Một trong những cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hiệu quả nhất là vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Vì như tôi đã nói ở trên, bụi bẩn, lông động vật,… là những tác nhân hàng đầu khiến cơ thể trẻ sản sinh quá nhiều đờm. Bằng cách lau nhà, hút bụi thường xuyên, bạn sẽ giữ cho con mình luôn khỏe mạnh.

Xoa lưng cho con

Mẹ hãy nằm xuống và đặt con nằm sấp trên ngực; sau đó dùng tay xoa nhẹ lưng con. Điều này giúp kích thích phản xạ ho ở trẻ để tống đờm ra ngoài.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Bạn không cần lo lắng khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có đờm trong mũi, miệng, cổ họng, miễn là con bú, ngủ và thở như bình thường. Ngược lại, hãy đưa con đến gặp bác sĩ Nhi khoa khi chúng:

  • Ho ra đờm có màu xanh lá cây, nâu hoặc đỏ.
  • Nôn mửa, bú kém.
  • Sốt từ 38 độ C trở lên.
  • Có dấu hiệu khó thở, thở khò khè.
  • Da tái, móng tay chuyển sang màu xanh.

Kết luận

Bạn đã biết cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa? Hãy áp dụng những phương pháp mà Fitobimbi hướng dẫn trên đây để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn nhé!

Chia sẻ bài viết này