Bảng cân nặng thai nhi là thước đo giúp mẹ hình dung được sự phát triển của bé yêu trong suốt quá trình mang thai. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh.

✔️✔️✔️ Xem nhiều hơn:
Bảng cân nặng của thai nhi là gì?
Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh giúp bạn, bác sĩ và chuyên gia y tế khác theo dõi tình hình phát triển của trẻ. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần ghi lại những thay đổi về cân nặng của bé. Những con số này được đánh dấu trên biểu đồ để bạn có thể biết được trẻ thay đổi như thế nào theo thời gian.
Tất cả trẻ sơ sinh đều phát triển với tốc độ khác nhau, và có thể chênh lệch đáng kể với mức tăng trưởng “bình thường”. Tuy nhiên, miễn là em bé của bạn phát triển đều, phản ứng nhanh và khỏe mạnh, thì thường không cần phải lo lắng về xu hướng trên biểu đồ tăng trưởng.
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế
Dựa trên số liệu từ bảng này, mẹ sẽ nắm được hai thông số cơ bản là cân nặng và chiều cao của bé. Các chỉ số cân nặng thai nhi chuẩn này giúp mẹ biết được con mình đang phát triển tốt hay không. Từ đó có những điều chỉnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ sao cho phù hợp.

Tuần thai | Chiều dài (cm) | Cân nặng (gam) |
Tuần 8 | 1.6 | 1 – 10 |
Tuần 9 | 2.3 | 1 – 10 |
Tuần 10 | 3.1 | 1 – 10 |
Tuần 11 | 4.1 | 50 – 70 |
Tuần 12 | 5.4 | 50 – 70 |
Tuần 13 | 6.7 | 50 -70 |
Tuần 14 | 14.7 | 50 – 70 |
Tuần 15 | 16.7 | 70 |
Tuần 16 | 18.6 | 100 |
Tuần 17 | 20.4 | 140 |
Tuần 18 | 22.2 | 190 |
Tuần 19 | 24 | 240 |
Tuần 20 | 25.7 | 300 |
Tuần 21 | 27.4 | 360 |
Tuần 22 | 29 | 340 |
Tuần 23 | 30.6 | 500 |
Tuần 24 | 32.2 | 600 |
Tuần 25 | 33.7 | 660 |
Tuần 26 | 35.1 | 760 |
Tuần 27 | 36.6 | 875 |
Tuần 28 | 37.6 | 1005 |
Tuần 29 | 39.3 | 1153 |
Tuần 30 | 40.5 | 1319 |
Tuần 31 | 41.8 | 1502 |
Tuần 32 | 43 | 1702 |
Tuần 33 | 44.1 | 1918 |
Tuần 34 | 45.3 | 2146 |
Tuần 35 | 46.3 | 2383 |
Tuần 36 | 47.3 | 2622 |
Tuần 37 | 48.3 | 2859 |
Tuần 38 | 49.3 | 3083 |
Tuần 39 | 50.1 | 3288 |
Tuần 40 | 51.0 | 3462 |
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Cân nặng của thai nhi chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố. Trong đó có cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan:
Sức khỏe của mẹ bầu trước và trong khi mang thai
Chế độ ăn uống, sức khỏe và thói quen dinh dưỡng của mẹ bầu có ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Nếu mẹ bầu mắc bệnh béo phì, con sinh ra sẽ có xu hưởng nặng cân những đứa trẻ khác. Ngược lại, nếu mẹ bầu tăng cân quá ít so với thời điểm trước khi mang thai, em bé sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng.
Giới tính
giới tính của thai nhi, dù là nam hay nữ đều ảnh hưởng đến cân nặng, thể hiện rõ qua tỷ lệ cân nặng trong biểu đồ. Thông thường, các bé trai sẽ nặng hơn một chút so với bé gái.
Di truyền học
Các hội chứng di truyền như hội chứng Down, Noonan hoặc Turner có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và cân nặng của trẻ.
Thứ tự sinh con
Thông thường, đứa trẻ đầu lòng sẽ lớn hơn các bé con thứ. Nhưng nếu khoảng cách sinh giữa các con là quá ngắn thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại, con thứ lớn hơn con đầu lòng.
Số lượng thai
Cân nặng thai nhi sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi nếu mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai.
Các vấn đề thường gặp về cân nặng thai nhi mà mẹ cần biết
Đôi khi, những con số trong bảng cân nặng của thai nhi trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi mức độ phát triển của thai nhi là không giống nhau, có thể thấp hơn và cũng có thể cao hơn. Điều quan trọng mà mẹ cần làm là tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và đi khám thai đúng lịch.
Thai nhi phát triển hơn so với tuần thai
Nếu siêu âm cho kết quả thai nhi dài hơn so với mức quy định khoảng 3cm thì được coi là bé phát triển hơn so với tuần thai. Thai nhi quá lớn gây rủi ro cho quá trình chuyển dạ và sinh con. Thậm chí, cân nặng của thai nhi vượt quá mức chuẩn còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau: béo phì, tiểu đường, các bệnh về đường tiêu hóa,…
Trong trường hợp này, phụ huynh cần xác định nguyên nhân để có cách điều chỉnh phù hợp.

Thai nhi phát triển kém hơn so với tuần thai
Nếu so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn, em bé của bạn có chiều dài ngắn hơn khoảng 3cm, điều đó có nghĩa thai nhi đang kém phát triển. Hậu quả là trẻ sinh ra có nguy cơ suy dinh dưỡng, đề kháng kém, dễ mắc bệnh tật.
Để xác định nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai. Xét nghiệm này có thể đánh giá được dây rốn và khả năng vận chuyển dinh dưỡng cho thai nhi có điều gì bất thường. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu để đưa ra điều chỉnh phù hợp.
Mẹ bầu cần làm gì để cân nặng của thai nhi phát triển đúng chuẩn?
Không ít trường hợp có cân nặng không đảm bảo so với chỉ số chuẩn, lúc này mẹ bầu cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Kiểm soát cân nặng, không để tình trạng thừa hoặc thiếu cân. Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, nhưng phải đầy đủ chất dinh dưỡng
- Trong cả thai kỳ, mức tăng cân hợp lý cho mẹ bầu là khoảng 10 – 12kg. Nếu mẹ mang song thai hoặc đa thai, bạn chỉ nên tăng tối đa 16 – 20kg. Nếu mẹ thừa cân thì 3 tháng đầu thai kỳ không cần tăng cân hoặc chỉ nên tăng tối đa 1kg
- Nên có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý để tinh thần luôn thoải mái, giúp thai nhi phát triển tốt hơn
- Bổ sung rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn mỗi ngày để cung cấp vitamin, khoáng chất, cũng như chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón
- Thăm khám, siêu âm thai định kỳ để theo dõi sức khỏe thai nhi. Từ đó xử lý kịp thời những bất thường
- Uống đủ nước trong suốt thai kỳ. Bởi nếu mất nước, mẹ bầu có thể đối mặt với một số biến chứng nghiêm trọng.
- Bổ sung đầy đủ vitamin, sắt trước và trong khi mang thai. Điều này hỗ trợ cho sự phát triển và tăng trưởng cho em bé trong suốt thai kỳ
Trên đây là bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế. Việc theo dõi các chỉ số cân nặng và chiều cao của thai nhi là rất cần thiết giúp mẹ kiểm tra, đánh giá và có những điều chỉnh phù hợp để bé yêu phát triển khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn!