Thiếu máu dinh dưỡng là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng, làm giảm sức đề kháng, cơ thể dễ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều mẹ chỉ biết đến bổ sung sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu mà không biết các vi chất khác cũng đóng vai trò không kém trong quá trình tạo máu.
Máu là nguồn sống quan trọng, len lỏi khắp cơ thể để nuôi dưỡng các cơ quan, tế bào. Máu lưu thông tốt, dồi dào giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, nhất là ở trẻ em. Tuy nhiên tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em Việt đang rất cao, cứ 3 trẻ có 1 thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt thiếu sắt thường đi đối với thiếu kẽm- Đây là kết quả của cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc ở trẻ dưới 5 tuổi năm 2019 – 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia.
Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp hơn mức bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu, bất kể vì lý do gì. Đây được coi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà xảy ra trên toàn cầu.
Thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 4 tuổi) trên toàn cầu dao động trong tỷ lệ từ 30% đến 58%. Tuy nhiên, trước giờ các mẹ chỉ quan tâm thiếu sắt dẫn đến thiếu máu nên chỉ tăng cường bổ sung sắt cho trẻ mà không biết rằng kẽm cũng đóng vai trò quan trọng tham gia vào quá trình cấu tạo máu.
Thiếu sắt đi đôi với thiếu kẽm, nguyên nhân không ngờ của tình trạng thiếu máu dinh dưỡng
Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em thường là do bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu của cuộc điều tra đinh dưỡng Đông Nam Á (Seanuts), bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất điển hình là kẽm và sắt.
Sắt là thành phần cấu tạo của hemoglobin, myoglobin, protein, enzyme… trong cơ thể. Nó cũng có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong máu đến các tế bào, tham gia giải phóng năng lượng, tham gia chuyển hóa DNA cùng nhiều chức năng khác. Thiếu sắt, cơ thể không có đủ nguyên liệu sản xuất hemoglobin gây thiếu máu dinh dưỡng.
TS.BS Phan Bích Nga – Trưởng khoa khám tư vấn dinh dưỡng – Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết thiếu máu dinh dưỡng không đơn thuần thiếu sắt mà còn thiếu nhiều vi chất đi kèm khác đặc biệt là kẽm, kẽm cũng được nghiên cứu là có tham gia vào cấu tạo và phát triển tế bào máu. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị thiếu máu có nồng độ kẽm trung bình trong huyết thanh thấp hơn đáng kể so với trẻ không bị thiếu máu. Vì vậy, trẻ thiếu kẽm cũng có nguy cơ bị thiếu máu dinh dưỡng.
Cùng với sắt, kẽm được chứng minh có vai trò quan trọng trong phát triển tế bào hồng cầu, tham gia vào quá trình tạo máu.
Chưa kể, thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kẽm làm tăng sự hấp thu sắt thông qua việc kích hoạt các chất vận chuyển sắt kim loại hóa trị 2 (DTM1) và ferroportin (FPN1). Ngoài ra, kẽm đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình chuyển hóa sắt tham gia vào quá trình tổng hợp, cấu tạo nên hồng cầu.
TS Nga cho biết thêm, không phải cứ cho trẻ thức ăn giàu sắt và kẽm là hấp thu 100%. Tỷ lệ hấp thu sắt từ thức ăn khá thấp chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%, và các vi chất dinh dưỡng như kẽm –sắt chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu… Trong khi trẻ bắt đầu ăn dặm thường tập với tinh bột trước và các chất đạm tập dần sau với lượng nhỏ. Ngoài chế độ ăn không cung cấp đủ sắt kẽm do hấp thu thấp, trẻ còn dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên cũng là nguyên nhân không nhỏ gây giảm hấp thu sắt, kẽm. Chính vì vậy, trẻ nhỏ sau 6 tháng tuổi, tỷ lệ thiếu kẽm và sắt ở trẻ tăng cao và thường thiếu cùng nhau. Như vậy, trẻ thiếu đồng thời cả kẽm lẫn sắt, nguy cơ bị thiếu máu dinh dưỡng sẽ càng cao.
Cơ thể con người cần sắt để sản xuất hemoglobin, sắc tố đỏ mang oxy trong máu, còn khoáng chất kẽm tham gia vào cấu tạo chức năng, và phát triển tạo tế bào hồng cầu. Nếu em bé chỉ tập trung nạp sắt mà thiếu các yếu tố kẽm thì quá trình tạo máu không đạt hiệu quả tối ưu
Bổ sung đủ sắt kẽm hỗ trợ cải thiện thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ
Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ thường có biểu hiện âm thầm, gây khó khăn trong phòng chống bệnh này ở cộng đồng. Khi bị thiếu máu, trẻ sẽ biếng ăn, sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp thông thường như viêm họng, ho, cảm cúm, trẻ thường xuyên mệt mỏi, kém hoạt bát hơn, da xanh xao, thường học kém, hay buồn ngủ.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên thư viện Y khoa Hoa Kỳ (pubmed) thì kẽm kết hợp với bổ sung sắt đã được phát hiện là làm tăng nồng độ huyết sắc tố ở mức độ cao hơn so với sắt đơn thuần ở trẻ thiếu máu do sắt. Chính vì vậy, mẹ nên chủ động bổ sung đồng thời kẽm và sắt cho trẻ bằng các sản phẩm như TPBVSK Fitobimbi Ferro C dự phòng nhu cầu hàng ngày cho bé, tránh việc thiếu hụt sắt kẽm kéo dài ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ, hạn chế mắc thiếu máu dinh dưỡng.
TPBVSK Fitobimbi Ferro C được đề cập trong phác đồ “Thiếu máu dinh dưỡng trẻ em” do khoa khám tư vấn dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát hành vào T12.2021. Sản phẩm với thành phần chính là sắt gluconate, kẽm gluconate – dạng hữu cơ có tỷ lệ cân bằng 1:1 giúp tăng khả năng hấp thu, đáp ứng nhu cầu hàng ngày; kết hợp cùng đồng gluconate, vitamin B12, hoa cúc Đức và quả sơ ri nhiều vitamin C, hỗ trợ tăng khả năng hấp thu sắt và kẽm.
Fitobimbi Ferro C được bào chế ở dạng siro vị ngọt thanh dễ uống, không có mùi tanh của sắt, vị chát của kẽm nên trẻ sẽ dễ tiếp nhận hơn. Mẹ có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng với đồ ăn, đồ uống khác của trẻ mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP, ISO 9001, ISO 13485, được nhập khẩu nguyên hộp từ Italy, và được phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Delap.
Thông tin chi tiết: Fanpage: https://www.facebook.com/fitobimbivichat Website : https://fitobimbi.vn/ |
Nguồn:
- Nutrients | Free Full-Text | Association of Zinc with Anemia (mdpi.com)
- Zinc Supplementation Stimulates Red Blood Cell Formation in Rats – PMC (nih.gov)
- Iron and Zinc Homeostasis and Interactions: Does Enteric Zinc Excretion Cross-Talk with Intestinal Iron Absorption? – PMC (nih.gov)
- https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/bo-y-te-cong-bo-ket-qua-tong-ieu-tra-dinh-duong-nam-2019-2020