Chữa viêm xoang bằng lá trầu là phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ trên 12 tuổi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để học ngay 5 cách dùng lá trầu chữa viêm xoang hiệu quả nhé!
Tìm hiểu về bệnh viêm xoang ở trẻ
Các xoang đã có ngay từ khi mới sinh, nhưng chúng không phát triển đầy đủ cho đến khi trẻ được 7 – 8 tuổi. Không giống như viêm xoang ở người lớn, tình trạng này có thể khó chẩn đoán ở trẻ em vì các triệu chứng nó khá giống với các bệnh lý phổ biến đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc dị ứng.
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng và sưng các hốc rỗng nằm gần đường mũi. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu có thể kéo dài trong nhiều tuần và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, trẻ bị viêm xoang nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng khôn lường, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.
Viêm xoang là dạng bệnh lý mãn tính, các triệu chứng của nó dai dẳng và rất khó để điều trị dứt điểm. Do vậy, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây tình trạng kháng kháng sinh. Thay vào đó, cách chữa viêm xoang bằng các mẹo dân gian lại được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng hơn. Một trong số đó là cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không, vừa hiệu quả mà còn an toàn và lành tính, giúp trẻ nhanh chóng thuyên giảm triệu chứng.
Tác dụng của chữa viêm xoang bằng lá trầu
Chắc hẳn, hình ảnh lá trầu, quả cau đã quá quen thuộc với người Việt. Loại lá này có mặt trong mọi dịp lễ, tết, tạo nên nét văn hóa đặc sắc của nước ta. Không chỉ là loại lá “ăn chơi” của các mẹ, các bà, lá trầu không còn có tính ứng dụng cao trong y học.
Theo đông y, lá trầu có vị cay nồng, tính ấm, mang đến tác dụng tán hàn, sát trùng, giảm đau và tiêu viêm. Chính vì đặc tính này, lá trầu không thường rất được ưa chuộng trong các bài thuốc điều trị bệnh lý về hô hấp, một trong số đó là viêm xoang.
Y học hiện đại cũng chỉ ra, trong lá trầu có chứa nhiều protein, chất xơ và các khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, lượng tinh dầu trong thảo dược này có có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa cực mạnh. Từ đó giúp sát khuẩn, diệt trùng, phục hồi tổn thương niêm mạc xoang và kiểm soát triệu chứng nhanh chóng. Chữa viêm xoang bằng lá trầu không được coi là giải pháp đơn giản, hiệu quả và tính an toàn cao. Do đó, người bệnh có thể tham khảo áp dụng.
4 cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không
Để bài thuốc phát huy tối đa hiệu quả, hãy tham khảo những cách dùng lá trầu chữa viêm xoang dưới đây nhé!
Cách 1: Xông mũi với lá trầu không
Khi áp dụng phương pháp này, hoạt chất của lá trầu kết hợp với hơi nước nóng sẽ đi sâu vào mũi, loại bỏ tắc nghẽn và bụi bẩn. Từ giúp xoang thông thoáng và sạch sẽ hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 10 – 15 lá trầu không tươi (nên chọn những lá giá sẽ chứa nhiều hoạt chất hơn),
250ml nước sạch, 1 cái khăn to
Thực hiện:
- Đem ngâm lá trầu trong dung dịch nước muối pha loãng. Sau 15 phút, vớt ra và rửa sạch lại với nước lọc
- Cho nước và lá trầu đã chuẩn bị vào nồi rồi tiến hành đun sôi
- Khi nước đã sôi, sử dụng khăn trùm rồi bắt đầu xông
- Hít thở đều để hơi nước đi sâu vào xoang
- Thời gian xông tối đa là khoảng 15 phút. Sau đó, dùng khăn mặt sạch, thấm nước ấm rửa lại mũi và dịch nhầy chảy ra
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất
Cách 2: Chữa viêm xoang bằng lá trầu theo cách nhỏ mũi
