Nội dung chính

Trẻ giãn ruột có biếng ăn không? Mẹ hãy tránh các sai lầm

Giãn ruột sinh lý là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng không phải ai cũng biết. Vậy trẻ giãn ruột có biếng ăn không? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ giãn ruột có biếng ăn không? Nhận thức đúng để tránh gây sai lầm
Trẻ giãn ruột có biếng ăn không? Nhận thức đúng để tránh gây sai lầm

Giãn ruột sinh lý ở trẻ là gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, giãn ruột là hiện tượng thể tích ruột tăng hơn bình thường, xảy ra ở trẻ 2 tháng tuổi. Nói đơn giản để mẹ hiểu, đây là giai đoạn tần suất đi ị của trẻ giảm hơn so với bình thường do ruột tăng thể tích nên bụng chưa đầy phân.

Giãn ruột thường dễ nhầm lẫn với tình trạng táo bón ở trẻ
Giãn ruột thường dễ nhầm lẫn với tình trạng táo bón ở trẻ

Trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh chóng, chỉ sau vài tuần đầu, mẹ sẽ cảm nhận sự thay đổi rõ rệt về cả bên ngoài lẫn bên trong. Lúc này, ruột của em bé có thể “chịu trách nhiệm” với một khối lượng thức ăn lớn hơn. Điều đó cũng có nghĩa, khoảng cách giữa các lần đi đại tiện cũng sẽ ngày càng dài hơn.

Chính vì điều này nhiều mẹ nghĩ rằng bé yêu đang bị táo bón mà không hề biết rằng con đang trong giai đoạn giãn ruột sinh lý. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bé đi ị 1 lần mỗi tuần không phải vấn đề quá báo động. Miễn sao bé vẫn bú tốt, khỏe mạnh và ngủ đủ giấc.

Nếu bé bị táo bón mẹ hãy tham khảo Fitobimbi Isilax – Hỗ trợ trẻ bị táo bón

Trẻ giãn ruột có biếng ăn không?

Bé giãn ruột sinh lý có gây biếng ăn không? Về bản chất, hiện tượng giãn ruột KHÔNG GÂY BIẾNG ĂN ở trẻ. Khoảng thời gian này con vẫn ăn tốt, ngủ tốt và vui chơi như bình thường. Thậm chí trong nhiều trường hợp, trẻ giãn ruột còn ăn nhiều hơn. Bởi đây là cột mốc báo hiệu cơ thể bé đã sẵn sàng tiêu thụ một lượng thức ăn lớn hơn. phục vụ quá trình phát triển.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ giãn ruột CÓ THỂ BỊ BIẾNG ĂN DO SAI LẦM CỦA CHA MẸ. Nhiều phụ huynh khi chưa tìm hiểu rõ về tình trạng của con đã vội kết luận bé bị táo bón. Với mong muốn giúp nhanh chóng đi “ị” được, nhiều mẹ đã không ngại ngần áp dụng phương pháp “tháo thụt”. Việc lạm dụng này có thể gây mất phản xạ rặn tự nhiên của bé. Thậm chí “tháo thụt” nhiều lần còn có thể làm tổn thương hậu môn, gây xước, chảy máu khiến bé sợ đi cầu. Hậu quả là bé có thể bị táo bón nặng, dẫn đến biếng ăn.

Triệu chứng giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Về cơ bản, giãn ruột sinh lý không gây biếng ăn cho trẻ. Tuy nhiên nếu mẹ nhận thức không đúng và không biết cách chăm sóc, trẻ vẫn có thể biếng ăn. Vì vậy đừng quên bỏ túi các dấu hiệu sau để sớm nhận biết giai đoạn giãn ruột ở trẻ, có cách chăm sóc đúng, đủ, tránh để lại hệ quả biếng ăn.

