Móng tay trẻ có đốm trắng là hiện tượng phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, móng tay bé có vệt trắng thường vô hại. Tuy vậy, ba mẹ cũng không nên quá chủ quan, hãy theo dõi những biểu hiện bất thường ở trẻ để chủ động điều trị kịp thời.
Móng tay trẻ có đốm trắng là gì?
Keratin là thành phần chủ yếu trong móng tay, da và tóc. Thông thường, móng tay sẽ có màu hồng nhạt, bóng. Tình trạng móng tay trẻ có đốm trắng hay còn gọi là chứng leukonychia, đây là một hiện tượng khá phổ biến cà hầu hết không gây nguy hiểm. Trước khi tìm hiểu nguyên nhân khiến móng tay bé có vệt trắng, ba mẹ cần biết và phân biệt được các dạng đốm trắng trên móng tay. Đó có thể là đốm trắng một phần hoặc hoàn toàn.
Đốm trắng hoàn toàn là tình trạng toàn bộ móng tay có màu trắng, vấn đề này thường do di truyền. Trong khi đó, chứng móng tay đốm trắng một phần sẽ thường gặp hơn, với các dạng như sau:
- Đốm trắng hình dạng quả trứng: Móng tay trẻ xuất hiện những đốm trắng li ti, trông giống như quả trứng. Dạng này thường gặp ở trẻ nhỏ và khá phổ biến
- Đốm trắng dạng vân kẻ: Mô tả những đường dọc nhỏ hoặc sọc ngang trên móng tay
- Đốm trắng dạng dọc: Đó là những đường kẻ trắng dọc theo chiều móng tay. Dạng này hiếm gặp
Móng tay có đốm trắng có ý nghĩa gì?
Móng tay có thể phản ánh cơ thể của chúng ta có đang nhận đủ chất dinh dưỡng không, đặc biệt là những chất giúp móng chắc khỏe như Omega 3, sắt, biotin, protein,… Khi thấy móng tay trẻ có đốm trắng, ba mẹ có thể nghi ngờ đến những trường hợp sau:
Móng có đốm trắng: Thường lành tính
- Chấn thương móng: Bé có thể bị vết thương ở chân móng, khi móng mọc dài sẽ xuất hiện đốm trắng. Trong trường hợp này, đốm trắng thường xuất hiện tạm thời và có khả năng biến mất khi móng mọc ra hoàn toàn
- Bệnh vẩy nến, nhiễm trùng do virus: Nếu móng tay của bé có đốm trắng tái phát nhiều lần thì có thể nghi ngờ trường hợp này
Móng có vệt trắng ngang
- Chấn thương móng
- Ngộ độc kim loại nặng: thallium, asen
- Bệnh hệ thống: Nhiễm trùng, suy tim, ung thư
- Bệnh lý giảm albumin máu: Bệnh gan, suy dinh dưỡng
Móng có sọc trắng dọc
- Bệnh lý da liễu: Hailey hailey, Darier (có tính chất di truyền)
- Bệnh lý tự miễn: Bệnh viêm ruột Crohn, Kawasaki, viêm mạch máu Behcet
- Thiếu vi chất: vitamin PP, kẽm, canxi
- Nấm móng
- Ung thư biểu mô ở móng
Móng trắng toàn phần hoặc một phần
- Bẩm sinh: có tính chất di truyền
- Có thể là biểu hiện của các bệnh lý như tiểu đường, suy gan, suy tim, bệnh lao, viêm khớp, bệnh mạch máu ngoại biên
Trẻ em móng tay có vệt trắng phải làm sao?
Điều trị móng tay trẻ có đốm trắng phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây ra. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu hoặc sinh thiết móng tay để xác định xem trẻ có mắc một số căn bệnh tiềm ẩn không. Các biện pháp điều trị cụ thể là:
- Nếu móng tay bé có vệt trắng do nhiễm nấm, bác sĩ có thể kê thuốc kháng nấm và các loại kem bôi ngoài da
- Trường hợp do dị ứng, bác sĩ sẽ đề nghị bạn ngừng cho trẻ dùng các sản phẩm làm móng và cho uống thuốc điều trị dị ứng
- Trong trường hợp móng tay trẻ có đốm trắng do vết thương, thì theo thời gian sẽ lành lại. Mẹ có thể cắt bỏ phần móng bị hỏng
Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để khắc phục tình trạng đốm trắng trên móng tay trẻ tại nhà:
Tinh dầu tràm
Cách này có thể kết hợp thêm với dầu ô liu để gia tăng hiệu quả sử dụng. Theo đó, mẹ chỉ cần trộn chung hai hỗn hợp trên, sau đó thoa lên móng tay. Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần để đạt hiệu quả tích cực.
Dùng baking soda
Chuẩn bị 1/2 cốc baking soda, 1/4 chén peroxide, một ít muối epsom và 4 chén nước ấm. Nhúng tay bé vào dung dịch này để giảm các đốm trắng.
Tinh dầu cam
Nhỏ tinh dầu cam vào bông gòn, sau đó thoa lên móng tay của bé. Kiên trì áp dụng để đạt được hiệu quả tối ưu.
Giấm trắng
Ngâm ngón tay có đốm trắng của trẻ trong hỗn hợp giấm và nước ấm trong 10 phút. Thực hiện 3 – 5 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Dùng lát chanh
Cách này vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần chà xát lát chanh lên móng tay của bé. Sau đó dùng khăn mềm lau sạch lại.
Khi nào bé cần đi khám bác sĩ?
Tình trạng móng tay có đốm trắng ở trẻ em như thế nào cần tìm đến bác sĩ? Dưới đây là một số trường hợp đặc biệt mà phụ huynh cần lưu ý:
- Móng tay bé chuyển hoàn toàn máu trắng
- Các đốm trắng ở các móng tay xuất hiện ngày càng rõ ràng
- Máu trẻ có một nửa màu nâu, một nửa màu trắng
Móng tay trẻ có đốm trắng không phải là tình trạng đáng lo ngại. Thông thường, trẻ không cần can thiệp bằng các biện pháp y tế. Tuy nhiên, nếu móng tay bé thường xuyên có đốm trắng, bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt để loại bỏ bất kỳ biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.