Nội dung chính

“Bỏ túi” 5 cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu KHÔNG TỐN KÉM

Với đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, chữa viêm phế quản bằng lá trầu là mẹo dân gian được người xưa rất tin dùng. Hiệu quả thực sự và cách dùng của phương pháp này ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

“Bỏ túi” 5 cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu KHÔNG TỐN KÉM
“Bỏ túi” 5 cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu KHÔNG TỐN KÉM

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Trầu không là loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam vào mỗi dịp lễ, Tết. Trong những dịp này, quả cau cùng với miếng trầu têm cánh phượng luôn giữ vị trí quan trọng trên ban thờ, mâm cúng. Những ít ai biết được rằng, loại lá này còn có sở hữu giá trị y học trong điều trị các bệnh lý về viêm đường hô hấp, điển hình như viêm phế quản.

Với đặc tính ấm, mùi thơm, vị cay nồng, lá trầu không có tác dụng đi vào 3 kinh, phế, tỳ và vị, giúp hóa đờm, chỉ thống, hành khí, tán hàn và giảm ngứa. Bên cạnh đó, lá trầu còn giúp ngăn ngừa sự tấn công của các chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến. Từ đó kìm hãm và giảm nhẹ triệu chứng mà viêm phế quản gây ra cho trẻ.

Tác dụng của lá trầu trong điều trị viêm phế quản
Tác dụng của lá trầu trong điều trị viêm phế quản

Y học hiện đại cũng nhận định, tinh dầu thơm trong lá trầu giúp cải thiện rõ rệt tình trạng ớn lạnh, sốt, mệt mỏi, khó thở, ho đờm, ho khan,… Ngoài ra, người ta còn phát hiện trong lá trầu có chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên, điển hình như betel và chavicol, giúp kìm hãm hoạt động của virus và vi khuẩn gây bệnh. Từ đó ngăn ngừa và kiểm soát tốt tình trạng viêm phế quản ở trẻ.

5 cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu

Bài thuốc trị viêm phế quản bằng lá trầu có nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản nên bất cứ ai cũng có thể áp dụng. Dưới đây là 5 cách dùng lá trầu chữa viêm phế quản phổ biến nhất, các mẹ hãy tham khảo nhé!

Cách 1: lá trầu không nguyên chất

Chuẩn bị: cần 5 – 10 lá trầu không to, tươi và một chút muối hạt

Thực hiện:

  • Ngâm lá trầu với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước 2 – 3 lần để đảm bảo không còn bụi bẩn hay vi trùng bám trên lá
  • Vớt lá ra rổ, để ráo nước
  • Chuẩn bị 1 chiếc cối sạch rồi tiến hành giã nhuyễn lá trầu cùng với một xíu muối
  • Phần nước cốt thu được dùng để uống 2 lần/ngày

Uống lá trầu nguyên chất sẽ có vị hăng, khá “kén” trẻ. Vì vậy, mẹ có thể cho bé ăn kèm với các đồ ăn khác như kẹo, bánh nhằm kích thích vị giác.

Cách 2: chữa viêm phế quản bằng lá trầu kết hợp với mật ong

Sự kết hợp giữa vị ngọt của mật ong sẽ giúp trung hòa vị hăng của lá trầu. Điều này không chỉ giúp bé dễ dàng hấp thụ mà còn gia tăng công dụng của bài thuốc. Được biệt, mật ong chứa nhiều chất kháng viêm rất tốt cho cổ họng, giúp giảm ho, long đờm và phục hồi tổn thương hiệu quả. Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu và mật ong cũng hết sức đơn giản, các mẹ hãy tham khảo theo hướng dẫn sau nhé!

Lá trầu kết hợp mật ong
Lá trầu kết hợp mật ong

Chuẩn bị: 5 – 10 lá trầu không tươi, 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất và 1 bát nước sôi

Thực hiện:

  • Lá trầu không đem ngâm nước muối trước khi rửa với nước để loại bỏ sâu được vi khuẩn, bụi bẩn bám trên lá
  • Vò nát lá trầu rồi hãm với nước sôi trong vòng 30 phút
  • Thêm 2 – 3 thìa mật ong vào phần nước cốt lá trầu
  • Khuấy đều rồi đun sôi hỗn hợp trong vòng 10 phút là có thể dùng được

Cách 3: trị viêm phế quản bằng lá trầu và gừng

Gừng có tác dụng bổ phế – phổi bởi đặc tính ấm. Nhờ công dụng này, gừng là thảo dược thường xuyên có mặt trong các bài thuốc trị ho hay viêm phế quản. Kết hợp gừng với lá trầu là cách chữa viêm phế quản rất hay mà bạn có thể áp dụng.

