Béo phì ở trẻ em là vấn đề nhức nhối toàn cầu. Căn bệnh này mang đến cho trẻ những hệ lụy về sức khỏe và tâm lý khi trưởng thành. Bởi vậy, là cha mẹ, bạn cần có trách nhiệm tìm hiểu sớm để hướng con đến với lối sống lành mạnh, khoa học.

Thực trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam
Đi đôi với tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, tỷ lệ trẻ em béo phì ở Việt Nam cũng gia tăng nhanh chóng. Theo Viện nghiên cứu Y – Xã hội, Việt Nam hiện có hơn 300.000 trẻ em dưới 5 tuổi gặp tình trạng thừa cân, béo phì. Trong đó, TP.HCM là một trong những đô thị lớn có tỷ lệ béo phì ở trẻ em vượt mức báo động, cao hơn so với mức trung bình của toàn cầu.

Từ một nước nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Sự phát triển này dẫn đến những thay đổi về lối sống và khẩu phần ăn của người Việt. Quan sát chung về khẩu phần ăn của trẻ đều thấy hướng đến giảm chất bột, tăng chất đạm, đặc biệt là chất béo. Điều đó, một mặt giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ, nhưng mặt khác lại làm tăng nguy cơ thừa dinh dưỡng, dẫn đến béo phì và các bệnh lý mãn tính.
Đây là tình trạng đáng báo động, cần có những biện pháp cấp bách để ngăn chặn kịp thời.
Em bé béo phì thừa cân là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một người được coi là béo phì, thừa cân khi:
- Cân nặng vượt quá mức tương ứng với chiều cao
- Có lượng mỡ tích tụ nhiều tại một số bộ phận của cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Để đánh giá thừa cân béo phì ở trẻ em, người ta thường dựa vào chỉ số BMI (chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ theo từng lứa tuổi). Tuy nhiên, xác định đúng tình trạng béo phì ở trẻ và có hướng can thiệp phù hợp, bố mẹ nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng càng sớm, càng tốt.
Dưới đây là các hình ảnh trẻ em béo phì giúp cha mẹ dễ nắm bắt:



Cách tính chỉ số béo phì ở trẻ em theo chỉ số BMI
BMI (Body Mass Index) là phép tính ước lượng mỡ của cơ thể theo chiều cao và cân nặng. Ở trẻ em, BMI còn được gọi là “chỉ số BMI theo tuổi”. Bởi ở trẻ em, trong độ tuổi tăng trưởng, cân nặng và chiều cao có sự thay đổi một cách nhanh chóng. Vì vậy, nó còn được hiểu là cách so sánh tương đối với trẻ khác có cùng giới tính và độ tuổi.
Để đánh giá tình trạng béo phì ở trẻ em, ta sử dụng phép tính sau:
BMI = (Cân nặng/Chiều cao)*chiều cao
Trong đó:
- Chiều cao tính theo đơn vị (m)
- Cân nặng tính theo đơn vị (kg)
Đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng của trẻ cùng tuổi, cùng giới để nhận kết quả:
Suy dinh dưỡng, thiếu cân | BMI < 18.5 |
Trẻ cân đối | BMI: 18 – 22.9 |
Có dấu hiệu thừa cân | BMI: 23 – 24.9 |
Dấu hiệu gần béo phì | BMI: 25 – 29.9 |
Béo phì | BMI > 30 |
Dấu hiệu béo phì ở trẻ em
Nhận biết sớm dấu hiệu trẻ béo phì sẽ giúp cha mẹ chủ động phòng ngừa và duy trì lối sống, ăn uống khoa học, ổn định cho bé:
- Chỉ số BMI của trẻ cao hơn 20% so với mức tiêu chuẩn
- Mỡ tích nhiều tại một số vùng trên cơ thể như cằn, hai bên ngực, cánh tay, đùi. Điều này khiến trẻ vận động khó khăn, chậm chạp
- Trẻ có biểu hiện thèm ăn, ăn nhiều, khẩu phần ăn mỗi bữa ngày càng tăng
- Trẻ luôn có nhu cầu ăn đồ ngọt, như bánh, kẹo, đồ ăn nhanh,…
- Trẻ không chịu ăn rau, hoặc ăn rất ít
Nguyên nhân béo phì ở trẻ em
Có đến 60 – 80% trẻ béo phì do nguyên nhân dinh dưỡng. Những trường hợp còn lại là do yếu tố di truyền, nội tiết và tâm lý xã hội.
Trẻ béo phì do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Nguyên nhân béo phì này thường gặp ở trẻ háu ăn, ít vận động. Trẻ có xu hướng ăn nhiều chất béo (thức ăn chiên xào, đồ ăn nhanh) và chất bột đường (nước ngọt, kem, chè,…). Điều này vượt quá nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Theo đó, những gì cơ thể không sử dụng hết sẽ được chuyển hóa thành mỡ và tích trữ ở nhiều cơ quan như cằm, bụng, đùi, nội tạng,…

