Khi bé ho có nên vỗ lưng không? Đây là phương pháp được áp dụng khi người bệnh bị ho đờm hoặc các bệnh liên quan đến tắc nghẽn đờm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Vỗ lưng long đờm là gì?
Vỗ lưng long đờm hay còn được gọi là phương pháp vỗ rung long đờm, đây là kỹ thuật vật lý sử dụng lực của cánh tay tác động vào lưng giúp bài trừ đờm nhớt, cải thiện hô hấp và giúp phổi giãn nở tốt hơn.
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các chất gây hại ra khỏi đường thở. Có 2 kiểu ho chủ yếu là ho khan và ho đờm. Khác với các loại ho thông thường, trẻ sơ sinh bị ho đờm sẽ rất khó chịu, vì chúng chưa tự ý thức được việc “khạc đờm” nên chất nhầy sẽ ứ đọng trong cổ họng khiến bé khó thở, quấy khóc, lười ăn, nôn trớ,…
Muốn hết ho đờm, trước hết bé cần được làm sạch đường hô hấp, loại bỏ tác nhân gây viêm nhiễm – chính là đờm. Cổ họng còn đờm thì bé sẽ còn ho! Một trong những giải pháp giúp bé ho đờm cải thiện tắc nghẽn được các chuyên gia khuyến khích đó chính là vỗ lưng.
Khi bé ho có nên vỗ lưng không?
Vỗ lưng long nếu được thực hiện đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trạng khó thở, nghẹt mũi ở trẻ ho đờm. Đồng thời mang đến cảm giác thoải mái, cho bé hết khò khè, nôn trớ,… Đặc biệt, phương pháp này còn giúp bé lấy đi được hết những cục đờm nhớt vướng mắc trong cổ họng một cách dễ dàng, tránh tình trạng ứ đọng lâu ngày gây viêm nhiễm và cản trở khả năng hô hấp, ăn uống của bé.
Tóm lại, khi bé ho cls nên vỗ lưng không? Câu trả lời là có! Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, việc thực hiện đúng kỹ thuật là điều vô cùng cần thiết. Vì vậy đỏi hòi người tiến hành phải nắm được kỹ năng cơ bản để tránh tác động mạnh làm bé bị tổn thương.
Khi nào bé bị ho cần vỗ long đờm?
Kỹ thuật vỗ lưng long đờm được áp dụng trong những trường hợp sau:
- Bé bị ho đờm kèm theo hiện tượng thở khò khè, tiếng thở nặng
- Trẻ bị ho do mắc bệnh viêm phế quản hoặc viêm đường hô hấp mãn tính
- Trẻ bị ho do viêm phổi khiến đờm bị mắc kẹt nhiều trong khí quản
- Trẻ bị mắc một số vấn đề về đờm sau phẫu thuật
- Trẻ mắc bệnh về thần kinh, nhược cơ nên không tự ý thức được việc khạc đờm, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn
Trong trường hợp nào bé bị ho không nên vỗ lưng long đờm?
“Khi bé bị ho có nên vỗ lưng?”, câu trả lời sẽ là Không nếu bé rơi vào một trong số những trường hợp dưới đây:
- Trẻ bị ho khan không có đờm hoặc lượng đờm tiết ra ít
- Trẻ mắc bệnh lý về tim mạch
- Trẻ bị tràn dịch, tràn khí màng phổi, ung thư phổi
- Trẻ bị chấn thương lồng ngực
- Trẻ bị dị tật đường thở
- Trẻ sau khi ăn no không nên vỗ lưng
Hướng dẫn vỗ lưng cho bé bị ho
Vỗ lưng được chỉ định trong những trường hợp trẻ mắc một số bệnh lý về hô hấp, chẳng hạn như viêm tiểu phế quản, viêm nghẹt mũi, viêm phế quản, các bệnh lý hô hấp khiến trẻ bị ứ đọng đờm nhầy, gây cản trở hô hấp. Dưới đây là hướng dẫn các bước vỗ long đờm cho bé bị ho.
Tư thế vỗ long đờm cho bé
Phụ huynh có thể vỗ long đờm cho bé theo một trong 4 tư thế sau:
- Đặt bé lên lòng bàn tay, mặt úp xuống dưới (áp dụng cho bé dưới 2 tháng tuổi)
- Cho bé ngồi lên đùi, đầu hướng về phía trước
- Đặt bé nằm nghiêng người
- Bế vác trẻ trên vai
Xác định vị trí vỗ
Vỗ lưng cho bé cần xác định vị trí tác động để mang lại hiệu quả tốt nhất: Dùng lực cổ tay vỗ vào lưng bé bắt đầu từ phổi, vỗ dần lên trên để tạo áp lực đẩy đờm ra ngoài.
Kỹ thuật vỗ long đờm
- Tư thế tay: Bàn tay khum lại sao cho các ngón tay không tạo ra khoảng trống. Tư thế tay này khi vỗ sẽ không khiến trẻ bị đau
- Sử dụng lực từ cổ tay chứ không phải cánh tay, vỗ vào lưng trẻ sao cho tạo thành tiếng “bộp, bộp”. Ngoài ra, người thực hiện cần vỗ dứt khoát, nhưng phải nhẹ nhàng. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác lồng ngực của trẻ rung len theo nhịp vỗ tay. Đây là một kỹ thuật khó, nếu thực hiện đúng trẻ sẽ không bị đau, ngược lại còn cảm giác thích thú
- Thời gian vỗ lưng cho bé trong bao lâu: Mỗi lần vỗ long đờm cho bé chỉ nên làm từ 10 – 15 phút, đưa bé về tư thế an toàn sau mỗi 3 phút. Sau đó dùng tay nhấn nhẹ vào cổ bé để kích thích phản xạ hô
- Sau khi vỗ lưng long đờm, bé sẽ bị ho nhiều hơn, kèm theo cơn ho là các dịch trắng, màu xanh hoặc vàng. Dựa vào màu sắc của đờm sẽ giúp cha mẹ biết được con đang bị mắc bệnh gì
Những lưu ý khi vỗ lưng cho bé bị ho
Bên cạnh việc tìm hiểu “khi bé ho có nên vỗ lưng không?”, bài viết này sẽ cung cấp đến mẹ những lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này:
- Thực hiện vỗ đờm cho bé ở tư thế đúng để tránh bị nôn trớ hay sặc
- Không thực hiện khi bé vừa ăn no. Thời gian lý tưởng nhất là trước bữa 1 giờ
- Trước khi vỗ lưng long đờm, mẹ cần chuẩn bị khăn mềm, cởi bớt quần áo cho việc thao tác dễ dàng hơn
- Người thực hiện cần tháo bỏ vòng cổ tay, nhẫn để không gây tổn thương bé
- Kỹ thuật vỗ đờm nếu được thực hiện chính xác sẽ tạo âm thanh “bộp bộp”. Ngược lại, nếu nghe thấy tiếng “bèm bẹt” thì cần xem xét lại cách vỗ đã đúng chưa
- Không vỗ tại vị trí dạ dày, xương ức và xương sống
Trên đây là giải đáp “khi bé ho có nên vỗ lưng”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp cha mẹ biết thêm được giải pháp hữu ích để đối phó mỗi khi bé bị ho đờm khò khè, khó thở!