Nội dung chính

Hướng dẫn cách vắt/hút sữa mẹ được nhiều nhất

Thiếu sữa cho con là một vấn đề khiến các mẹ buồn phiền, thậm chí gây trầm cảm sau sinh. Với mong muốn giúp các mẹ giải quyết vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn từng bước cách vắt sữa mẹ được nhiều nhất, đảm bảo đủ sữa cho con yêu. Cùng theo dõi nhé!

Mỗi lần hút sữa bao lâu? Một ngày vắt bao nhiêu sữa mẹ?

Vì nhiều lý do mà mẹ không thể cho con bú trực tiếp, phải hút sữa để dành. Vậy mẹ nên hút sữa bao lâu một lần?

Cách vắt sữa cho con bú
Cách vắt sữa cho con bú

Khó có thể đưa ra một con số chính xác về thời gian hút sữa bao lâu là hợp lý. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, bé đang phát triển trong giai đoạn nào hay phương pháp hút sữa mẹ đang áp dụng. Nếu mẹ hút sữa bằng máy thì thời gian chắc chắn sẽ nhanh hơn khi thực hiện bằng tay:

Hút sữa bằng máy

Mẹ nên hút sữa trong khoảng 15-20 phút/bên là hợp lý. Bởi lẽ, khi sử dụng máy hút sữa điện, trong vòng 15 phút là bầu sữa của mẹ đã có thể hút sạch. Thời gian này cũng trùng khớp với mỗi cữ bú của trẻ. Hiện nay trên thị trường còn có những loại máy hút sữa điện đôi, tức là mẹ có thể hút đồng thời hai bên ngực cùng một lúc. Vì vậy, thời gian hút sữa cho cả hai bên ngực chỉ mất chừng 15-20 phút. Trong khi đó, nếu sử dụng máy hút sữa đơn, thời gian hút sữa cho cả hai bên sẽ tăng lên gấp 2 lần.

Lưu ý, mẹ chỉ nên hút sữa trong khoảng thời gian này. Bởi nếu dùng máy hút sữa quá lâu sẽ gây tổn thương tuyến vú, nhất là đầu ti.

Vắt sữa bằng tay

Một bé mới sinh cần bú 8-12 lần mỗi ngày, mỗi cữ cách nhau 2-3 giờ. Các chuyên gia khuyên mẹ nên vắt sữa cho con bú theo đúng số lần bé bú trong ngày: trung bình khoảng 2 giờ một lần và không để vượt quá 3 giờ.

Việc hiểu đúng cơ chế tiết sữa sẽ giúp mẹ luôn có đủ sữa cho con vào cữ bú tiếp theo. Vì vậy, sữa mẹ càng được vắt cạn thường xuyên thì sẽ càng được sản xuất nhiều.

Mẹ nên tạo thói quen vắt sữa thường xuyên và đúng giờ ngay cả khi bé không ăn hết sữa. Điều này sẽ tạo phản xạ xuống sữa, dù mẹ có ít sữa đến mấy vẫn gọi được sữa về ầm ầm.

Ngoài ra, bao lâu hút sữa một lần còn tùy vào từng giai đoạn phát triển của của bé và lượng sữa về. Có mẹ sữa về ít, 4-5 lần vắt đã cạn sữa, nhưng có những mẹ sữa dồi dào hơn, cần tới 8-12 lần vắt trong ngày mới hết hai bên ngực.

Vắt sữa bằng tay bao lâu một lần?
Vắt sữa bằng tay bao lâu một lần?

Ngày đầu sau khi sinh bé, đa phần các mẹ đều chưa có sữa hoặc nếu có cũng chỉ đủ để con bú trực tiếp. Sang ngày thứ 2 đến thứ 5, ngực của mẹ sẽ càng bị căng cứng hơn vì sữa về ngày một nhiều. Ngay từ lúc này, mẹ nên sắm cho mình máy vắt sữa không cần phải đợi đến khi đi làm lại mới mua, để không phải chịu cảm giác căng ngực khó chịu.

Trong suốt 6 tuần đầu, mẹ cần duy trì vắt sữa ít nhất 8 lần/ngày để tạo phản xạ xuống sữa đều đặn. Ngược lại, nếu không thường xuyên vắt sữa sẽ gây ra hiện tượng tắc tia sữa hoặc giảm dần khả năng tiết sữa. Mỗi lần vắt sữa cách nhau không quá 6 tiếng. Lý tưởng nhất là cứ 2-3 tiếng vắt sữa 1 lần.

