Nội dung chính

6 cách trị ho ngứa cổ họng cho bé ngay tại nhà – Hiệu quả đã được kiểm chứng

Có những cách trị ho ngứa cổ họng cho bé nào an toàn, hiệu quả? Cùng Fitobimbi tìm hiểu ngay nào!

cách trị ho ngứa cổ họng cho bé

Trị ho ngứa cổ họng cho bé thế nào?

Nguyên nhân khiến bé bị ho, ngứa cổ họng

Có rất nhiều vấn đề khiến bé bị ho, ngứa rát cổ họng. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến nhất.

  • Viêm mũi dị ứng: tình trạng cơ thể phản ứng quá mức với một chất vô hại (phấn hoa, lông tơ, bụi, khói thuốc).
  • Dị ứng thực phẩm: tình trạng cơ thể phản ứng với một số loại thực phẩm. Dị ứng thực phẩm nhẹ thường có các triệu chứng như ngứa cổ họng (kéo theo ho).
  • Cảm lạnh hoặc cảm cúm: virus cảm lạnh hoặc cảm cúm đều có thể khiến bé bị ngứa họng.
  • Mất nước: mất nước gây khô miệng, lúc này bé có thể cảm thấy khô và ngứa rát cổ họng, kéo theo ho.
  • Trào ngược axit dạ dày: xảy ra khi axit từ dạ dày bị đẩy lên họng. Triệu chứng phổ biến của tình trạng này là:ợ hơi, buồn nôn, nôn, tiết nhiều nước bọt, ho nhiều về đêm,… Tuy nhiên, một số bé gặp tình trạng “trào ngược axit dạ dày thầm lặng” với triệu chứng duy nhất là ngứa cổ họng.
  • Các bệnh lý đường hô hấp: ho, ngứa cổ họng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,…

✔️✔️✔️Xem nhiều hơn: Siro ho nên uống trước hay sau ăn để đạt hiệu quả tốt nhất?

Cách trị ho ngứa cổ họng cho bé khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân

Bé bị ho, ngứa cổ họng cần được điều trị phù hợp tùy theo nguyên nhân gây bệnh
Bé bị ho, ngứa cổ họng cần được điều trị phù hợp tùy theo nguyên nhân gây bệnh

Cách chữa ho ngứa cổ họng cho bé sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

  • Bé bị ho, ngứa cổ họng do viêm mũi dị ứng, dị ứng thực phẩm sẽ khỏi bệnh khi các tác nhân gây dị ứng bị loại bỏ.
  • Bé bị ho, ngứa cổ họng do mất nước cần được uống đủ nước.
  • Bé bị ho, ngứa cổ họng do trào ngược axit dạ dày cần được ăn nhiều bữa với lượng thức ăn nhỏ mỗi bữa; sau khi bé bú/ ăn xong xong nên bế theo tư thế thẳng đứng để sữa/ thức ăn đi xuống dạ dày; massage cho bé để cải thiện chức năng tiêu hóa;…
  • Bé bị ho, ngứa cổ họng do các bệnh lý về đường hô hấp đôi khi cần được điều trị bằng thuốc (kháng sinh, kháng viêm,…).

Ngoài dấu hiệu ho, ngứa cổ, cha mẹ cần quan sát tình trạng sức khỏe của con để nhận diện các triệu chứng khác. Bằng cách này, bạn có thể biết được con đang gặp vấn đề sức khỏe nào để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu con có dấu hiệu khó thở, thở khò khè, sưng mặt, sốt, khó nuốt, đau họng nghiêm trọng,… cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám.

Hướng dẫn cách trị ho ngứa cổ họng cho bé ngay tại nhà

Như đã nói, cách trị ho ngứa cổ họng cho bé sẽ khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có một số biện pháp khắc phục tại nhà đã được thử nghiệm và cho thấy hiệu quả trong hầu hết mọi trường hợp.

Các biện pháp này tập trung vào việc giảm viêm, kích ứng cổ họng và triệu chứng phụ như ho.

✔️✔️✔️ 5 cách làm siro trị ho cho bé ai cũng có thể thực hiện được

Uống đủ nước

Nước giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể và giúp đào thải độc tố. Cùng với đó, uống nước có tác dụng làm dịu cổ họng, làm loãng đờm,…

Nước lọc, nước trái cây, nước canh hoặc nước chanh ấm là những lựa chọn tốt nhất cho bé đang bị ho, ngứa cổ. Cha mẹ cũng đừng quên để con tránh xa các loại nước ngọt và nước có gas trong thời gian này.

Mật ong giúp trị ho, ngứa cổ họng

Mật ong đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chữa ho, giảm ngứa rát họng
Mật ong đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chữa ho, giảm ngứa rát họng

Theo các nghiên cứu khoa học, 2 thìa cà phê mật ong có hiệu quả tương đương với một số loại thuốc ho. Để giúp con giảm ho, ngứa cổ, cha mẹ có thể:

  • Pha mật ong với nước ấm và cho con uống.
  • Kết hợp mật ong cùng nước chanh giúp giảm ho hiệu quả.
  • Mật ong hấp lá tần dày được đánh giá cao trong việc điều trị ho, ho có đờm, ngứa rát cổ họng ở trẻ em.
  • v.v…

Đặc biệt lưu ý: Tuyệt đối không cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng mật ong vì nó có thể khiến bé bị ngộ độc.

Tăng độ ẩm trong không khí nếu cần thiết

Nếu bé bị ho, ngứa cổ do không khí khô hoặc dị ứng, tăng độ ẩm trong không khí sẽ hữu ích. Không khí ẩm giúp hầu họng không bị khô, giảm kích ứng phía sau cổ họng; nhờ đó giảm tình trạng ngứa và ho.

Để tăng độ ẩm trong không khí, bạn có thể sử dụng máy phun sương. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải vệ sinh thiết bị hàng ngày; vì virus, vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng bên trong máy.

Súc miệng với nước muối

Nước muối loãng có tác dụng sát khuẩn, giảm ho
Nước muối loãng có tác dụng sát khuẩn, giảm ho

Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách trị ho ngứa cổ họng cho bé hiệu quả nhất. Cha mẹ chỉ cần thêm 1/2 thìa cà phê muối vào 240ml nước ấm và cho con súc miệng bằng hỗn hợp nước muối vài lần mỗi ngày. Hơi ấm có thể làm dịu cổ họng và muối có thể giúp giảm sự tích tụ đờm.

Áp dụng các bài thuốc chữa ho dân gian

Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa ho hiệu quả. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

  • Lê hấp đường phèn giúp trị ho cho bé.
  • Nước luộc lá tía tô giúp diệt khuẩn, bảo vệ cổ họng.
  • Chữa ho cho bé bằng tỏi mật ong.
  • Diếp cá nấu nước vo gạo có tác dụng trị ho, tiêu đờm.
  • Trị ho cho bé bằng hành tây ngâm đường phèn.
  • v.v…

Trên đây là một vài cách trị ho ngứa cổ họng cho bé ngay tại nhà có hiệu quả trong hầu hết mọi trường hợp. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng: có nhiều tác nhân khiến con bị ho, ngứa rát cổ; điều quan trọng là phải tìm hiểu nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp.

Chia sẻ bài viết này