Bé 6 tháng ăn được trái cây gì là thắc mắc được rất nhiều mẹ quan tâm. Bước sang giai đoạn này, con bắt đầu ăn dặm nên việc lựa chọn trái cây nào cho bé là rất quan trọng.
Bé 6 tháng ăn được trái cây gì?
Bé 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm và trong đó bao gồm cả khẩu phần trái cây. Đây là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên, vì hệ tiêu hóa của bé chưa được phát triển đầy đủ, do đó mẹ nên chọn những loại trái cây dạng mềm, có vị ngọt để bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Vậy trẻ 6 tháng ăn được hoa quả gì? Dưới đây là những loại trái cây mà trẻ 6 tháng nên ăn:
Chuối nghiền nhuyễn
Chuối là loại trái cây lý tưởng cho trẻ 6 tháng tuổi. Đây là nguồn cung cấp vitamin C, chất xơ, kali, vitamin B6,… tự nhiên đó mẹ! Ngoài ra, chuối hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho trẻ. Với những bé gặp khó khăn trong việc đi tiêu, mẹ nên ưu tiên các món ăn dặm từ chuối trong thực đơn hàng ngày của bé.
Đặc biệt, chuối có vị ngọt, dễ dàng nghiền nhuyễn nên có thể chế biến theo nhiều cách hoặc kết hợp với các trái cây có vị chua khác như việt quất, dâu tây để mang lại cho bé trải nghiệm thú vị.
Cách chế biến: Mẹ chọn quả chuối chín, lột vỏ. Sau đó dùng muỗng nghiền chuối hoặc cho vào máy xay. Mẹ nên thêm nước hoặc sữa mẹ để tạo độ đặc nhuyễn như mong muốn.
Táo nghiền nhuyễn
Bé 6 tháng ăn được trái cây gì? Táo là sự lựa chọn tuyệt vời trong danh sách các loại trái cây cho bé ăn dặm. Táo có hàm lượng lớn chất xơ, kali và carbohydrate rất tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Ngoài ra, bổ sung táo cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm còn hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh như táo bón, hen suyễn,…
Cách chế biến: Táo rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ. Đem táo hấp cách thủy, sau đó nghiền nhuyễn cho bé ăn. Ngoài ra, mẹ có thể làm nước ép táo cho bé cũng rất tốt.
Bơ nghiền nhuyễn
Nếu mẹ hỏi trẻ 6 tháng ăn được quả gì, câu trả lời sẽ không thể thiếu loại quả giữ vị trí số 1 trong danh sách những trái cây cho bé ăn dặm. Đó chính là quả bơ. Loại trái cây này có chứa đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như vitamin A, C, B6, K, natri, sắt, kẽm, kali,… Đặc biệt, trong bơ còn có thành phần Omega 3 tốt cho trí não của bé. Ăn bơ nhiều giúp bé dễ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, đầy hơi và các rối loạn tiêu hóa khác.
Cách chế biến: Chuẩn bị 1/2 quả bơ và 50ml sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ nghiền nhuyễn bơ rồi trộn với sữa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp bơ với chuối hoặc táo để sáng tạo thêm nhiều món ăn dặm cho bé.
Lê nghiền nhuyễn
Lê là gợi ý tiếp theo cho các mẹ đang tìm kiếm câu trả lời “bé 6 tháng tuổi ăn được hoa quả gì?”. Lê có vị ngọt thanh mát nên phù hợp với mọi bé, ngay cả những bé kén ăn. Trong lê có chứa rất nhiều chất xơ và lượng nhỏ vitamin C, K và Kali. Đồng thời, lê cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bảo vệ các mô.
Cách chế biến: Chuẩn bị 1/2 quả lê, rửa sạch, gọt vỏ rồi cho vào nồi hấp chín. Khi lê chín, mẹ cho ra bát nghiền nhuyễn. Mẹ có thể kết hợp với một số trái cây khác cho bé như chuối, đào hoặc nước ép.
Đu đủ chín nghiền nhuyễn
Loại trái cây cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm tiếp theo đó chính là đu đủ chín. Trong đu đủ chín có chứa rất nhiều vitamin A, C, E, chất xơ, enzyme papain, axit folic,.. giúp bảo vệ tim mạch, phòng ngừa táo bón cũng như tăng cường thị lực cho trẻ.
