Nội dung chính

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn theo công bố của WHO

Việc so sánh chiều cao cân nặng thực tế với bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo WHO sẽ giúp cha mẹ nhận biết tình trạng sức khỏe thể chất của trẻ, từ đó có sự can thiệp kịp thời, chính xác. Theo dõi bài viết sau của Fitobimbi để biết thông tin chi tiết nhất.

Cha mẹ đã biết chiều cao cân nặng của trẻ theo WHO công bố?
Cha mẹ đã biết chiều cao cân nặng của trẻ theo WHO công bố?

Quy tắc tra cứu bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Cha mẹ cũng biết rằng, cơ thể trẻ phát triển không ngừng từ khi lọt lòng đến khi hết tuổi dậy thì. Theo đó, WHO cũng công bố bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái để cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của con mình trong từng giai đoạn cụ thể.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo WHO giúp cha mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển trong từng giai đoạn
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo WHO giúp cha mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển trong từng giai đoạn

Ngoài việc so sánh thông qua bảng chiều cao cân nặng mà WHO công bố, cha mẹ có thể đánh giá dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác. Tuy nhiên, điểm chung là chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái và bé trai sẽ có sự khác biệt nhất định. Trong đó:

  • TB (trung bình): Trẻ phát triển bình thường theo tiêu chuẩn của WHO.
  • Kết quả dưới -2SD: Trẻ bị thiếu cân, thấp còi, suy dinh dưỡng.
  • Kết quả trên +2SD: Trẻ có thể bị thừa cân, béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao).

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo WHO

Từ 0 đến 10 tuổi, chiều cao cân nặng của trẻ sẽ có sự phát triển nhất định, đồng thời cũng có sự khác nhau giữa bé trai và bé gái. Dựa theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ, cha mẹ có thể theo dõi dễ dàng và đánh giá được mức tăng trưởng của trẻ trong mỗi giai đoạn. 

Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0 đến 10 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng bé gái

Tuổi

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

-2SD

TB

+2SD

-2SD

TB

+2SD

Sơ sinh

2,4

3,2

4,2

45,4

49,1

52,9

1 tháng

3,2

4,2

5,5

49,8

53,7

57,6

2 tháng

3,9

5,1

6,6

53,0

57,1

61,1

3 tháng

4,5

5,8

7,5

55,6

59,8

64,0

4 tháng

5,0

6,4

8,2

57,8

62,1

66,4

5 tháng

5,4

6,9

8,8

59,6

64,0

68,5

6 tháng

5,7

7,3

9,3

61,2

65,7

70,3

7 tháng

6,0

7,6

9,8

62,7

67,3

71,9

8 tháng

6,3

7,9

10,2

64,0

68,7

73,5

9 tháng

6,5

8,2

10,5

65,3

70,1

75,0

10 tháng

6,7

8,5

10,9

66,5

71,5

76,4

11 tháng

6,9

8,7

11,2

67,7

72,8

77,8

12 tháng

7,0

8,9

11,5

68,9

74,0

79,2

15 tháng

7,6

9,6

12,4

72,0

77,5

83,0

18 tháng

8,1

10,2

13,2

74,9

80,7

86,5

21 tháng

8,6

10,9

14,0

77,5

83,7

89,8

24 tháng

9,0

11,5

14,8

80,0

86,4

92,9

2,5 tuổi

10,0

12,7

16,5

83,6

90,7

97,7

3 tuổi

10,8

13,9

18,1

87,4

95,1

102,7

3,5 tuổi

11,6

15,0

19,8

90,9

99,0

107,2

4 tuổi

12,3

16,1

21,5

94,1

102,7

111,3

4,5 tuổi

13,0

17,2

23,2

97,1

106,2

115,2

5 tuổi

13,7

18,2

24,9

99,9

109,4

118,9

5,5 tuổi

14,6

19,1

26,2

102,3

112,2

122,0

6 tuổi

15,3

20,2

27,8

104,9

115,1

125,4

6,5 tuổi

16,0

21,2

29,6

107,4

118,0

128,6

7 tuổi

16,8

22,4

31,4

109,9

120,8

131,7

7,5 tuổi

17,6

23,6

33,5

112,4

123,7

134,9

8 tuổi

18,6

25,0

35,8

115,0

126,6

138,2

8,5 tuổi

19,6

26,6

38,3

117,6

129,5

141,4

9 tuổi

20,8

28,2

41,0

120,3

132,5

144,7

9,5 tuổi

22,0

30,0

43,8

123,0

135,5

148,1

10 tuổi

23,3

31,9

46,9

125,8

138,6

151,4

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai từ 0 đến 10 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng bé trai

