Khi ngủ, nhiều trẻ thường nghiến răng kèn kẹt. Tuy nhiên đa số các bậc phụ huynh cho rằng đây là hiện tượng bình thường mà không biết rằng đó là dấu hiệu cảnh báo việc thiếu hụt vi chất. Vậy trẻ nghiến răng thiếu chất gì, cách khắc phục ra sao?
Trẻ nghiến răng là hiện tượng gì? Biểu hiện ra sao
Nghiến răng là thuật ngữ dùng để mô tả hiện tượng siết chặt hai hàm, tạo ra âm thanh kèn kẹt. Hiện tượng này xảy ra khi trẻ đang ngủ sâu hoặc bị căng thẳng.
Số liệu thống kê của bộ y tế cho thấy cứ 10 trẻ thì có 2 hoặc 3 trẻ bị nghiến răng. Trong đó, độ tuổi trung bình hình thành thói quen này là từ 3 tuổi rưỡi đến 6 tuổi. Thông thường tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng nghiến răng ở trẻ nhỏ như:
- Trẻ bị mòn hoặc mẻ răng.
- Khi ngủ răng con sẽ phát ra âm thanh kèn kẹt.
- Trẻ bị đau nhức hai hàm, việc nhai và nuốt trở nên khó khăn.
- Một vài bé sẽ kêu đau ở trán và tai.
Trẻ nghiến răng thiếu chất gì?
Theo các chuyên gia, ở giai đoạn từ 1-6 tuổi trẻ thường biếng ăn. Điều này khiến cơ thể thiếu hụt vi chất và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy trẻ nghiến răng thiếu chất gì?
1. Trẻ thiếu Canxi
Trong cơ thể người, thành phần quan trọng cấu tạo nên xương và răng là Canxi. Hoạt chất này là vi khoáng cần thiết để răng chắc khỏe. Không chỉ thế nó còn tham gia vào quá trình hoạt động của hệ thần kinh, hỗ trợ quá trình co bóp của tim mạch. Việc cung cấp đủ Canxi sẽ giúp con cao lớn, khỏe mạnh, có khả năng chống lại các tác nhân lạ.
Khi trẻ thiếu Canxi, cơ thể phải đối mặt với tình trạng chậm lớn, còi xương, chất lượng răng kém. Đặc biệt để duy trì nồng độ Canxi trong máu, cơ thể sẽ phải huy động Canxi từ răng và xương, gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng. Không chỉ thế thiếu canxi còn có thể khiến trẻ lo lắng, căng thẳng. Tâm lý này là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ. Bởi đây là cơ chế tự nhiên giúp trẻ đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
Khi thấy trẻ có biểu hiện nghiến răng kèm triệu chứng còi cọc, chậm lớn mẹ cần bổ sung sữa, cá mòi và các loại đậu cho con.
2. Trẻ nghiến răng có thể do thiếu Vitamin D3 và K2
Trẻ nghiến răng thiếu chất gì, ngoài Canxi thì mẹ cũng cần lưu ý đến vitamin D3 và K2. Bởi trên thực tế Canxi dù cao nhưng nếu không có hai hoạt chất này thì cơ thể cũng không vận chuyển Canxi vào xương hoặc răng được. Lý giải điều này các chuyên gia cho biết vitamin D3 được ví như ‘‘chiếc xe’’ nơi tổng hợp ra protein Osteocalcin để vận chuyển canxi vào xương. Tuy nhiên chiếc xe này chỉ hoạt động khi có 1 loại nhiên liệu đặc biệt, đó chính là vitamin K2. Không có K2, Canxi sẽ bị vận chuyển sai đích, không đến xương và răng. Chính điều này sẽ khiến cho răng của bé trở nên yếu, mọc chậm, không đều và hay nghiến.
Để hạn chế tình trạng nghiến răng ngoài Canxi mẹ cũng cần quan tâm bổ sung vitamin D3 và K2 cho trẻ. Có thể cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm để tổng hợp vitamin D hoặc sử dụng các loại thực phẩm như cá hồi, hàu, tôm, lòng đỏ trứng,… Sử dụng các loại thực phẩm như rau xanh, đồ lên men, chế phẩm từ sữa để tổng hợp vitamin K2.
Trẻ nghiến răng có phải chỉ do thiếu chất?
Không chỉ do thiếu chất, nghiến răng còn là hệ quả của những yếu tố chủ quan, khách quan dới đây:
- Trẻ đang mọc răng: Trong độ tuổi mọc răng trẻ rất hay nghiến chặt hai hàm. Việc làm này sẽ giúp con cảm thấy bớt đau và thoải mái hơn do đó mẹ không cần quá lo lắng.
- Bị sai khớp cắn: Ngoài thiếu chất thì sai khớp cắn cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra 13% trẻ bị sai khớp cắn sẽ khiến răng vào ban đêm. Lý do là bởi khi khớp cắn bị sai trẻ sẽ luôn cảm thấy khó chịu. Lúc này nghiến răng là cách tốt nhất giúp con giải tỏa.
