Nội dung chính

Cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng “nhẹ tựa lông hồng”

Bé càng nhỏ, cơ xương càng yếu. Do đó, cách bế trẻ sơ sinh sẽ khác nhau tùy theo từng lứa tuổi. Theo dõi bài viết dưới đây để biết cách bế bé đúng chuẩn.

Cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng “nhẹ tựa lông hồng”
Cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng “nhẹ tựa lông hồng”

Bé trẻ sơ sinh đúng cách mang lại lợi ích gì?

Sau “9 tháng 10 ngày” ngóng trông cuối cùng ba mẹ đã được nhìn ngắm thiên thần nhỏ chào đời. Nhưng chính lần đầu tiên đó, không ít bậc phụ huynh tỏ ra khá lóng ngóng, nhất là trong việc bế ẵm bé.

Chào “thế giới” bằng tiếng khóc oe oe, hẳn bé đã rất sợ hãi. Lúc này, một cái ôm sẽ thực sự ý nghĩa với bé. Theo chuyên gia, mẹ bế ẵm bé vào lòng, vuốt ve trìu mến và trò chuyện thân mật là điều cần thiết và rất có lợi với bé yêu. Bế trẻ sơ sinh đúng cách không chỉ giúp trẻ thoải mái mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Đặc biệt là với trẻ sinh non, chúng sẽ dễ tăng cân hơn nếu được đặt trên tấm trải mềm mượt, mịn màng. Bởi bé sẽ cảm thấy được che chở, bảo vệ và gắn kết tình cảm với ba mẹ.

Sữa công thức pha để được bao lâu? Bảo quản thế nào?

Nguyên tắc trong cách ẵm bé sơ sinh

Không ít chị em lần đầu làm mẹ thường khá “vụng về” trong cách bế trẻ sơ sinh. Các mẹ thường bế bé theo bản năng và tự hỏi liệu tư thế này có ảnh hưởng đến xương sống và cổ của bé hay không? Nhiều chuyên gia khuyến cáo, không nên để bé bị sốc khi vừa lọt lòng. Thay vào đó, hãy mang lại cho bé cảm giác ấm áp, an tâm bằng phương pháp da kề sa. Sau đó mới bế bồng bé khi thức giấc.

Nguyên tắc trong cách ẵm bé sơ sinh
Nguyên tắc trong cách ẵm bé sơ sinh

Khi bế bé sơ sinh, mẹ cần nắm lòng nguyên tắc, đó là phải đỡ đầu và cổ của trẻ sơ sinh. Bởi lúc này hệ cơ xương của bé chưa phát triển nên khả năng kiểm soát đầu còn hạn chế. Do đó, nhiệm vụ tối quan trọng của mẹ khi bế bé là đảm bảo rằng đầu của bé không bị ngả về phía trước ra đằng sau hay lật từ bên này sang bên kia. Cách bế bé cụ thể thế nào, mẹ hãy tham khảo phần tiếp theo của bài viết nhé!

Cách bế trẻ sơ sinh đúng cách theo từng tháng

Bế bé thẳng đứng, ngang hay bế vác vai còn phải tùy thuộc vào từng tháng tuổi của bé, vì lúc đó xương mới cứng cáp và phù hợp. Dưới đây là cách bế em bé sơ sinh đúng cách theo từng tháng mà mẹ có thể tham khảo:

Cách bế trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi

Bé mới sinh nên cơ thể còn mềm yếu, vì vậy bất kỳ hành động nào cũng cần thật trọng. Thời điểm này, mẹ nên bế bé theo tư thế nằm ngang, hạn chế bế vác vai, không tốt cho cơ thể của bé.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt nguyên nhân là gì

Bế tư thế nằm ngửa

Bế giúp con cảm thấy ấm áp, an toàn như đang ở trong bụng mẹ. Vì vậy, trước khi bế bé lên, mẹ nên làm ấm tay bằng cách xoa hai lòng bàn tay với nhau.

Bước 1: Khum người về phía bé, lười một tay dưới gáy, đỡ đầu và cổ bé. Tay còn lại đỡ lưng và mông. Để nâng bé được chắc chắn, mẹ nên mở rộng lòng bàn tay.

