“Trẻ 3 tuổi bị viêm họng uống thuốc gì” là nỗi lo thường trực của rất nhiều ông bố bà mẹ. Trong bài viết hôm nay, Fitobimbi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng giúp các bậc phụ huynh có được câu trả lời cho câu hỏi này.
Nguyên tắc điều trị viêm họng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên
Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng, được Ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, trẻ em 3 tuổi bị viêm họng cần được điều trị theo nguyên tắc sau.
Khi không có xét nghiệm cụ thể giúp xác định nguyên nhân dẫn đến viêm họng là do virus hay vi khuẩn thì mọi trường hợp viêm họng cấp đơn thuần ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên đều được điều trị như viêm họng đỏ cấp do liên cầu. |
Cách điều trị viêm họng ở trẻ 3 tuổi trở lên cụ thể như sau:
Điều trị toàn thân
Điều trị viêm họng cho trẻ em 3 tuổi như thế nào?
Trẻ từ 3 tuổi trở lên sẽ được kê đơn thuốc hạ sốt, giảm đau; kháng sinh và kháng viêm phù hợp với tình trạng bệnh. Theo hướng dẫn của Bộ y tế, trẻ sẽ được uống một hoặc kết hợp các loại thuốc sau:
- Hạ sốt, giảm đau: paracetamol, aspirin…
- Kháng sinh: amoxicillin, cephalexin, erythromycin, clarythromycin,…
- Kháng viêm: alphachymotrypsin, prednisolon 5mg
Điều trị tại chỗ
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, trẻ 3 tuổi bị viêm họng cần được xông họng, súc họng hàng ngày.
- Xông họng: bằng kháng sinh và giảm viêm
- Súc họng: BBM (thuốc súc miệng chứa Natri hydrocarbonat, Natri tetraborat, Methol) ngày 3 – 4 lần
Nâng đỡ cơ thể
Cha mẹ cũng cần cho ăn uống đầy đủ để bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết,… giúp con nhanh chóng hồi phục.
Trẻ 3 tuổi bị viêm họng uống thuốc gì?
Từ nguyên tắc điều trị trên đây, cha mẹ sẽ có được câu trả lời cho câu hỏi “trẻ 3 tuổi bị viêm họng uống thuốc gì?”. Theo đó, trẻ 3 tuổi bị viêm họng cần uống thuốc hạ sốt, giảm đau; thuốc kháng sinh; thuốc kháng viêm tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh.
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Trẻ sốt trên 38,9 độ C cần được uống thuốc hạ sốt
Thuốc giảm đau, hạ sốt có tác dụng ức chế sản xuất prostaglandin (chất trung gian hóa học của quá trình viêm và nhận cảm đau) tại vị trí viêm và trong thần kinh trung ương (giúp giảm đau). Đồng thời, loại thuốc này còn có khả năng làm giảm nhiệt độ cơ thể (giúp hạ sốt).
Không phải lúc nào trẻ 3 tuổi bị viêm họng cũng cần uống thuốc hạ đau, giảm sốt. Cụ thể như sau:
- Nhiệt độ trực tràng dưới 38,9 độ C: khuyến khích con nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Lúc này, cha mẹ chưa cần cho con uống thuốc. Hãy gọi cho bác sĩ nếu con có biểu hiện cáu kỉnh bất thường, hôn mê hoặc rất khó chịu.
- Nhiệt độ trực tràng trên 38,9 độ C: nếu con có vẻ khó chịu, hãy cho con uống acetaminophen (Tylenol, Hapacol, Efferalgan, Panadol,…) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin,…). Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ và đọc kỹ nhãn thuốc để biết liều lượng sử dụng thích hợp. Lưu ý không cho con dùng nhiều loại thuốc có chứa acetaminophen, chẳng hạn như một số loại thuốc ho và cảm lạnh.
Thông tin thêm:
- Không sử dụng ibuprofen cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi hoặc trẻ em bị mất nước, nôn mửa liên tục.