Mỗi ngày vắt bao nhiêu sữa mẹ là đủ?

  • Mẹ cần ghi nhớ những con số dưới đây để sắp xếp thời gian hút sữa hợp lý nếu muốn nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu
  • Trong tuần đầu: Tuần đầu sau khi sinh bé sữa mẹ về rất ít. Vì vậy, mẹ chỉ cần cố gắng mỗi cữ hút 60-80ml sữa, cứ 3-3 tiếng lại hút một lần để đảm bảo kích thích sữa về cho lần vắt tiếp theo
  • Từ tuần thứ 5 trở đi: Mẹ cần hút 80-110ml/cữ, tương đương với 700-900ml/ngày
  • Khi bước sang tháng thứ 6: Lúc này đa phần các mẹ đã quay trở lại với công việc nên không có quá nhiều thời gian để hút sữa như khi còn ở nhà nữa. Nhưng mẹ vẫn nên cố gắng hút 170-220ml mỗi cứ, tương đương với 1000-1400ml/ngày

Để đảm bảo lượng sữa vắt ra đều đặn mỗi ngày, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và kích sữa đúng cách.

Cách vắt sữa bằng tay hiệu quả nhất

Hầu hết các bà mẹ nuôi con đều từng trải qua cảm giác vắt sữa bằng tay, dù nhiều hay ít. Các mẹ thường áp dụng cách hút sữa đúng cách này trong các trường hợp như: khi ngực bị căng, quá nhiều sữa, mẹ cần vắt sữa bằng tay để giảm bớt sự khó chịu. Thậm chí khi tắc tia sữa do sữa trong bầu ngực bị đông kết. Khi sữa về ít, không đủ sữa cho bé ăn mẹ cũng cần vắt sữa để tạo phản xạ xuống sữa.

Cách vắt sữa mẹ bằng tay
Cách vắt sữa mẹ bằng tay

Vắt sữa bằng tay có ảnh hưởng gì không?

Vắt sữa có làm mất sữa không còn tùy thuộc vào thao tác mẹ thực hiện. Nếu mẹ làm đúng cách, vừa thu được hiệu quả cao lại vừa không bị đau. Ngược lại, nếu mẹ làm sai cách có thể gây tổn thương các mô ngực, thậm chí là mất sữa.

Tuy vậy phương pháp này vẫn mang đến cho các mẹ nhiều lợi ích to lớn:

  • Giảm sự khó chịu, căng tức bầu ngực hoặc tắc ống dẫn sữa
  • Tiết kiệm chi phí, đơn giản, dễ thực hiện, không phải làm quá nhiều lần
  • Tiết kiệm thời gian tiệt trùng thiết bị
  • Tiện lợi, mỗi khi đi ra ngoài mà cần sữa cho con bú mẹ không phải mang theo những thiết bị lỉnh kỉnh
  • Giảm được cảm giác khó chịu khi sử dụng máy vắt sữa.
  • Vắt sữa bằng tay giúp tạo kích thích và phản xạ xuống sữa nhanh hơn

Dụng cụ vắt sữa mẹ bằng tay

Trước khi bắt tay vào cách hút sữa mẹ hiệu quả, mẹ cần chuẩn bị một số dụng cụ vắt sữa bằng tay sau: Cốc hoặc bình sữa, bình trữ sữa hoặc túi chuyên dụng, 1 chiếc thìa nhỏ để bón cho bé nếu không dùng bình sữa. Lưu ý, các dụng cụ này cần phải được tiệt trùng sạch sẽ rồi để ráo.