- Nhiễm giun kim: Giun kim khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sinh ra một loại độc tố khiến bé cảm thấy căng thẳng. Trạng thái này kéo dài sẽ sinh ra thói nghiến răng.
- Bị dị ứng: Dị ứng cũng là nguyên nhân khiến trẻ nghiến răng về đêm. Lý do là bởi khi dị ứng, cơ thể bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Theo phản xạ bé sẽ khiến răng để giảm bớt bứt rứt.
- Tác dụng của thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc tâm thần, chống trầm cảm cũng có thể khiến hệ thần kinh của bé bị tác động và gây ra tật nghiến răng.
Hậu quả của việc nghiến răng lâu dài
Nghiến răng không gây nguy hiểm hoặc cản trở sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài có thể gây ra một số hệ lụy như:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Hệ quả đầu tiên mà nghiến răng để lại cho các bé phải kể đến yếu tố thẩm mỹ. Khi nghiến răng lực tác động lớn hơn gấp nhiều lần so với khi nhai. Điều này sẽ khiến răng bị mòn, để lộ lớp ngà vàng. Trường hợp nặng còn gây ê buốt, vỡ mũi răng, trẻ bị lung lay và mất răng từ rất sớm. Không chỉ thể nghiến răng có thể làm giảm kích thước tầng dưới, khiến bé trông già hơn trước tuổi.
- Đau hàm: Nghiến răng trong thời gian dài có thể khiến cơ hàm bị mỏi và tê buốt, mọi hoạt động của bé sẽ trở lên khó khăn.
- Đau thái dương: Là hệ quả thường gặp khi nghiến răng lâu ngày. Trẻ có thể đau một hoặc cả hai bên thái dương tùy thuộc vào vị trí nghiến. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết con đau thái dương gồm mệt mỏi, đau đầu, mỏi cổ, không tập trung vào công việc.
- Răng ê buốt: Nghiến răng có thể khiến lớp men bên ngoài bị sứt mẻ, giúp thức ăn dễ dạng xâm nhập vào tủy. Do đó, khi ăn các món quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua bé sẽ cảm thế tê nhức vùng hàm.
Ngoài ra với trường hợp nặng bé còn có thể phải đối mặt với tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm, răng bị xô lệch hoặc khấp khểnh.
Mách mẹ cách khắc phục tình trạng trẻ nghiến răng
Trẻ nghiến răng thiếu chất gì phần viết trên đã giúp bạn giải đáp chi tiết. Dưới đây một vài gợi ý giúp mẹ có thể cải thiện tình trạng nghiến răng vào ban đêm của con.
Cung cấp vi chất đang thiếu hụt
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng ở trẻ là do thiếu hụt vi chất. Do đó cách tốt nhất để khắc phục là bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể:
- Mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống giàu Canxi đồng thời không quên tăng cường vitamin D và K.
- Sử dụng các loại thực phẩm đa dạng như rau xanh, hải sản, trứng, sữa, các loại hạt,… để bổ sung Canxi, vitamin D, vitamin K một cách thích hợp.
- Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và đa dạng cách chế biến như xào, hầm, luộc, hấp để con ăn ngon miệng hơn.
- Ngoài dinh dưỡng mẹ cũng có thể tham khảo một vài viên uống tổng hợp để cung cấp vitamin nhanh chóng. Tuy nhiên trước khi áp dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thành phần và liều lượng chỉ định.
- Riêng với vitamin D ngoài ăn uống và sử dụng vitamin tổng hợp mẹ còn có thể cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm mỗi ngày. Tuy nhiên thời gian khuyến cáo chỉ dao động từ 10-15 phút, tránh ánh nắng gay gắt.
Khắc phục các nguyên nhân gây nghiến răng
Ngoài dinh dưỡng, nghiến răng còn có thể khắc phục bằng các biện pháp đơn giản sau:
- Nếu trẻ nghiến răng do căng thẳng mẹ nên tạo không gian thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách kể truyện hoặc cho bé chơi thú bông.
- Nếu trẻ đang trong thời kỳ mọc răng thì cách tốt nhất là dùng túi nước ấm chườm lên má hoặc cho bé ngậm núm vú giả. Cách làm này sẽ giảm bớt khó chịu cho con.
- Trường hợp trẻ mọc răng không đều mẹ cần đưa bé đến gặp nha sĩ hoặc cho con dùng máng nhai để chống nghiến răng.
Nghiến răng là tình trạng không quá nguy hiểm nhưng mẹ vẫn nên chủ động theo dõi và khắc phục sớm cho con. Hy vọng với những thông tin này mẹ sẽ nắm được thông tin trẻ nghiến răng thiếu chất gì, từ đó biết khắc phục hiệu quả.
Xem thêm: