Khi nhắc đến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến những rào cản phía trước mà con phải đối mặt. Song, cha mẹ nên tìm điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ để có cách giáo dục phù hợp hơn.
10+ biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ được chuyên gia chỉ ra
Đôi nét về tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Chậm phát triển ngôn ngữ được hiểu là trẻ phát triển ngôn ngữ, bao gồm khả năng nói, giao tiếp so với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi. Tuy nhiên, tiến trình phát triển ngôn ngữ của những đứa trẻ này vẫn diễn ra theo mô hình phát triển bình thường. Ví dụ, một trẻ đứa trẻ 3 tuổi, nhưng khả năng hiểu, vốn từ vựng và diễn đạt chỉ bằng với đứa trẻ 2 tuổi.
Ngôn ngữ thường là thứ được tiếp thu, không được dạy một cách rõ ràng. Nó tuân theo một trình tự phát triển có thể dự đoán được và sẽ diễn ra tự nhiên ngay từ khi trẻ mới sinh ra khi đứa trẻ ở trong tình huống chúng được tiếp xúc với ngôn ngữ và giao tiếp xã hội bình thường. Sự phát triển ngôn ngữ có thể bị ảnh hưởng bởi sự tương tác phức tạp của các ảnh hưởng di truyền và môi trường.
Hiện nay, chậm phát triển ngôn ngữ đã trở thành “căn bệnh” của xã hội, là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh có con nhỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cha mẹ không nên quá lo lắng, vấn đề chậm ngôn ngữ ở trẻ chỉ là tạm thời và có thể can thiệp được bằng nhiều liệu pháp.
Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng, tuyệt vọng hay đổ lỗi cho bản thân. Thay vào đó, hãy khích lệ, giao tiếp thường xuyên với trẻ, giúp chúng có môi trường tốt nhất để phát triển. Ngoài ra, nhiều người tin rằng, khi thiếu hụt một khả năng nào đó, chúng ta sẽ được bù đắp ở một khía cạnh khác. Chẳng hạn như, trẻ yếu về mặt giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng lại có khả nặng vận động tốt hơn những đứa trẻ bình thường.
Vì vậy, bố mẹ hãy theo sát con để phát hiện những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Qua đó có phương pháp dạy phù hợp để trẻ được phát triển toàn diện.
Xem thêm: Cha mẹ có thể test trẻ chậm phát triển tại nhà không?
Nghiên cứu về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ dù chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, những nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây cũng đã cho thấy tín hiệu tích cực về quan điểm này.
Nghiên cứu của Kenn Apel, Alan G.Kamhi và Lauren K.Nelson
Vào năm 1987, 3 nhà khoa học là Kenn Apel, Alan G.Kamhi và Lauren K.Nelson đã có chung nhìn nhận về những khả năng tiềm ẩn của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ so với nhóm trẻ bình thường. Qua đó, họ đã bắt đầu thực hiện nghiên cứu chung về chủ đề “điểm yếu và điểm mạnh về nhận thức của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ”.
Để đi đến kết luận, họ tiến hành khả năng nhận thức của 15 trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và 15 trẻ phát triển bình thường. Các đối tượng trong cả hai nhóm được trình bày với hai nhóm vấn đề phân biệt-học tập. Một tập hợp các vấn đề có đầu vào rõ ràng liên quan đến lựa chọn phản hồi chính xác.
Một loạt các vấn đề khác có đầu vào không rõ ràng. Kết quả cho thấy sự khác biệt về thành tích của trẻ em phù hợp với MA và trẻ khiếm khuyết về ngôn ngữ và sự khác biệt về thành tích đối với hai dạng vấn đề. Trẻ em ở cả hai nhóm giải được nhiều bài toán đầu vào rõ ràng hơn là các bài toán đầu vào không rõ ràng.
Ngoài ra, những đứa trẻ phù hợp với MA có kết quả tốt hơn đáng kể so với những đứa trẻ khiếm khuyết về ngôn ngữ, đặc biệt là về các vấn đề không rõ ràng. Các phát hiện cho thấy rằng những khiếm khuyết ở trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ dường như liên quan đến sự thiếu hụt trong khả năng mã hóa thông tin của chúng.
Nghiên cứu của Michelle C. St Clair, Ailsa J. Russell và anessa Lloyd-Esenkaya
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện vào năm 2020 đã khiến chúng ta đặt nhiều kỳ vọng hơn về việc tìm ra những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá hệ thống với chủ đề “điểm mạnh và khó khăn gặp phải trong việc tương tác với bạn bè của nhóm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ”. Trong báo cáo của mình, các tác giả viết:
- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường tỏ ra thu mình trước đám đông, lảng tránh các tình huống xã hội. Lý do là bởi chúng không biết cách nói chuyện cũng như thể hiện cảm xúc của mình với người xung quanh
- Trẻ học tiểu học gặp khiếm khuyết trong giao tiếp sẽ thường tỏ ra kém linh hoạt trong những tình huống cần đưa ra sự quyết định
- Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ thường rất ít tiếp xúc và tương tác với bạn bè
- Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc hội thoại với bạn bè. Họ sẽ nhanh chóng cảm thấy mình bị lạc lõng và muốn thoát khỏi cuộc trò chuyện này!
Mặc dù mục địch của những nghiên cứu này là để tìm ra điêmmr mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, tiếc rằng, thiếu quá nhiều dữ liệu và cơ sở để kết luận trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sở hữu năng lực gì đặc biệt hay không. Với vấn đề này, cha mẹ sẽ là người hiểu rõ con mình nhất. Họ chắc chắn sẽ biết con mình đang thiếu điều gì và sở hữu năng khiếu gì để tiếp tục phát huy.
Trên đây là một số thông tin về nghiên cứu “điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ”. Mong rằng, những chia sẻ này sẽ trở nên hữu ích đối với bạn.