Béo phì ở trẻ em do nguyên nhân di truyền
Béo phì thường mang tính gia đình. Điều này được thể hiện thông qua gen leptin, tìm thấy ở những người béo phì. Vì vậy, nếu bố mẹ hoặc ông bà là người nặng cân, thì xác suất con sinh ra béo chiếm tới 70 – 80%.
Nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ em do nội tiết:
- Mặc dù hiếm gặp, nhưng các yếu tố về nội tiết cũng liên quan chặt chẽ với tỷ lệ gia tăng béo phì
- Suy giáp trạng: Đặc trưng bởi tình trạng thiểu năng trí tuệ, da khô, lùi, béo toàn thân
- Cường năng tuyến thượng thận: Huyết áp cao, nhiều mụn trứng cá, da đỏ có vết rạn, béo bụng
- Các bệnh về não: Thường gặp tổn thương sau di chứng viêm não hoặc vùng não đồi. Ngoài béo phì, trẻ thường kèm theo các triệu chứng thần kinh khu trú và thiếu năng trí tuệ
Trẻ em béo phì do tâm lý xã hội
Trẻ lớn lên trong gia đình căng thẳng, bố mẹ thường xuyên cãi nhau hoặc gặp áp lực học hành đều gây ra những tổn thương tâm lý sâu sắc. Điều này khiến trẻ trở nên thu mình, mất kiểm soát cảm xúc, dễ kích động, cáu giận. Trong tình trạng này, trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn để giảm áp lực, làm tăng nguy cơ béo phì, thừa cân.
Tác hại của béo phì ở trẻ em
Béo phì khiến cho con nặng nề, chậm chạp, vận động khó khăn. Tốc độ tăng cân quá nhanh sẽ khiến trẻ gặp các vấn đề về da như rạn da, khó thở, đôi lúc còn ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, trẻ béo phì không chỉ gây tổn thương tâm lý mà còn phải đối mặt với nguy cơ bệnh lý dưới đây:
- Gặp các vấn đề về da như mụn trứng cá, phát ban nhiệt
- Vấn đề về xương, làm giảm khả năng phát triển thể chất của trẻ
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh tim mạch
- Huyết áp cao
- Cholesterol cao

Giảm cân cho trẻ béo phì bằng cách nào?
Biện pháp tốt nhất để thúc đẩy quá trình giảm cân của bé đó là “động viên” và “thấu hiểu”. Nếu gia đình không kỳ thị với cân nặng của bé, con cũng sẽ ít tự ti về bản thân mình hơn. Khi trẻ muốn tâm sự, chia sẻ, cha mẹ nên sẵn lòng lắng nghe và dành cho bé những lời khuyên tích cực.
Thêm vào đó, cha mẹ cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống, cũng như hoạt động thể chất của con để mang tới những tác động tốt nhất cho trẻ.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Cho trẻ ăn đa dạng nhưng cần cân đối hợp lý. Tránh chỉ cho trẻ ăn một loại thực phẩm nào đó
- Tập cho bé ăn đúng giờ, một ngày có thể ăn nhiều bữa để không đói, không no
- Cho bé ăn trước khi đói và dừng ăn khi no
- Không cho trẻ ăn tối quá muộn, nên ăn trước 8 giờ tối
- Ăn chậm, nhai kỹ. Mỗi bữa ăn không kéo dài quá 30 phút
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo và đường như nước ngọt, bánh, kẹo, chè, thức ăn chiên xào, mỡ động vật. Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh, các loại quả ít ngọt, sữa không tách béo hoặc sữa tươi không đường

Tích cực luyện tập mỗi ngày
Vận động là cách tiêu hao năng lượng tối ưu, cũng như giúp trẻ nhanh nhẹn, có tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng. Các hoạt động như chạy, kéo co,… đều góp phần tăng sản sinh noron nuôi dưỡng các khớp, cải thiện khả năng ghi nhớ và tập trung. Vì vậy, ngay từ bây giờ, cha mẹ hãy khơi nguồn hứng khởi của trẻ với các hoạt động thể thao. Khuyến khích trẻ vận động theo sở thích, theo cường độ tăng cân.
Bên cạnh các hoạt động bên ngoài, khi về nhà, mẹ có thể khuyến khích trẻ làm việc nhà, đi cầu cầu thang, hạn chế chơi điện thoại, ngồi xem tivi quá lâu. Đồng thời cho bé sinh hoạt điều độ, ngủ sớm, đủ giấc.
Phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ em
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa béo phì, thừa cân ở trẻ:
- Nuôi con bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18 – 24 tháng tuổi
- Cho bé ăn dặm hợp lý, phối hợp đa dạng các loại thực phẩm. Đặc biệt, mẹ cần chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi để đáp ứng hợp lý
- Cho bé ăn đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, chân xơ, tinh bột
- Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas, sữa đặc có đường, bánh kẹo, kem
- Không nên dự trữ trong nhà quá nhiều thức ăn giàu chất béo như phô mai, kem, socola, bơ, bánh, kẹo
- Không cho ăn ăn nhiều vào bữa tối hoặc ăn vặt vào đêm khuya
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như đạp xe, đi bộ, nhảy dây,…
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng béo phì ở trẻ em. Cha mẹ tuyệt đối không nên xem nhẹ tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ. Hãy chủ động dự phòng từ sớm để giúp con phát triển cân đối, tránh được những hệ lụy cho sức khỏe.