Nội dung chính

Cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt hiệu quả, an toàn cho con

Chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt là một trong những biện pháp dân gian hiệu quả. Cách làm này không chỉ đơn giản, ít tốn chi phí mà lại an toàn với con. Dưới đây là những cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt mà mẹ có thể áp dụng cho bé.

Mồ hôi trộm là gì? Dấu hiệu nhận biết

Mồ hôi trộm là tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi ngay khi ở  trạng thái “tĩnh”. Theo các bác sĩ nhi khoa, mồ hôi trộm thường được chia thành 2 loại là mồ hôi sinh lý và mồ hôi bệnh lý. Cụ thể:

  • Mồ hôi trộm sinh lý: Xuất hiện do trao đổi chất ở trẻ diễn ra quá mạnh làm tiết mồ hôi để giải tỏa nhiệt. Mồ hồi sinh lý thường tiết ra nhiều ở các khu vực như đầu, cổ, phát sinh khoảng 30 phút trước khi đi ngủ và hết  khoảng 60 phút sau. Mồ hôi trộm sinh lý thường sẽ không gây ảnh hưởng đối với sức khỏe của con do đó mẹ không cần lo
  • Mồ hôi bệnh lý: Xuất hiện ở trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm với biểu hiện như đầu ra nhiều mồ hôi nhất là khi đang bú mẹ hoặc sau khi ngủ. Ngoài việc đổ nhiều mồ hôi bé còn xuất hiện các triệu chứng như thóp chậm liền, dầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc ho kéo dài,…
Trẻ ra mồ hôi trộm
Trẻ ra mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng phổ biến, không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên giấc ngủ cũng sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, mẹ cần chú ý quan sát kịp thời phát hiện, phòng ngừa cho con. Theo chuyên gia, dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị đổ mồ hôi trộm:

  • Quấy khóc nhiều vào ban đêm
  • Ngủ không yên giấc
  • Hay tỉnh giấc giữa đêm
  • Mồ hôi ra nhiều ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay, bàn chân,…

Trị mồ hôi trộm bằng lá lốt có hiệu quả không?

Lá lốt hay còn được gọi là Tất Bát, là một trong những loại cỏ lâu năm. thường mọc ở dưới tán cây, những nơi có độ ẩm cao. Loại cây này được dùng rộng rãi khắp ở mọi nơi. Tất cả các bộ phận của cây từ lá, thân, rễ đều có công dụng chữa bệnh. Trong đó lá lốt là bộ phận được dùng nhiều nhất.

Với tính cay nồng, ấm loại cây này có tác dụng đào thải độc tố rất tốt. Do đó từ lâu người ra đã dùng để trị các bệnh như phong hàn, tê khớp chân tay, chữa chứng rối loạn tiêu hóa, đau nhức khớp xương,… Đặc biệt trong đó là trị bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ.Vậy thực hư, việc trị mồ hôi trộm bằng lá lốt có thực sự hiệu quả hay không?

Theo chuyên gia, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh về tính hiệu quả của phương pháp này. Đây chỉ là mẹo dân gian được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, do tính đơn giản, lại ít tốn kém về mặt chi phí nên biện pháp này hiện được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng. Nhưng để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng cho bé mẹ nên cân nhắc, hỏi qua ý kiến bác sĩ.

Lá lốt có tác dụng trị mồ hôi trộm
Lá lốt có tác dụng trị mồ hôi trộm

Hướng dẫn cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt cho con

Có rất nhiều cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt. Dưới đây là những cách làm hiệu quả mà mẹ có thể bỏ túi áp dụng.