Bước 2: Nhẹ nhàng nâng bé lên. Chú ý nâng phần đầu trước, sau đó nâng mông. Luôn giữ đầu bé cao hơn mông để tránh máu dồn lên não.

Bước 3: Áp sát bé vào lòng mẹ để mang lại sự ấm áp.

Bước 4: Đặt đầu bé tựa chỗ gấp khuỷu tay của mẹ, cánh tay đỡ đầu bé xuống sâu hơn, còn bàn tay ôm phần hông ngoài. Tay còn lại giữ lưng và mông bé.

Cách bế bé nằm ngửa
Cách bế bé nằm ngửa

Cách bế trẻ sơ sinh lên từ tư thế nằm sấp

  • Bước 1: Luồn tay xuống dưới cổ đỡ đầu bé. Tay còn lại luồn giữa hai chân
  • Bước 2: Nâng bé lên ngang ngực từ từ
  • Bước 3: Đưa đầu bé về phía gập khuỷu tay. Đồng thời đưa tay đỡ bụng và ngực bé về phía sau, đỡ mông và lưng bé
  • Bước 4: Cánh tay đỡ đầu bé gập lại, bàn tay ôm lấy hông bé, giúp bé cảm thấy an toàn, chở che

Cách đặt trẻ sơ sinh xuống

Trẻ nhỏ rất bám mẹ, vì vậy đặt bé xuống luôn là điều khó khăn. Rời con khỏi tay mẹ, bé sẽ rất dễ khóc. Vì vậy, mẹ cần cẩn thận để con an tâm nằm trên nôi, trên giường mẹ nhé!

  • Bước 1: Dùng một tay đỡ mông, một tay đỡ đầu bé đưa về phía giường, nôi
  • Bước 2: Đặt chân và mông bé xuống. Sau đó rút cánh tay đỡ mông bé
  • Bước 3: Dùng cả hai tay nhẹ nhàng đặt đầu bé xuống
  • Bước 4: Chỉnh lại tư thế nằm của bé, không cong vẹo

Cách bế trẻ sơ sinh 3 – 5 tháng tuổi

Giai đoạn này, cổ bé đã cứng cáp nên có thể tự ngóc dậy. Mẹ có thể kết hợp bế bé nằm ngang và bế đứng để quen dần với tư thế này nhé!

  • Bước 1: Một tay đỡ mông, một tay đỡ đầu bé
  • Bước 2: Bế bé lên ngang ngực một cách từ từ
  • Bước 3: Giữ phần đầu cao hơn phần thân, bằng cách hạ tay đỡ mông và nâng tay đỡ đầu. Đồng thời xoay người bé để bé tư tế đứng
  • Bước 4: Chỉnh lại tư thế để mẹ cảm thấy thoải mái nhất. Mẹ lưu ý đặt mặt bé hướng ra ngoài để giúp con dễ thở và quan sát
Cách bế thẳng đứng
Cách bế thẳng đứng

Cách bế trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Bé từ 6 tháng tuổi đã cứng cáp hơn, do đó, cách bế trẻ cũng đa dạng và phong phú hơn so với giai đoạn đầu. Mẹ có thể bế thẳng lưng, bế nằm ngang,… Tuy nhiên, tuyệt đối không được bế bé kiểu cắp nách khi chưa đủ 12 tháng tuổi. Giai đoạn này, xương bé chưa định hình hoàn toàn, nên rất dễ làm xô lệch cẳng chân, xương đùi và xương chậu, khiến chân bé đi vòng kiềng.

Cách bế em bé sơ sinh trong những trường hợp khác nhau

Cách bế trẻ sẽ thay đổi theo từng trường hợp. Dưới đây là một vài ví dụ cho mẹ hình dung dễ dàng hơn:

Cách bế trẻ sơ sinh dễ ngủ

Bế ẵm trẻ đúng cách có thể giúp con dễ ngủ hơn. Mẹ hãy làm theo các bước dưới đây nhé!