Cách chế biến: Chuẩn bị 1 miếng đu đủ chín, sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ tiến hành gọt vỏ đu đủ, bỏ hạt sau đó nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa.
Lưu ý: Không nên cho bé ăn nhiều đu đủ khi mới bắt đầu ăn dặm. Bởi trong đu đủ có chứa nhiều carotene dễ gây vàng da.
Đào nghiền
Đào là trái cây có vị ngọt, được rất nhiều bé “ghiền”. Với băn khoăn bé 6 tháng ăn được trái cây gì? thì mẹ có thể thêm đào vào thực đơn ăn dặm của bé nhé! Loại quả này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như kali, photpho, sắt, beta-carotene, saccarose, đường glucose, protein, PP, vitamin B1, B2,… Tuy nhiên, quả đào có tính nóng nên mẹ không nên cho bé ăn dặm quá nhiều nhé!
Cách chế biến: Mẹ lựa chọn quả đào chín, rửa sạch, gọt vỏ rồi nghiền nhuyễn hoặc ép lấy nước cho bé uống.
Xoài chín
Xoài là trái cây ăn dặm cho bé 6 tháng mà Fitobimbi muốn gợi ý cho mẹ. Trong xoài có chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ, chẳng hạn như vitamin A, C, B6, K, chất béo, carbohydrate, kali, folate, chất chống oxy hóa, protein,… Tuy nhiên, cũng tương tự như đào, trẻ ăn quá nhiều xoài sẽ bị nóng. Do đó, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều nhé!
Cách chế biến: Chuẩn bị 1/2 quả xoài chín, ngọt cùng ít sữa. Mẹ nghiền nhuyễn xoài hoặc có thể trộn cùng với bí ngô, khoai lang xay nhuyễn để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Ngoài những gợi ý trên, trẻ 6 tháng ăn được trái cây gì mẹ có thể bổ sung thêm các loại khác như mận, dưa gang, dứa, dâu tây, quả mâm xôi, kiwi, quả cam ngọt, hồng xiêm, việt quất,…
Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm trái cây
Sau khi đã tìm hiểu bé 6 tháng ăn được trái cây gì, mẹ nên nắm rõ thời điểm và những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm.
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, khi bé được 6 tháng tuổi, chỉ bú sữa thôi là chưa đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Do đó, từ 6 tháng tuổi, mẹ cần tập cho bé ăn dặm. Tuy vậy, nếu chỉ dựa trên độ tuổi thì vẫn chưa đủ để xác nhận bé sẵn sàng ăn dặm. Bởi mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau. Do đó, mẹ cần quan sát thêm một số biểu hiện sau đây:
- Con có thể tự ngồi hoặc ngồi dưới sự hỗ trợ từ người thân
- Đầu và cổ có sự kiểm soát
- Bé chủ động mở miệng khi mẹ đút đồ ăn
- Lưỡi bé không còn tình trạng đẩy thức ăn ra
- Bé hay tóp tép miệng khi nhìn người khác ăn
Cách tập cho bé 6 tháng ăn trái cây
Để bé 6 tháng tuổi ăn dặm trái cây dễ dàng, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Cho bé ăn các loại hoa quả mềm, dễ nuốt, có vị ngọt thanh
- Mẹ nên nghiền nhuyễn khi chế biến các món ăn dặm từ trái cây cho bé
- Nên cho bé ăn khi đói, ví dụ lúc bé đưa tay lên miệng
- Mỗi cữ, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từ 2 – 3 thìa, mỗi ngày khoảng 2 cữ
- Khi bắt đầu tập cho bé ăn trái cây, mẹ nên kiên trì, cho con có thời gian làm quen với hương vị mới
- Mẹ tuyệt đối không ép trẻ ăn. Chú ý đến dấu hiệu con đã no và ngừng cho trẻ ăn tiếp
- Nên cho trẻ ăn dặm trái cây giữa những bữa chính
Trên đây là giải đáp bé 6 tháng ăn được trái cây gì? Lưu ý khi cho trẻ ăn trái cây, mẹ nên nghiền nhuyễn, sử dụng hợp lý để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho bé nhé!