Trị mồ hôi trộm bằng nước lá lốt

Nói đến cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt đầu tiên phải kể đến mẹo nấu nước uống. Đây là cách làm vô cùng đơn giản tại nhà mà không gây nhiều khó khăn về thời gian cũng như tài chính. Theo đó mẹ chỉ cần:

Nguyên liệu:

  • Lá lốt tươi
  • 1 lít nước lọc

Cách làm:

  • Lá lốt rửa sạch để loại bụi bẩn, sâu bỏ
  • Cho lá lốt vào nồi, thêm 1 lít nước rồi đem nấu sôi
  • Đổ nước lá lốt vào bình bảo quản, cho bé uống đều đặn mỗi ngày
  • Duy trì trong vòng 1 tháng tình trạng đổ mồ hôi trộm sẽ được cải thiện

Xông hơi toàn thân với lá lốt

Đây là cách trị chứng đổ mồ hôi trộm được áp dụng nhiều. Chỉ cần vài ba nguyên liệu đơn giản là mẹ có thể giúp bé cải thiện được chứng bệnh này.

Cách nấu nước xông hơi từ lá lốt
Cách nấu nước xông hơi từ lá lốt

Nguyên liệu:

  • 100g lá và thân lá lốt
  • 1,5l nước sạch
  • 1 chậu đựng

Cách làm:

  • Rửa sạch lá lốt rồi cho vào nồi đun sôi với nước
  • Đợi khoảng 10 phút thì cho 1 chút muối vào
  • Sau đó đổ nước ra thau, đợi khi hơi nước bốc đi không còn quá nóng thì cởi quần áo cho bé xông hơi
  • Mẹ cần lưu ý cẩn thận, tránh trẻ bị bỏng
  • Sau khi xông hơi thì lau khô người cho bé, mặc tã lót và quần áo vào

Ngâm chân, tay với lá lốt

Ngoài 2 cách trên mẹ cũng có thể trị mồ hôi trộm bằng cách cho bé ngâm tay và chân với nước lá lốt. Cụ thể:

Nguyên liệu:

  • 30-100g lá lốt tươi
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 1,5 lít nước

Cách làm:

  • Lá lốt rửa sạch, rồi đem cắt nhỏ
  • Cho hỗn hợp muối, lá lốt và nước vào nồi đun sôi, đợi khoảng 10 phút
  • Đổ nước ra chậu, chờ cho nguội bớt thì dùng để ngâm chân, tay
  • Thực hiện thường xuyên vào tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện tốt hơn

Chế biến món ăn từ lá lốt

Để trị chứng mồ hôi trộm mẹ cũng có thể sử dụng lá lốt chế biến món ăn. Cách làm này chẳng những đơn giản, lại được các bé hưởng ứng tích cực. Mẹ có thể dùng món cháo lá lốt dưới đây.

Nguyên liệu:

  • 50g lá lốt, chọn lá không non, không già
  • 20g đậu phụ non
  • 30g gạo tẻ
  • Gia vị

Cách làm:

  • Lá lốt rửa sạch để ráo sau đó băm nhỏ
  • Đậu phụ nghiền nhuyễn, gạo vo thật sạch
  • Đem gạo nấu cháo, đến khi cháo mềm thì cho lá lốt, đậu phụ vào nồi, đun tiếp 10 phút
  • Cuối cùng nêm nếm gia vị vừa ăn rồi múc cháo ra bát cho bé thưởng thức
Cháo lá lốt cho trẻ ra mồ hôi trộm
Cháo lá lốt cho trẻ ra mồ hôi trộm

Lưu ý khi trị mồ hôi trộm bằng lá lốt

Để việc áp dụng cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt đạt hiệu quả mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đây là mẹo vặt dân gian vì vậy trước khi áp dụng mẹ nên hỏi qua ý kiến bác sĩ
  • Trường hợp việc dùng lá lốt không có hiệu quả mẹ nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và cách điều trị tốt hơn
  • Ngoài việc sử dụng lá lốt để trị chứng mồ hôi trộm mẹ nên chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con, nhất là canxi, vitamin D3,…
  • Tuyệt đối không tắm cho bé khi đang ra mồ hôi trộm. Điều này có thể nguy hiểm cho bé do nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột

Trên đây là 4 cách trị mồ hôi trộm bằng lá lốt có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng với thông tin này mẹ bỉm sẽ có kiến thức về việc trị mồ hôi trộm cho con. Vì đây là biện pháp dân gian nên việc thực hiện cần phải lâu dài, đều đặn mới cho kết quả tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này