Trong giai đoạn giãn ruột, bé thường không ị trong nhiều ngày
Trong giai đoạn giãn ruột, bé thường không ị trong nhiều ngày
  • Không đi ị trong nhiều ngày: Là dấu hiệu giúp mẹ dễ dàng nhận biết tình trạng giãn ruột.  Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, ở trong giai đoạn giãn ruột có thể 7-10 ngày mới đi vệ sinh 1 lần. Trẻ uống sữa công thức có thể 3-5 ngày.
  • Trẻ đi vệ sinh phải rặn, gồng mình: Đây là hành động bé đang tập thói quen đẩy chất thải ra ngoài, cũng như phát triển cơ bụng. Tuy nhiên, lượng chất thải quá nhiều có thể là một thử thách lớn đối với bé.
  • Phân sệt, mềm và đều màu: Ngoài các chất dinh dưỡng, nước vẫn chiếm phần nhiều trong sữa của mẹ và sữa công thức. Do vậy, trẻ sơ sinh thời kỳ giãn ruột thường đi ngoài phân mềm, hơi sệt, có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu.
  • Trẻ ăn ngủ tốt: Trẻ sơ sinh bị giãn ruột vẫn ăn, ngủ tốt chứ không hề biếng ăn . Ruột giãn ra, chứa được lượng thức ăn lớn nên bé cũng sẽ nhanh đói và đòi ti mẹ nhiều hơn.
  • Trẻ vẫn vui chơi bình thường: Trái ngược với tình trạng táo bón, trẻ bị giãn ruột ngoài ăn, ngủ tốt còn vui chơi bình thường.

✔️✔️✔️ CẢNH BÁO 10 giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ!

Chăm sóc trẻ bị giãn ruột sinh lý ĐÚNG CÁCH để bé ăn ngon

Để giúp con có một đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và biếng ăn sau giãn ruột mẹ hãy tham khảo một số mẹo sau.

Bổ sung lợi khuẩn

Điều đầu tiên mẹ cần làm để thích ứng với giai đoạn giãn ruột ở trẻ chính là tăng cường lợi khuẩn đường ruột. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cho bé uống men vi sinh hoặc tăng cường các thực phẩm tốt cho tiêu hóa, chẳng hạn như: sữa chua, váng sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng, quả mâm xôi,…

Massage cho trẻ

Những cử động vòng tròn, nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ thư giãn, giảm khó chịu. Đồng thời, massage bụng còn rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, đầy bụng hiệu quả. Từ đó giúp bé ăn ngon, bú khỏe.

Mẹ nên đặt bé nằm ở nơi thoáng mát, kín gió, mở thêm bài nhạc thư giãn là có thể bắt đầu việc massage. Mẹ có thể massage cho bé theo hình vòng tròn, chiều ngang hoặc dọc bụng.

Massage bụng cho bé
Massage bụng cho bé

 

Cho trẻ vận động nhẹ nhàng

Những bài tập chân như gập gối, di chuyển lên xuống hay “đạp xe” được cho là có khả năng kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp bé phòng ngừa táo bón, ăn ngon, bú tốt.

Tắm nước ấm cho bé

Tắm nước ấm không những giúp tăng tuần hoàn máu, tốt cho giấc ngủ mà còn làm ấm cơ thể, giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng ở trẻ sơ sinh rất tốt. Thông thường sau khi tắm xong trẻ sẽ ăn uống hiệu quả.

Lưu ý, khi tắm cho bé sơ sinh, mẹ nên sử dụng nước ở nhiệt độ 35 – 36 độ C. Đồng thời nhỏ thêm vào nước một vài giọt tinh dầu tự nhiên để giúp bé thoải mái, thư giãn hơn nhé! 

Tăng cữ bú

Sữa mẹ là công thức hoàn hảo nhất, giúp bổ sung các vi chất, protein và chất béo cho bé. Từ đó giúp nâng cao đề kháng, tăng cường khả năng chống chọi với những bệnh nhiễm trùng, táo bón, chàm,… Tần suất bú mẹ nên duy trì cho bé trong giai đoạn giãn ruột là 15 lần/ngày. Mỗi cữ cách nhau 1 tiếng rưỡi.

Tăng cường cữ bú cho bé
Tăng cường cữ bú cho bé

Chườm ấm

Sức nóng của khăn nhúng nước có thể đẩy hết khí dư trong bụng bé. Từ đó giúp con cảm thấy dễ chịu và thoải mái dung nạp thức ăn.

Để thực hiện, mẹ cần chuẩn bị 1 thau nước ấm và 1 chiếc khăn mặt mềm. Nhúng khăn vào nước ấm rồi vắt kiệt nước. Kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm lên da bé để tránh bỏng. Massage đều quanh bụng bé, khi thấy khăn lạnh thì tiếp tục nhúng nước.

Trên đây là giải đáp “trẻ giãn ruột có biếng ăn không”. Qua những chia sẻ, ba mẹ có thể dễ dàng phân biệt được hiện tượng giãn ruột và táo bón ở trẻ.. Từ đó có cách xử lý phù hợp, tránh sai lầm đẩy bé vào tình trạng biếng ăn.

Chia sẻ bài viết này