Nội dung chính

Trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không?

Trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh. Bởi mẹ lo sợ tiêm vắc xin sẽ khiến tình trạng bệnh của con yêu trở nên tồi tệ hơn.

[Góc giải đáp] Trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không?
[Góc giải đáp] Trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không?

Trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không?

Tiêm chủng không bắt buộc nhưng được khuyến khích cho tất cả trẻ em. Hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ không hoạt động tốt như hệ thống miễn dịch ở trẻ lớn hơn và người lớn, vì nó vẫn còn non nớt. Do đó cần nhiều liều vắc xin hơn. Tuy nhiên, vắc xin chỉ đạt hiệu quả phòng bệnh khi trẻ được tiêm đúng lịch và đủ mũi.

Xoay quanh vấn đề này nhiều phụ huynh băn khoăn không biết trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không? 

Trẻ bị ho sổ mũi
Trẻ bị ho sổ mũi

Theo khuyến nghị của chuyên gia, trẻ em vẫn có thể tiêm vắc xin – ngay cả khi bị sốt hoặc ốm nhẹ. Bởi vì bệnh nhẹ không ảnh hưởng đến mức độ phản ứng của cơ thể với vắc xin, con bạn vẫn có thể được tiêm phòng nếu trẻ có:

  • Sốt nhẹ
  • Cảm lạnh, sổ mũi hoặc ho
  • Tiêu chảy nhẹ
  • Viêm tai giữa

Vắc xin chỉ có một phần rất nhỏ vi khuẩn và vi rút mà trẻ em gặp phải một cách tự nhiên. Do đó, hệ thống miễn dịch có thể xử lý việc tiêm vắc-xin và chống lại các bệnh nhẹ cùng một lúc.

Trẻ bị ho sổ mũi nhẹ vẫn có thể tiêm phòng bình thường
Trẻ bị ho sổ mũi nhẹ vẫn có thể tiêm phòng bình thường

Tiêm chủng ngừa không làm cho triệu chứng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Giống như bất kỳ các loại thuốc kháng sinh khác, người tiêm vắc xin sẽ cũng có nguy cơ gặp tác dụng phụ, chẳng hạn như đau, sưng tấy ở vị trí tiêm và sốt nhẹ.

Khi trẻ đi tiêm phòng về, để giảm bớt sự khó chịu do ảnh hưởng của những tác dụng phụ này, mẹ nên chườm khăn ấm cho bé, vừa giúp giảm đau, vừa hạ sốt hiệu quả. Ngoài ra, cần tăng cường bổ sung cho bé những thực phẩm bổ dưỡng, giúp nâng cao hệ miễn dịch, cho bé cơ thể khỏe mạnh. Vậy là bạn đã có câu trả lời “trẻ ho sổ mũi có tiêm được không?” rồi đúng không?

✔️✔️✔️ 7 nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt

Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?

Thông thường, trước khi tiêm vắc, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để biết trẻ có đủ tiêu chuẩn và sức khỏe để tiêm phòng hay không. Với những trường hợp trẻ bị bệnh nặng hoặc vừa, bác sĩ có thể lùi ngày tiêm của trẻ ít nhất 1 tuần đến khi sức khỏe bình phục.

Nếu con bạn gặp một trong số tình trạng dưới đây, bác sĩ sẽ có thể hoãn lịch tiêm phòng:

  • Trẻ mắc bệnh mãn tính
  • Trẻ có hệ miễn dịch kém
  • Trẻ có cơ địa nhạy cảm, xảy ra tình trạng phản ứng nặng đối với liều vắc xin đã tiêm trước đó
  • Trẻ bị dị ứng với một số thành phần trong vắc xin 

Trên đây là giải đáp “trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không?”. Mong rằng, thông tin chia sẻ này sẽ hữu ích đối với bạn!

Chia sẻ bài viết này