Cách kích sữa để vắt bằng tay

Cách vắt sữa mẹ được nhiều thực hiện theo các bước sau:

  1. Bước 1: Đầu tiên, mẹ cần rửa sạch tay, lấy một chiếc khăn mềm nhúng qua nước ấm rồi chườm lên bầu ngực, vừa làm sạch vừa giúp giãn nở tuyến sữa
  2. Bước 2: Mẹ nên chọn tư thế ngồi thoải mái nhất, hứng bình sữa gần ngực nhất có thể
  3. Bước 3: Mát xa nhẹ nhàng bầu ngực trước khi vắt sữa. Tay phải đặt phía dưới bầu ngực, tay trái trên bầu ngực. Thực hiện động tác mát xa lên xuống thay đổi vị trí hai tay khoảng 10 lần. Lưu ý, trong quá trình mát xa không nên dùng sức quá mạnh, mọi thao tác cần phải nhẹ nhàng nhằm kích thích xuống sữa
  4. Bước 4: Dùng ngón giữa và ngón tay trỏ xoay nhẹ nhàng từ trên bầu ngực xuống dưới đầu ti. Nếu quen dần, mẹ có thể làm đồng thời cả 2 bên ngực cùng lúc
  5. Bước 5: Nắm bàn tay vào bầu ngực, vuốt nhẹ từ trên xuống dưới. Thực hiện liên tục cho đến khi hết khắp bầu ngực.
  6. Bước 6: Mát xa nhẹ xung quanh đầu ti nhằm thúc đẩy quá trình xuống sữa. Thao tác này sẽ giúp dây thần kinh truyền tín hiệu cảm nhận được và tạo ra phản ứng xuống sữa nhanh hơn
  7. Bước 7: Sau 10-15 phút mát xa nếu cảm thấy có dấu hiệu xuống sữa thì bắt đầu tiến hành vắt sữa. Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ đặt lên bầu ngực gần quầng thâm, ấn nhẹ rồi vuốt xuôi xuống sau đó thả lỏng cho sữa về và lặp lại động tác. Mẹ cần lưu ý di chuyển ngón tay xung quanh bầu ngực để tiếp xúc được tất cả các nang sữa và đảm đảm vắt cạn sữa. Khi thấy sữa tiết ra ít, mẹ hãy chuyển bên và quay lại khi sữa về

Đặc trưng cơ thể ở mỗi người là khác nhau, vì thế bạn hãy chọn vị trí đặt tay sao cho phù hợp nhất. Chắc chắn qua lần đầu thực hiện mẹ sẽ đúc kết cho mình kinh nghiệm và biết được đâu là tư thế và vị trí đặt tay vắt sữa tốt nhất.

Lưu ý: Bản chất của phản xạ xuống sữa là do sự kích thích các đầu dây thần kinh núm vú giải phóng ra prolactin – hormone chịu trách nhiệm tạo ra nhiều sữa mẹ chứ không phải là bóp mạnh tay là có nhiều sữa. Vì vậy, trong quá trình vắt sữa bằng tay, mẹ hạn chế các thao tác bóp mạnh, ấn mạnh dễ làm đau và tổn thương các mô ở ngực.

Ngoài ra, trường hợp sữa không về mẹ cũng nên vắt sữa thường xuyên theo đúng thời gian quy định. Việc không vắt hoặc vắt ít có thể tạo thành thói quen khiến sữa về ít hơn.

Cách hút sữa bằng máy hiệu quả

Hút sữa bằng máy đúng cách là một phương pháp được rất nhiều bà mẹ áp dụng. Sử dụng máy không những tiết kiệm thời gian, công sức mà đôi khi nếu sử dụng đúng cách sẽ giảm bớt sự đau đớn và căng cứng cho mẹ.

Cách dùng máy hút sữa mẹ
Cách dùng máy hút sữa mẹ

Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy hút sữa phổ biến, đó chính là máy hút sữa bằng điện và máy hút sữa bằng tay. Cách sử dụng hai loại máy hút sữa này cụ thể như sau:

Cách vắt sữa bằng máy điện

Cách vắt sữa bằng máy điện
Cách vắt sữa bằng máy điện
  1. Bước 1: Chuẩn bị một chiếc khăn mềm và thau nước ấm
  2. Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ 2 núm vú và bầu vú. Trụng phễu với nước ấm, sau đó để ráo, điều này sẽ giúp phễu chụp kín bầu ngực hơn
  3. Bước 3: Tiếp đó, bạn hãy nhấn nút khởi động máy, chụp phễu vào ngực
  4. Bước 4: Điều chỉnh ở chế độ thấp sau đó tăng dần đến mức mạnh nhất để đầu ti làm quen dần với áp lực

Mẹ nên hút sữa đều đặn 3 giờ/lần, có người sữa về chậm phải đến lần 4-5 lần mới có sữa. Nếu máy có chế độ mát xa mẹ có thể tận dụng để giúp xuống sữa nhanh hơn. Hoặc nếu thấy chế độ này không giúp ích gì, mẹ có thể tự mát xa bằng tay trước khi vắt sữa.