  • Nhìn trực diện vào mặt bé, từ từ nâng người bé lên bằng cách luồn tay xuống đỡ đầu và cổ tay. Còn tay kia luồn dưới hông và mông
  • Nhẹ nhàng luồn tay đang đỡ đầu và cổ bé xuống dưới lưng, sao cho đầu và thân bé nằm theo cánh tay mẹ
  • Lúc này, phần đầu và cổ bé sẽ tựa vào chỗ gập khuỷu tay mẹ
Cách bế trẻ sơ sinh dễ ngủ
Cách bế trẻ sơ sinh dễ ngủ

Cách bế trẻ bé và trò chuyện

  • Luồn tay từ mông bé lên lưng và cổ bé một cách nhẹ nhàng
  • Tay còn lại luồn xuống theo chiều ngược lại
  • Lúc này, phần đầu và cổ bé sẽ gác lên chỗ gập khuỷu tay, tạo thành một vòng nâng đỡ chắc chắn

Tư thế bế này thích hợp với bé mới sinh, vô cùng thuận tiện để mẹ có thể trò chuyện, hát và bế con đi dạo quanh nhà. Khi mỏi, mẹ có thể ngồi xuống, đặt bé tựa đùi để giảm bớt trọng lượng lên phần cánh tay.

Cách bế giúp trẻ ợ hơi hiệu quả

Bế bé đúng tư thế cũng hỗ trợ tiêu hóa, ợ hơi cho bé rất tốt. Các bước được thực hiện đơn giản như sau:

  • Từ tư thế bế ngửa, mẹ nâng cánh tay đang đỡ dưới cố để bé đứng dần lên
  • Xoay người bé úp vào người mẹ, tựa đầu và cổ bé lên vai mẹ
  • Tay còn lại đỡ phần mông bé

Lưu ý: Với cách bế này, mẹ chỉ thực hiện khi cổ bé đã cứng. Hơn nữa, ở tư thế này, mẹ chỉ cần dùng một tay đỡ bé. Nhưng điều đó không có nghĩa, tay còn lại có thể thoải mái cầm bất cứ vật gì. Chẳng hạn như vừa bế con vừa xem điện thoại. Điều này là không nên mẹ nhé! Mẹ nên để tay còn lại tự do để có thể “tiếp cứu” trong trường hợp bé quấy khóc hoặc ngọ ngoạy.

Cách bế trẻ sơ sinh giúp luyện tập cơ bắp

  • Luồn 1 tay dưới bụng và ngực bé để nâng đỡ đầu và cổ
  • Tay còn lại luồn ngược từ giữa 2 chân lên ngực, tạo thành 1 vòng ôm cứng cáp
  • Nâng bé lên một cách nhẹ nhàng và êm ái
  • Tư thế nằm sấp này rất có ích cho việc luyện tập cơ bắp ở cổ và lưng của bé. Mẹ có thể bế bé theo tư thế này trước khi tập nằm sấp cho bé
Cách bế trẻ sơ sinh giúp luyện tập cơ bắp
Cách bế trẻ sơ sinh giúp luyện tập cơ bắp

Những lưu ý quan trọng khi bế trẻ sơ sinh

Ngoài việc nắm vững cách bế trẻ sơ sinh, mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Bế bé sơ sinh cần chú ý nâng đỡ phần đầu và mông. Đồng thời giữ đầu bé được thoải mái, có thể di chuyển và thở
  • Khoảng cách bế bé lý tưởng là cách mặt mẹ từ 30 – 45cm
  • Khi bế bé, mẹ nên tháo hết phụ kiện, trang sức trên tay, tai, cổ để tránh làm trầy xước da bé trong khi bế
  • Nói chuyện với bé trong lúc bế hoặc đung đưa theo nhịp
  • Khi bế bé lên từ giường, mẹ nên ôm chặt bé, 2 mặt kề sát nhau trong khi cố định bé vào ngực mình
  • Khi cho bé bú, mẹ có thể bọc bé trong khăn để tạo cảm giác an toàn cho bé
  • Cố gắng da chạm da khi bế bé để tăng cường tình cảm mẫu tử
  • Khi bế bé leo lên và xuống cầu thang, mẹ nên bế bằng cả 2 tay
  • Không nên bế bé khi đang giận dữ hoặc bực bội vì có thể bạn sẽ không kiểm soát được hành động của mình lúc đó và làm tổn thương cho bé
  • Mẹ có thể sử dụng địu để hỗ trợ bé trong trường hợp phải bế bé trong thời gian dài

Trên đây là một số cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi để giúp bảo vệ cơ xương và cột sống của con. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp ích được cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé!

Chia sẻ bài viết này