Nội dung chính

Hình ảnh rôm sảy ở trẻ giúp mẹ nhận biết chính xác

Rôm sảy ở trẻ là bệnh da liễu rất dễ nhầm lẫn với phát ban, hăm da, mụn nhọt,… Vì vậy để mẹ sớm nhận biết bệnh dưới đây Fitobimbi sẽ tổng hợp lại chuỗi các hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh đối chiếu với từng giai đoạn, vị trí bị bệnh.

Xem nhiều hơn: Kem trị rôm sảy cho bé: Cách chọn và những lưu ý khi dùng

Rôm sảy ở trẻ là gì?

Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra ứ đọng khiến bụi và ghét bít kín làn da, làm bé xuất hiện mụn nhỏ màu hồng và ngứa

Theo các chuyên gia, rôm sảy là bệnh lành tính, có thể tự khỏi khi thời tiết mát mà không cần đến điều trị y khoa. Tuy nhiên nếu không biết cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như viêm nang lông, mụn nhọt thậm chí nhiễm trùng.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy

Trước khi tìm hiểu hình ảnh rôm sảy ở trẻ mẹ cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, rôm sảy thường sẽ khởi phát ở bé do các yếu tố như sau:

  • Ống dẫn mồ hôi chưa trưởng thành: Ở trẻ sơ sinh, ống dẫn mồ hôi chưa phát triển đủ nên không có đường để thoát ra ngoài. Điều này đặc biệt trở nên nghiêm trọng vào mùa hè khi mà thời tiết oi bức khiến trẻ tiết nhiều mồ hôi gây ra bít tắc lỗ chân lông và làm rôm sảy xuất hiện
  • Ứ đọng, bít mồ hôi: Việc mẹ cho bé mặc quần áo nhiều có thể khiến cho mồ hôi ứ đọng trên da và hậu quả là rôm sảy xuất hiện
  • Môi trường sống không đảm bảo: Môi trường sống nhiều khói bụi, ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh rôm sảy kéo dài
  • Vệ sinh không đúng cách: Tìm hiểu hình ảnh rôm sảy ở trẻ, người ta thấy rằng việc vệ sinh không được sạch sẽ mỗi ngày, nhất là vào hè sẽ dễ khiến con bị nổi rôm sảy
  • Di truyền: Rất nhiều thống kê cho thấy những trẻ trên 2 tuổi sinh ra trong gia đình có cơ địa bị dị ứng nguy cơ rôm sảy cao hơn những bé bình thường

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy

Trẻ sơ sinh có làn da mềm mại, mỏng manh. Điều này có nghĩa da của trẻ nhạy cảm hơn và dễ bị các tình trạng như khô, chàm và phát ban. Rôm sảy ở trẻ sơ sinh có thể được xác định bởi các triệu chứng sau:

  • Các cụm mụn đỏ nhỏ, thường ẩm tương tự như mụn nhọt hoặc mụn nước
  • Bé bị rôm sảy ở lưng, cổ, cánh tay, chân, ngực trên và vùng quấn tã. Em bé có nhiều khả năng bị rôm sảy ở những nơi này vì đó là những khu vực thường tiết ra nhiều mồ hôi nhất. Quần áo cũng có xu hướng ôm sát vào những bộ phận này trên cơ thể trẻ
  • Ngứa và ngứa ran, đau “như kim châm” – mặc dù vì em bé của bạn không thể nói cho bạn biết làn da của bé đang làm phiền bé, nên bạn có thể sẽ nhận thấy bé đang hành động cực kỳ cáu kỉnh và bồn chồn
  • Bé cũng có thể khó ngủ hơn bình thường
Biểu hiện rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh rôm sảy theo thể khác nhau

Rôm sảy ở trẻ được chia thành 4 dạng tùy theo mức độ tắc nghẽn của ống mồ hôi. Dưới đây là hình ảnh mô tả dấu hiệu, triệu chứng của từng thể bệnh.

12 cách trị rôm sảy cho bé “đánh bay” phiền toái

Hình ảnh rôm sảy dạng kết tinh

Rôm sảy kết tinh là dạng rôm sảy nhẹ nhất trong 4 loại. Theo đó, thể này sẽ chỉ xuất hiện tổn thương ở trên bề mặt của da. Khi trẻ bị rôm sảy kết tinh, da sẽ có mụn nước li ti, dễ vỡ nhưng không gây ngứa.

