Nội dung chính

12 cách trị rôm sảy cho bé “đánh bay” phiền toái

Rôm sảy là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nghiêm trọng hơn có thể gây viêm nhiễm, mưng mủ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách trị rôm sảy cho bé. Cùng theo dõi nhé!

Xem thêm:

12 cách trị rôm sảy cho bé “đánh bay” phiền toái
12 cách trị rôm sảy cho bé “đánh bay” phiền toái

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Rôm sảy là bệnh lý ngoài da, đặc trưng với biểu hiện phát ban hồng hoặc đỏ ngoài da. Ngoài ra, bệnh còn mang lại cảm giác gai, ngứa cho trẻ. Rôm sảy thường xuất hiện ở các vùng da được bao phủ bởi quần áo như lưng, háng, kẽ nách, ngực, vai cổ, da đầu,… Tình trạng này phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ lớn hơn và người trưởng thành.

Theo chuyên gia, tình trạng rôm sảy dường như vô hại và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường, rôm sảy gây ngứa, khiến trẻ gãi nhiều gây xây xát. Lúc này, nếu công tác vệ sinh da của mẹ không được thực hiện đúng cách, phần da bị rôm sảy đó có thể bị nhiễm khuẩn và mưng mủ.

Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ
Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ

Nguyên nhân chính gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Các yếu tố gây nên điều này bao gồm:

  • Tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển hoàn chỉnh nên mồ hôi khó thoát ra ngoài. Đôi khi, bé bị rôm sảy có thể do đang bị nóng, sốt hoặc mặc quần áo quá dày
  • Nhà cửa không thông thoáng
  • Vệ sinh da cho bé chưa tốt
  • Bé mặc tã lót không phù hợp, gây bí khiến các ống  mồ hôi bị tắc nghẽn, dẫn đến rôm sảy

>>> Xem rõ hơn hình ảnh rôm sảy ở trẻ giúp mẹ nhận biết chính xác

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy có sao không?

Những bệnh ngoài da như rôm sảy thường xuất hiện khi thời tiết nắng nóng và tự biến mất khi trời mát. Tuy nhiên, rôm sảy làm vùng da bị ửng đỏ, gây ngứa ngáy khiến trẻ gãi nhiều. Vì vậy, nhiều trường hợp không được vệ sinh da sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng. Điều này ảnh hưởng đến chuyện ăn uống và giấc ngủ của bé.

Đặc biệt, trẻ bị rôm nặng có nguy cơ tổn thương vĩnh viễn tuyến mồ hôi. Vì vậy, cha mẹ không được chủ quan trước biểu hiện rôm sảy của trẻ. Theo đó, phụ huynh nên áp dụng nhiều cách chữa rôm sảy cho bé để quá trình bình phục diễn ra nhanh hơn.

Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà

Trong dân gian, có khá nhiều mẹo hay giúp trị rôm sảy cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên thử trước trên một vùng da nhỏ để theo dõi phản ứng của bé. Nếu không gây bất cứ triệu chứng gì, thì lúc này mẹ có thể yên tâm áp dụng. Vậy trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Dưới đây là những gợi ý dành cho mẹ:

Trị rôm sảy cho bé bằng mướp đắng

Mướp đắng có khả năng làm mát, thanh nhiệt, trừ mụn và trị rôm sảy rất hiệu quả. Mẹ có thể sử dụng quả mướp đắng hoặc lá mướp đắng để tắm cho bé. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Mướp đắng ngâm nước muối, rửa sạch
  • Xay nhỏ mướp đắng, sau đó pha thêm với nước lọc
  • Lọc hỗn hợp trên qua rây, giữ lại phần nước mướp đắng nguyên chất
  • Lấy nước đó đem cho bé
Tắm cho bé bằng mướp đắng
Tắm cho bé bằng mướp đắng

Chữa rôm sảy bằng lá trà xanh

Trong lá trà xanh chứa hàm lượng EGCG cao, giúp diệt khuẩn, kháng viêm cực tốt. Vì vậy, cách trị rôm sảy cho bé này được sử dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao.

  • Lá chè xanh mua về ngâm nước muối, rửa lại 2 – 3 lần cho thật sạch
  • Cho lá chè xanh vào nồi đun lấy nước
  • Pha nước cốt chè xanh với nước lọc rồi đem tắm cho bé

>>> Xem nhiều hơn: Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt nguyên nhân là gì

Tắm cho bé bằng lá kinh giới

Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng lá kinh giới là mẹo dân được nhiều mẹ mách nhau sử dụng. Lý do là bởi, trong lá kinh giới có chứa nhiều hoạt chất có khả năng làm sạch, kháng khuẩn, đồng thời tăng cường miễn dịch cho da hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo các bước tắm lá kinh giới cho trẻ bị rôm sảy dưới đây:

  • Kinh giới sử dụng cá phần lá và thân, đem rửa rồi cho vào nồi đun lấy nước
  • Hòa nước kinh giới với nước lọc sao cho đạt nhiệt độ thích hợp
  • Tắm cho bé mỗi ngày đến khi da hết rôm sảy
Tắm cho bé bằng lá kinh giới
Tắm cho bé bằng lá kinh giới

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng lá khế

Lá khế nổi tiếng với tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị mề đay, dị ứng, mụn nhọt,… rất hiệu quả. Với bé bị rôm sảy, mẹ chỉ cần thực hiện 3 – 4 ngày sẽ thấy làn da của bé được cải thiện rõ rệt. Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch, để ráo rồi đun sôi với một xíu muối
  • Khi nước sôi được khoảng 5 phút thì lọc bỏ bã. Lấy nước đó tắm cho bé
  • Mẹ hòa thêm nước lạnh sao cho nước tắm đạt độ ấm vừa phải

Lá dâu tằm trị rôm sảy

Chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ về tác dụng của cách trị rôm sảy cho bé bằng lá dâu tằm. Trong đông y, lá dâu tằm có tính hàn, vị ngọt, đắng, với tác dụng thanh lọc gan và bổ phổi rất tốt. Do đó, loại lá này hoàn toàn hữu dụng với trẻ bị rôm sảy, vừa làm mát, an toàn lại ít gây kích ứng da.