Chuẩn bị nước ấm và khăn không bụi. Vệ sinh sạch sẽ 2 bầu vú và núm vú. Lau phễu để làm ẩm phễu giúp phễu chụp kín khít với ngực hơn. Khởi động máy, áp phễu vào ngực. Đầu tiên để máy ở nấc nhỏ đến khi sữa về thì tăng dần từ từ đến mức mạnh nhất mà đầu ti có thể chịu đựng được. Nên hút đều đặn 3 giờ/ lần. Có người sữa về chậm hoặc người mẹ hôm đó mệt thì 4-5′ sữa mới về.

Ngoài ra, khi chuyển qua chế độ hút, lực hút mạnh nhất ở đây được hiểu là lực mà mẹ không cảm thấy đau chứ không phải là lực hút mạnh nhất của máy.

Cách sử dụng máy hút sữa bằng tay

Cách sử dụng máy hút sữa bằng tay
Cách sử dụng máy hút sữa bằng tay
  1. Bước 1: Vệ sinh tay và bầu ngực sạch sẽ, sau đó lau khô bằng khăn mềm
  2. Bước 2: Thực hiện động tác mát xa bầu ngực để giúp xuống sữa trong khoảng 10 -15 phút
  3. Bước 3: Chụp phễu sữa sao cho vừa vặn với ngực
  4. Bước 4: Bóp tay liên tục vào cần đẩy để kích thích sữa. Khi sữa bắt đầu tiết ra, mẹ nên nhả cần dưới từ từ để máy vắt đạt hiệu quả cao nhất
  5. Bước 5: Sau 10 – 15 phút mẹ nên đổi sang vắt bên ngực kia
  6. Bước 6: Sữa sau khi được vắt nên cho bé uống ngay. Nếu bé chưa có nhu cầu ăn, mẹ cần bảo quản trong bình hoặc túi trữ sữa chuyên dụng rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh

Các loại máy hút sữa

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy hút sữa với đa dạng mẫu mã và tính năng. Tuy nhiên, theo phân loại thì có 2 loại phổ biến đó là máy hút sữa bằng tay và máy hút sữa bằng điện. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm và mức giá khác nhau, tùy theo nhu cầu mà mẹ lựa chọn loại phù hợp. Dưới đây là 3 loại máy hút sữa được các mẹ tin dùng nhất:

Máy hút sữa Medela Pump

Medela Pump là loại máy hút sữa đôi được ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi động cơ khỏe, trang bị phụ kiện đầy đủ, hút sữa nhanh và tiết kiệm tối đa thời gian cho mẹ.

Máy hút sữa Medela Pump
Máy hút sữa Medela Pump

Ngoài ra, máy còn được trang bị công nghệ Expression hai giai đoạn, giúp hoạt động với xung nhịp tương tự như bé bú giúp tạo phản xạ xuống sữa nhanh hơn. Máy hút sữa Medela Pump In Style Advanced có thể dùng được cả pin và điện vô cùng phù hợp với các bà mẹ năng động.

Máy hút sữa Medela Freestyle

Ưu điểm của dòng máy này đó là có tính năng mát xa trước khi hút sữa, nhờ đó mà giai đoạn vắt sữa được tối đa hơn.

Máy hút sữa Medela Freestyle
Máy hút sữa Medela Freestyle

Ngoài ra, Máy hút sữa Medela Freestyle còn được trang bị nhiều tính năng thông minh. Chẳng hạn như màn hình led hiển thị, khả năng lưu lại thông tin mà bạn đã hút trong lần trước đó, có thể dùng với pin sạc trong nhiều giờ,…

Máy hút sữa Spectra 9 Plus

Đây là một loại máy hút sữa có xuất xứ từ Hàn Quốc, với thiết kế khá nhỏ gọn nhưng khả năng hút sữa lại vô cùng mạnh mẽ. Máy hút sữa Spectra 9 Plus được trang bị nhiều chế độ hữu ích, có thể giúp mẹ kích thích sữa trước khi hút.