Bạn có thể sử dụng lá trầu để làm dung dịch nhỏ mũi trị viêm xoang. Cách này sẽ đạt hiệu quả cao hơn, vì các dược chất từ lá trầu sẽ thẩm thấu trực tiếp vào niêm mạc xoang.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 100g lá trầu không
- Muối
- Lọ nhỏ mắt rỗng
Thực hiện:
- Ngâm và rửa sạch lá trầu để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên lá
- Cho toàn bộ dược liệu vào máy sinh tố xay nhuyễn
- Dùng tay vắt lấy phần nước cốt, sau đó hòa thêm với một chút nước ấm và muối hạt
- Khuấy đều hỗn hợp rồi chiết vào lọ nhỏ mắt rỗng
- Nhỏ dung dịch nước cốt lá trầu vào mỗi bên mũi mỗi ngày
Cách 3: Chữa viêm xoang bằng lá trầu và gừng
Gừng cũng là vị thuốc rất có lợi cho các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Sự kết hợp với lá trầu sẽ mang lại hiệu quả điều trị viêm xoang nhanh chóng hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 3 lá trầu không tươi và 1 củ gừng
Thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu rồi giã nát
- Đắp hỗn hợp lá trầu và gừng lên sống mũi khoảng 15 phút
- Cách này sẽ giúp giảm đau, sưng, cải thiện tắc nghẽn hiệu quả
Cách 4: Trị viêm xoang bằng lá trầu và bồ kết
Trong thành phần bồ kết có chứa lượng lớn saponin, hoạt chất có tác dụng loại bỏ đờm nhớt rất mạnh. Vì vậy, sự kết hợp giữa hai dược liệu này sẽ giúp tình trạng xoang mũi được thông thoáng nhanh chóng.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 15 lá trầu không tươi
- 7 trái bồ kết khô đã nướng
- 2 lít nước
- 1 khăn to
Thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu rồi ngâm trong dung dịch nước muối
- Đun sôi bồ kết với 2 lút nước. Sau 20 phút thì cho lá trầu vào
- Hỗn hợp này đem xông trong 20 phút. Kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả cao
Cách 5: Lá trầu không kết hợp với rượu trắng và hoa ngũ sắc
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 10 lá trầu tươi
- 1 lọ nước cốt hoa ngũ sắc mua ngoài tiệm thuốc
- 0.1 lít rượu trắng
- Dung dịch nước muối
Thực hiện:
- Lá trầu đem ngâm nước muối và rửa sạch lại
- Tiếp tục cho lá trầu đã rửa sạch vào rượu trắng ngâm trong 20 phút
- Ngậm rượu lá trầu trong miệng, kết hợp dùng nước cốt hoa ngũ sắc nhỏ mũi
- Nhổ rượu ra và xì sạch mũi để chất bẩn trong xoang tiết ra ngoài
Những lưu ý khi chữa viêm xoang bằng lá trầu không
Mặc dù được đánh giá là khá lành tính, nhưng khi thực hiện cách chữa viêm xoang bằng lá trầu, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn:
- Nên sử dụng lá trầu già, không bị hư hại để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất
- Do đây là mẹo dân gian nên chỉ phù hợp trong trường hợp viêm xoang thể nhẹ. Với những ca bệnh nặng, tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt
- Hiệu quả bài thuốc tùy thuộc vào cơ địa mỗi trẻ. Cha mẹ đừng quên khuyến khích bé nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để nâng cao hiệu quả chữa viêm xoang bằng lá trầu không nhé!
- Khi áp dụng cho bé, cha mẹ nên sử dụng đúng liều lượng có trong hướng dẫn, tránh nôn nóng mà sử dụng quá liều dẫn đến rủi ro đáng tiếc
- Với bài thuốc nhỏ mũi trực tiếp, cha mẹ cần thận trọng khi sử dụng cho bé. Vì lá trầu có thành phần dược tính mạnh, dễ gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Do đó, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trên đây là tổng hợp 5 cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không và những lưu ý khi sử dụng. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho cha mẹ trong chăm sóc và điều trị viêm xoang ở trẻ.