Tìm hiểu hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh dạng thể tinh người ta bệnh bệnh rất nhanh khỏi, thường sẽ biến mất sau khoảng vài ngày.

Hình ảnh rôm sảy thể kết tinh ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh rôm sảy thể kết tinh ở trẻ sơ sinh
Rôm sảy kết tinh ở mặt của bé
Rôm sảy kết tinh ở mặt của bé
Rôm sảy kết tinh ở lưng
Rôm sảy kết tinh ở lưng

Hình ảnh rôm sảy thể đỏ

Rôm sảy đỏ là loại rôm sảy gây ra những tổn thương sâu, trong lớp thượng bì của da. Biểu hiện của rôm sảy đỏ là những nốt sần đỏ đậm, gây ngứa và có cảm giác châm chích như kiến khiến trẻ bứt rứt, khó chịu. Theo chuyên gia, những trẻ bị rôm sảy thủy tinh lâu ngày không khỏi sẽ thường sang thể này.

Trẻ bị rôm sảy đỏ
Trẻ bị rôm sảy đỏ
Rôm sảy đỏ gây ra cảm giác châm chích, khó chịu
Rôm sảy đỏ gây ra cảm giác châm chích, khó chịu

Hình ảnh rôm sảy thể mủ ở trẻ

Rôm sảy mủ là loại rôm sảy gần giống với mụn trứng cá. Đây là dấu hiệu nhiễm trùng của da sau khi bị rôm sảy đỏ hoặc rôm sảy tinh thể mà không điều trị kịp thời. Lúc này da bé sẽ có những nốt mụn đỏ, mủ màu trắng, cảm giác đau rát, ngứa ngáy rất nhiều

Vì vậy khi thấy hình ảnh rôm sảy dưới đây mẹ nên lập tức đưa con đi gặp bác sĩ.

Các nốt rôm sảy mủ trên da trẻ sơ sinh
Các nốt rôm sảy mủ trên da trẻ sơ sinh
Hình ảnh trẻ bị rôm sảy mủ
Hình ảnh trẻ bị rôm sảy mủ

Hình ảnh rôm sảy sâu ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy sâu là dạng rôm sảy nặng nhất trong tất cả các loại rôm sảy. Biểu hiện thường thấy của bệnh đó là tổn thương đỏ như da gà, không đổ mồ hôi, trẻ buồn nôn, quấy khóc, thở nhanh. Các mẹ thường bị nhầm lẫn bệnh này với dị ứng hoặc sốt phát ban. Vì vậy khi thấy hình ảnh rôm sảy ở trẻ dưới đây cần nhanh đưa bé đi gặp bác sĩ tư vấn. Bởi nếu để lâu có thể để lại vết sẹo toàn thân, khiến bé tự ti khi trưởng thành.

Rôm sảy sâu ở trẻ
Rôm sảy sâu ở trẻ

9 cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn và an toàn

Hình ảnh rôm sảy theo các vị trí khác nhau của trẻ

Ngoài mức độ tổn thương, các nhà khoa học còn chia rôm sảy theo vị trí khác nhau trên cơ thể. Trong đó chủ yếu là cổ, lưng, đầu, mặt,…

Hình ảnh rôm sảy của trẻ khi nổi trên mặt

Trẻ nổi rôm sảy trên mặt nguyên nhân chủ yếu là do mồ hôi từ đầu chảy xuống, không được các mẹ phát hiện, lau khô gây ra bít tắc lỗ chân lông ở mặt. Trong khi đó, da con lại rất nhạy cảm nên dễ bị sảy.

Nổi sảy ở mặt nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng ngoại hình của bé. Vì vậy khi thấy hình ảnh dưới đây mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để tránh rôm sảy trở nặng gây viêm da, nhiễm khuẩn.

Trẻ nổi rôm sảy trên mặt
Trẻ nổi rôm sảy trên mặt
Mặt là khu vực dễ nổi rôm sảy nhất
Mặt là khu vực dễ nổi rôm sảy nhất

Hình ảnh rôm sảy ở trẻ khi xuất hiện tại cổ

Vùng da ở cổ có nhiều nếp gấp hoặc do bố mẹ đắp chăn, mặc quần áo kín khiến trẻ bị đổ mồ hôi và không thoát khí dẫn đến rôm sảy. Dưới đây là những hình ảnh cho thấy bé bị rôm sảy tại vị trí này.