- Paracetamol cũng được sử dụng để giảm đau, hạ sốt ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên.
- Mặc dù aspirin được chấp thuận sử dụng cho trẻ em trên 3 tuổi, nhưng bạn không nên cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên uống aspirin trừ khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ.
✔️✔️✔️ Xem thêm: Cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi – Bảo vệ con yêu đúng cách
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là thuốc có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Loại thuốc này không có hiệu quả trong việc điều trị viêm họng do virus.
Tuy nhiên, việc xác định chính xác tác nhân gây bệnh là do virus hay vi khuẩn không phải điều dễ dàng. Vì vậy, các trường hợp trẻ 3 tuổi bị viêm họng không được xét nghiệm phân loại nguyên nhân thường được kê đơn thuốc kháng sinh.
Amoxicillin và Penicillin là hai loại kháng sinh phổ biến được sử dụng để chữa viêm họng cho trẻ em.
Trẻ em bị mẫn cảm với Penicilin có thể sử dụng một trong những loại kháng sinh sau:
- Cephalexin
- Cefadroxil
- Clindamycin
- Clarithromycin
- Azithromycin
Thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm là loại thuốc làm giảm viêm (đỏ, sưng, đau) trong cơ thể. Các loại thuốc kháng viêm được đề cập đến trong hướng dẫn của Bộ Y tế bao gồm:
- Alphachymotrypsin (Alpha Choay, Katrypsin, Chymobest,…)
- Prednisolon 5mg
Lưu ý:
- Aspirin, Ibuprofen (thuốc giảm đau, hạ sốt) đều có tác dụng kháng viêm. Vì vậy, khi con đã được uống một trong số hai loại thuốc này thì bạn không cần cho con uống thêm thuốc kháng viêm
- Acetaminophen giúp giảm đau, nhưng không có tác dụng kháng viêm
Có phải mọi trường hợp trẻ bị viêm họng đều cần uống thuốc?
Không phải tất cả trẻ em 3 tuổi bị viêm họng đều cần uống thuốc
Như vậy, chúng ta đã biết trẻ 3 tuổi bị viêm họng uống thuốc gì. Tuy nhiên, có phải tất cả trẻ em bị viêm họng đều cần uống thuốc hay không?
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, 70 – 80% trường hợp viêm họng ở trẻ em là do virus gây ra. Điều này có nghĩa là, cứ 10 trẻ bị viêm họng thì có 7 đến 8 trường hợp không cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Vì thuốc kháng sinh không có hiệu quả trong việc chống lại virus. Lúc này, bệnh nhân chỉ cần được điều trị triệu chứng.
Điều trị triệu chứng có nghĩa là khi trẻ bị sốt thì dùng thuốc hạ sốt, bị ho cho dùng thuốc ho, sổ mũi thì hút mũi,…
Ngoài ra, trẻ 3 tuổi bị viêm họng cũng cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để nhanh chóng hồi phục.
- Khi con bị viêm họng, hãy cho con nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
- Cho con uống nhiều nước (nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả,…) để tránh tình trạng mất nước. Không cho con uống các loại nước có gas, tránh các loại nước có tính axit mạnh (nước chanh, nước cam,…) vì chúng có thể kích thích cổ họng đang bị tổn thương, khiến con ho và khó chịu hơn.
- Cho con súc miệng với nước muối sinh lý 3 – 4 lần mỗi ngày để diệt khuẩn.
- Sử dụng máy phun sương để tăng độ ẩm không khí trong nhà. Điều này có thể giúp con thở dễ dàng hơn và giúp giảm ho.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cho con sử dụng siro giảm triệu chứng ho và viêm họng để tăng cường sức đề kháng và làm dịu cổ họng, giúp “đánh bay” cơn ho hiệu quả.
Kết luận
Bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “trẻ 3 tuổi bị viêm họng uống thuốc gì” chưa? Xin hãy nhớ rằng: “thuốc có 3 phần độc”, vì vậy, cha mẹ hãy thật cẩn thận khi mua và cho con uống thuốc nhé!