Máy hút sữa Spectra 9 Plus
Máy hút sữa Spectra 9 Plus

Ngoài ra, máy hoạt động trên động cơ rất êm ái, mẹ có thể hút sữa ngay cả khi bé ngủ mà không lo con thức giấc.

Máy hút sữa Unimom Allegro

Unimom Allegro là máy hút sữa có xuất xứ từ Hàn Quốc, bộ sản phẩm gồm đầy đủ phụ kiện phục vụ cho nhu cầu vắt sữa của mẹ tốt nhất.

Máy hút sữa Unimom Allegro
Máy hút sữa Unimom Allegro

Đây là dòng máy hút sữa đôi, giúp các mẹ tiết kiệm thời gian vắt sữa. Máy hoạt động với 7 cấp độ, xung nhịp hút như bé bú tự nhiên giúp giảm bớt sự đau đớn cho mẹ.

Unimom Allegro có thiết kế nhỏ gọn, nhờ đó mẹ có thể dễ dàng mang theo bên mình mà không cảm thấy lỉnh kỉnh. Đặc biệt, máy hút sữa Unimom Allegro còn được tích hợp pin, cho thời gian hoạt động tối đa 2 giờ mà không phải lo về tình trạng mất điện hoặc đi đâu xa không có nguồn điện.

Mẹo giúp mẹ thúc đẩy phản xạ sữa xuống khi vắt

Sữa mẹ không đủ để cho bé bú chỉ có thể là do phản xạ xuống sữa chậm. Vậy làm sao để hút được nhiều sữa? Dưới đây là một số bí quyết giúp mẹ gọi sữa về “ầm ầm”:

Tạo thói quen cho bé bú đúng cữ

Mẹ có biết rằng, sau 1 giờ sữa của mẹ sẽ được hồi phục 40% và 75% sau 2 giờ tiếp theo. Có thể thấy, tuyến sữa của mẹ luôn làm việc chăm chỉ và đúng giờ. Vì vậy để bắt kịp với nhịp độ này, mẹ cần phải kiên trì cho bé bú mỗi ngày để duy trì phản xạ xuống sữa và để sữa tiết ra nhiều hơn trong lần kế tiếp.

Hút sữa mẹ đều đặn

Mẹ có thể sử dụng máy hoặc vắt sữa bằng tay thủy công. Việc hút sữa một cách thường xuyên và đều đặn sẽ giúp sữa xuống nhiều hơn. Khi vắt sữa mẹ nên ngồi ở tư thế thoải mái nhất, giữ tâm trạng vui vẻ để cho hiệu quả tối ưu nhất. Để đảm bảo quá trình vắt sữa không bị gián đoạn, mẹ hãy tạm thời cách lý bé, chọn chỗ ngồi thật riêng tư.

Mẹ có biết, tâm trạng căng thẳng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự xuống sữa không? Do đó, khi vắt sữa mẹ không nhìn chằm chằm vào bình sữa xem có hút được không nhẹ, hãy nghĩ đến những điều vui vẻ về bé hay người thân trong gia đình sẽ có lợi cho phản xạ xuống sữa nhé!

Massage bầu vú

Mát xa bầu vú giúp tâm trạng mẹ thoải mái hơn, đồng thời kích thích dây thần kinh núm vú và đầu ti để giải phóng hormone. Việc làm này cần thực hiện đều đặn trong vòng 1-2 phút trước khi vắt sữa. Trường hợp mát xa được 30s mà đã thấy có hiện tượng xuống sữa, mẹ có thể tiến hành hút sữa được luôn.

Cách mát xa cụ thể như sau: Xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực bằng 2 lòng bàn tay trong vòng 30 giây. Sau đó vuốt xuôi xuống đầu ti một cách nhẹ nhàng. Lặp lại động tác này cho tới khi có hiện tượng sữa xuống thì dừng, lúc này mẹ có thể vắt sữa bằng máy hoặc bằng tay đều được.

Trên đây là các cách vắt sữa mẹ được nhiều và xuống sữa nhanh nhất. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức để mẹ có nguồn sữa tốt nhất cho bé yêu. Chúc mẹ thực hiện thành công!

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này