Nếp gấp cổ của bé dễ ứ mồ hôi, nổi rôm sảy
Nếp gấp cổ của bé dễ ứ mồ hôi, nổi rôm sảy

Hình ảnh rôm sảy ở da đầu

Vì da đầu được bao phủ bởi tóc nên dễ bám bụi và bết mồ hôi. Nếu mẹ không vệ sinh đầu sạch sẽ, vi khuẩn phát triển sinh sôi sẽ gây ra bệnh. Đối với những trường hợp này mẹ nên cắt tóc gọn gàng để phần da đầu của bé thông thoáng và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Da đầu bé bị nổi rôm
Da đầu bé bị nổi rôm

Hình ảnh rôm sảy nổi ở lưng trẻ

Khi trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy ở lưng, vùng da tại vị trí này sẽ xuất hiện những đám mẩn đỏ, có mụn li ti. Các đám mụn này thường tập trung nhiều ở phần lưng trên, sau đó lan ra khu vực bên dưới.

Rôm sảy ở lưng bé
Rôm sảy ở lưng bé

Hình ảnh rôm sảy nổi ở tay, chân

Rôm sảy ở tay, chân cũng là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Lúc này các mảng mụn nước và mủ li ti sẽ xuất hiện nhiều trên cánh tay, cẳng chân. Rôm sảy chủ yếu tập trung ở vai, vùng gấp của khuỷu tay và mặt sau đầu gối chân của bé. Vì vậy mẹ nên chú ý quan sát hình ảnh dưới đây để sớm phát hiện ra bệnh và đưa các bé đi khám.

Tay cũng là khu vực dễ bị rôm sảy
Tay cũng là khu vực dễ bị rôm sảy
Rôm sảy ở bắp chân của bé
Rôm sảy ở bắp chân của bé

Cách điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Dựa vào hình ảnh rôm sảy của trẻ trên đây mẹ sẽ có thể nhận biết ra bệnh và sớm phòng ngừa điều trị bằng những cách sau.

Vệ sinh cơ thể

  • Trẻ bị rôm sảy mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, ưu tiên chất liệu cotton thấm hút mồ hôi
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, có thể bật thêm điều hòa khi trời vào hè
  • Ngoài ra, mẹ nên chú ý lau mồ hôi cho bé thường xuyên để tránh chân lông bít tắc

Chú ý dinh dưỡng

Trẻ bị rôm sảy chủ yếu là do nóng trong vì vậy chế độ dinh dưỡng của con mẹ cần chú ý. Theo các chuyên gia, với trẻ bị rôm mẹ nên tăng cường các đồ luộc, hấp, trái cây, rau xanh, đậu phụ, sữa chua,… Đồng thời hạn chế đồ dầu mỡ, chiên xào, cay nóng,…

Sử dụng mẹo dân gian

Với rôm sảy mẹ có thể sử dụng nước lá để tắm và gội cho bé. Có thể dùng nước lá trà xanh, khổ qua, sài đất, trầu không để tăng khả năng sát khuẩn, làm lành vết thương. Sau khi cho bé tắm xong mẹ nên dùng nước ấm tráng qua người để bột lá không đọng trên da.

Có thể dùng mẹo dân gian trị rôm cho bé
Có thể dùng mẹo dân gian trị rôm cho bé

Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng kem bôi có chứa thành phần làm dịu, kháng viêm, làm lành như cúc la mã, rau má, curucumin. 

Cách chăm sóc trẻ khi bị rôm sảy

Hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh cho thấy nếu không chăm sóc đúng cách bệnh sẽ tiến triển tiêu cực, gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mẹ cần chú ý những vấn đề sau để bảo vệ bé an toàn:

  • Nếu bé bị rôm sảy nặng mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ
  • Không để bé gãi lên vết rôm hoặc cọ xát vào vùng da này, tránh bị viêm nhiễm
  • Không dùng dầu massage cho bé trong thời gian bị rôm sảy
  • Che chắn kỹ càng cho trẻ khi phải ra đường, hoặc hạn chế ra ngoài vào 9h-16h mỗi ngày
  • Mẹ nên cho bé mặc quần áo mỏng, thấm hút mồ hôi đồng thời đặt con nằm ngủ ở chỗ thoáng mát, sạch sẽ

Hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh phần nào giúp mẹ nhận biết mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trường hợp rôm sảy lan rộng mẹ nhớ đưa bé đi gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này