Lá trầu kết hợp với gừng
Lá trầu kết hợp với gừng

Chuẩn bị: 5 – 10 lá trầu tươi, 1/2 củ gừng và 1 bát nước sôi

Thực hiện:

  • Ngâm lá trầu trong dung dịch nước muối tầm 10 phút rồi rửa sạch với nước
  • Vớt lá trầu ra rổ để cho ráo nước
  • Thái nhỏ lá trầu rồi ngâm trong bát nước sôi đã chuẩn bị trong vòng 25 phút
  • Tiếp đó, dùng rây lọc lấy nước cốt
  • Với gừng, mẹ rửa sạch, thái lát mỏng rồi cho vào nước cốt lá trầu
  • Đun sôi hỗn hợp trên trong vòng 5 phút là có thể cho bé uống

Cách 4: lá trầu kết hợp với củ nén chữa viêm phế quản

Củ nén có tác dụng sát khuẩn, giảm ho, tiêu độc và long đờm nên khi kết hợp với lá trầu sẽ mang lại hiệu quả cải thiện viêm phế quản cực tốt.

Chuẩn bị: 5 – 10 lá trầu không tươi, 5 củ nén

Thực hiện:

  • Sơ chế nguyên liệu thật kỹ: lá trầu ngâm và rửa sạch với nước muối. Với củ nén, mẹ cần bóc vỏ
  • Cho củ nén và lá trầu vào cối giã nhuyễn (để riêng từng nguyên liệu)
  • Ngâm từng nguyên liệu trong nước sôi 15 phút
  • Phần nước thu được nên uống luôn trong ngày. Áp dụng kiên trì trong 5 ngày để thấy rõ hiệu quản

Cách 5: kết hợp lá trầu với nhục đậu khấu và đinh hương trị viêm phế quản

Các nguyên liệu trong bài thuốc này đều chứa hoạt chất kháng sinh rất tốt cho các bệnh lý nhiễm trùng. Vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng.

Chuẩn bị: 5 – 10 lá trầu, 2 – 3g nhục đậu khấu, 3 – 4g nụ đinh hương và 200ml nước lọc

Thực hiện

  • Ngâm toàn bộ nguyên liệu trong nước 10 – 15 phút cho sạch
  • Đun sôi lá trầu, nhục đậu khấu và nụ đinh hương trong khoảng 10 phút
  • Đợi nước nguội là có thể sử dụng
Lá trầu, nhục đậu khấu và đinh hương
Lá trầu, nhục đậu khấu và đinh hương

Những lưu ý khi chữa viêm phế quản bằng lá trầu cho bé

Bất kỳ phương pháp nào cũng có mặt hạn chế, để giảm thiểu rủi ro trong quá trình điều trị, bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

  • Nên chọn lá trầu già vì nó chứa nhiều hoạt chất hơn lá non
  • Hiệu quả của bài thuốc phụ thuộc lớn vào cơ địa của từng người. Do đó, bạn cần kiên trì để thấy được hiệu quả
  • Trong quá trình chữa viêm phế quản bằng lá trầu không, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu bất thường như buồn nôn, đau đầu,… cần ngừng dùng và đưa đến gặp bác sĩ ngay
  • Không áp dụng đồng thời nhiều cách dùng lá trầu không chữa viêm phế quản. Điều này có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
  • Với trẻ nhỏ, liều lượng mỗi lần dùng chỉ lên bằng 1/2 so với người lớn. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện
  • Bên cạnh việc chữa viêm phế quản bằng lá trầu, mẹ nên cung cấp cho bé một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt là cần lưu ý trong việc vệ sinh cá nhân, hướng dẫn bé súc miệng bằng nước muối thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trên đây là chia sẻ 5 cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không. Các biện pháp này mang lại hiệu quả khá tốt cho trường hợp bệnh nhẹ. Với trẻ bị viêm phế quản kéo dài, cha mẹ cần đến gặp bác sĩ để có lời khuyên hữu ích.

Chia sẻ bài viết này