  • Ngâm lá dâu tằm với nước muối, sau đó rửa lại với nước sạch 2 – 3 lần
  • Cho lá vào nồi đun với lượng nước vừa phải, đến khi sôi thì tắt bếp
  • Pha thêm ít nước lạnh để tắm cho bé
Lá dâu tằm tắm cho bé
Lá dâu tằm tắm cho bé

Cách trị sảy cho bé bằng lá tía tô

Trẻ bị rôm sảy làm sao hết? Lá tía tô sẽ là biện pháp hữu ích giúp mẹ đánh bay các chấm đỏ li ti đáng ghét trên da bé. Tắm lá tía tô sẽ làm mát da, giảm ngứa ngáy và khó chịu cho bé. Vì vậy, mẹ hãy thực hiện ngay để bé bớt khó chịu nhé!

  • Lá tía tô rửa sạch, giã nhuyễn để lấy nước cốt
  • Dùng chiếc khăn xô mỏng, thấm nước lá tía tô lên vùng da rôm sảy ở trẻ
  • Mẹ để tầm 15 phút sau đó tắm lại cho bé bằng nước sạch

Sử dụng kem trị rôm sảy

Ngoài cách tắm lá, mẹ có thể thoa kem trị rôm sảy cho bé trong quá trình thay tã. Tuy nhiên, hãy nhớ tham khảo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn được loại thuốc bôi phù hợp với trẻ nhé!

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy

Ngoài việc tuân thủ cách trị rôm sảy cho bé, mẹ nên thực hiện chế độ chăm sóc da cho bé đúng cách. Dưới đây là những lời khuyên dành cho mẹ:

Làm mát da bé

  • Thường xuyên làm sạch vùng da bị tổn thương của bé bằng cách dùng bông gòn nhúng nước sạch hoặc lau bằng nước ấm
  • Thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày để giữ cho da bé luôn sạch sẽ và khô ráo
  • Cho bé mặc quần áo vải cotton dễ thấm hút mồ hôi, giảm tình trạng kích ứng da
  • Mẹ cũng nên cho bé nghỉ ngơi ở phòng thoáng mát, có sử dụng máy lọc không khí

Cho da bé “thở” vài giờ mỗi ngày

Theo bác sĩ, việc “đóng thùng” cho bé cả ngày có thể khiến tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, mẹ có thể cho bé “thả rông” vài giờ mỗi ngày để da dễ thoát khí và khô thoáng hơn.

Cho da bé “thở” vài giờ
Cho da bé “thở” vài giờ

Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ cho bé

Mẹ nên chọn các sản phẩm sữa tắm dành riêng cho làn da nhạy cảm của bé để hạn chế tình trạng rôm sảy cũng như tổn thương da ở bé. Không nên sử dụng sữa tắm có chứa nhiều hương liệu nên cho bé dùng sữa tắm có ít mùi hoặc mùi hương tự nhiên để hạn chế tình trạng kích ứng da.

Chọn bột giặt, nước xả vải lành tính

Mẹ nên chọn các sản phẩm chăm sóc quần áo có thành phần thiên nhiên, không chứa chẩy tẩy độc hại và không gây kích ứng da đến từ những thương hiệu uy tín.

Chọn loại tã mềm mại, thấm hút tốt

Mặc tã không đúng cách cũng là nguyên nhân phát sinh các vấn đề da ở trẻ. Chẳng hạn như mẹ mặc tã quã chặt, tã có độ co dãn không tốt, tã quá dầy gây bít tắc tuyến mồ hôi. Vì vậy, mẹ nên chọn loại tã mềm mại, khả năng hút tốt và chống tràn, size phù hợp với bé để ôm khít tránh trường hợp chật trội gây khó chịu.

Những lưu ý khi điều trị rôm sảy cho bé tại nhà

Khi áp dụng các cách trị rôm sảy cho bé, mẹ đừng quên những lưu ý sau:

  • Khi sử dụng bất kỳ loại lá nào để tắm, mẹ phải đảm bảo nguyên liệu được ngâm, rửa sạch sẽ. Bởi các loại lá này chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, thậm chí được phun thuốc trừ sâu. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này, da của bé có thể bị kích ứng
  • Cần tắm cho bé bằng sữa tắm trước vì nếu chỉ tắm lá, da của bé sẽ dễ bị khô
  • Sau khi tắm xong, mẹ nên tráng lại bằng nước ấm để da trẻ thoải mái hơn
  • Không thêm quá nhiều muối vào nước tắm của bé. Bởi điều này có thể khiến bé bị sót
  • Không tắm nước lá cho bé khi da có dấu hiệu bị sưng đỏ, trầy xước và mưng mủ

Bên cạnh những cách trị rôm sảy cho bé này, mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và ngủ nghỉ của bé. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này