Tuổi

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

-2SD

TB

+2SD

-2SD

TB

+2SD

Sơ sinh

2,5

3,3

4,4

46,1

49,9

53,7

1 tháng

3,4

4,5

5,8

50,8

54,7

58,6

2 tháng

4,3

5,6

7,1

54,4

58,4

62,4

3 tháng

5,0

6,4

8,0

57,3

61,4

65,5

4 tháng

5,6

7,0

8,7

59,7

63,9

68,0

5 tháng

6,0

7,5

9,3

61,7

65,9

70,1

6 tháng

6,4

7,9

9,8

63,3

67,6

71,9

7 tháng

6,7

8,3

10,3

64,8

69,2

73,5

8 tháng

6,9

8,6

10,7

66,2

70,6

75,0

9 tháng

7,1

8,9

11,0

67,5

72,0

76,5

10 tháng

7,4

9,2

11,4

68,7

73,3

77,9

11 tháng

7,6

9,4

11,7

69,9

74,5

79,2

12 tháng

7,7

9,6

12,0

71,0

75,7

80,5

15 tháng

8,3

10,3

12,8

74,1

79,1

84,2

18 tháng

8,8

10,9

13,7

76,9

82,3

87,7

21 tháng

9,2

11,5

14,5

79,4

85,1

90,9

24 tháng

9,7

12,2

15,3

81,0

87,1

93,2

2,5 tuổi

10,5

13,3

16,9

85,1

91,9

98,7

3 tuổi

11,3

14,3

18,3

88,7

96,1

103,5

3,5 tuổi

12,0

15,3

19,7

91,9

99,9

107,8

4 tuổi

12,7

16,3

21,2

94,9

103,3

111,7

4,5 tuổi

13,4

17,3

22,7

97,8

106,7

115,5

5 tuổi

14,1

18,3

24,2

100,7

110,0

119,2

5,5 tuổi

15,0

19,4

25,5

103,4

112,9

122,4

6 tuổi

15,9

20,5

27,1

106,1

116,0

125,8

6,5 tuổi

16,8

21,7

28,9

108,7

118,9

129,1

7 tuổi

17,7

22,9

30,7

111,2

121,7

132,3

7,5 tuổi

18,6

24,1

32,6

113,6

124,5

135,5

8 tuổi

19,5

25,4

34,7

116,0

127,3

138,6

8,5 tuổi

20,4

26,7

37,0

118,3

129,9

141,6

9 tuổi

21,3

28,1

39,4

120,5

132,6

144,6

9,5 tuổi

22,2

29,6

42,1

122,8

135,2

147,6

10 tuổi

23,2

31,2

45,0

125,0

137,8

150,5

 

Thông qua bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ mà WHO công bố, cha mẹ thấy rằng:

Trẻ mới sinh: Trẻ mới sinh có cân nặng tiêu chuẩn từ 3,2 – 3,3kg và chiều dài trung bình là 50cm. Theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Hoa Kỳ, chu vi vòng đầu của bé gái là 33,8cm và bé trai là 34,3cm.

Mới sinh – 4 ngày tuổi: Cân nặng của trẻ sẽ giảm từ 5 – 10% so với lúc mới sinh. Theo bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân là do trẻ bị mất nước và dịch trong cơ thể thông qua việc đi tiểu hay đi ngoài.

Từ 5 ngày tuổi – 3 tháng tuổi: Trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ tăng trung bình từ 15 – 28g mỗi ngày. Cho nên, sau khoảng 2 tuần tuổi, cân nặng của trẻ sẽ trở lại như lúc mới sinh.

Từ 3 – 6 tháng tuổi: Trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ tăng lên khoảng 225g mỗi ngày. Khi được 6 tháng tuổi, cân nặng của trẻ thường gấp đôi so với lúc mới sinh.

Từ 7 –  12 tháng tuổi: Mỗi tháng, cân nặng của trẻ sẽ tăng khoảng 500g (mức tăng của trẻ bú mẹ sẽ ít hơn so với mốc này). Đây cũng là giai đoạn trẻ học lẫy, bò, trườn hoặc tập đi cho nên tiêu tốn nhiều calories hơn. Trước khi tròn 1 tuổi, trẻ có cân nặng tiêu chuẩn gấp 3 lần khi mới sinh và chiều cao trung bình từ 72 – 76cm.

Trẻ 1 tuổi (tập đi): Giai đoạn này, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ không nhanh giống như giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, mỗi tháng, cân nặng của trẻ vẫn có khả năng tăng khoảng 225g và chiều cao khoảng 1,2cm.

Trẻ 2 tuổi: So với lúc 1 tuổi, giai đoạn này trẻ sẽ tăng thêm khoảng 2,5kg và cao thêm khoảng 10cm. Đây cũng là giai đoạn mà bác sĩ có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên.

Trẻ từ 3 – 4 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ đi mẫu giáo, theo chuyên gia dinh dưỡng, giai đoạn này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, nhất là ở mặt sẽ giảm đáng kể. Trong khi đó, tay, chân của trẻ sẽ phát triển hơn nhiều so với thời điểm trước đó, cho nên mọi người có thể thấy trẻ cao ráo hơn.

Trẻ từ 5 tuổi trở lên: Chiều cao của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng từ độ tuổi này cho đến giai đoạn dậy thì. Khoảng 2 năm sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên, chiều cao của bé gái sẽ đạt mức tối đa. Khi đến tuổi trưởng thành, bé trai cũng đạt được chiều cao nhất định.

Một số lưu ý về chiều cao cân nặng của trẻ cha mẹ nên biết

Đối với trẻ em, ở bất cứ độ tuổi nào cũng cần dinh dưỡng để có thể phát triển một cách toàn diện. Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý áp dụng việc ăn kiêng cho trẻ, điều đó có thể gây nên các vấn đề do tiêu thụ dinh dưỡng, chẳng hạn như loãng xương, giòn xương, dậy thì muộn…

Bất cứ độ tuổi nào trẻ cũng cần dinh dưỡng để phát triển một cách toàn diện
Bất cứ độ tuổi nào trẻ cũng cần dinh dưỡng để phát triển một cách toàn diện

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ bao gồm: gen di truyền từ cha mẹ (quyết định khoảng 23% chiều cao của trẻ); sức khỏe của mẹ khi mang thai và cho con bú; chế độ dinh dưỡng; sự chăm sóc của cha mẹ trong mỗi giai đoạn phát triển; các bệnh lý mạn tính hoặc khuyết tật nghiêm trọng.

Như vậy, thông qua bài viết này của Fitobimbi, cha mẹ có thêm thông tin chi tiết và hữu ích về chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái theo WHO. Từ đó, cha mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất của trẻ trong từng giai đoạn.

Chia sẻ bài viết này