Chậm phát triển ngôn ngữ ảnh hưởng đến quá trình học tập và tương lai sau này của trẻ. Bởi vậy, biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là thông tin đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm.
Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?
Để nhận biết biểu hiện của trẻ chậm phát ngôn ngữ, bố mẹ cần hiểu rõ khái niệm của tình trạng này.
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được hiểu là tốc độ nói của con chậm hơn so với bình thường. Những đứa trẻ này thường gặp trở ngại trong việc diễn đạt, tiếp cận thông tin. Từ đó dẫn đến giao tiếp kém và lười nói.
Giao tiếp là nền tảng cho sự phát triển của các kỹ năng quan trọng của trẻ. Một đứa trẻ giao tiếp kém sẽ có thể gặp vấn đề về xã hội và cảm xúc. Chúng sẽ không biết thể hiện mong muốn cũng như bộc lộ các cảm xúc cá nhân đúng cách. Theo thời gian, trẻ sẽ trở lên thu mình và tự ti.
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Các yếu tố nghi ngờ là “thủ phạm” gây nên tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là:
Môi trường
Môi trường tác động rất lớn đến sự phát triển của một đứa trẻ, bao gồm khả năng ngôn ngữ.
Trẻ ít được bố mẹ dành thời gian quan tâm, trò chuyện. Hoặc có tuổi thơ bị bạo hành, gia đình không hạnh phúc sẽ ảnh hưởng đến việc học nói của trẻ.
Bệnh lý
Chậm phát triển ngôn ngữ là triệu chứng chung của những bệnh lý ở trẻ sau: chậm phát triển, tự kỷ, bại não, khiếm khuyết trí tuệ,.. Tuy nhiên, một đứa trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ không có nghĩa là bị mắc các hội chứng kể trên.
Vấn đề thính giác
Trẻ có khả năng nghe kém sẽ không thể bắt âm chuẩn và nói chính xác. Vì vậy, những đứa trẻ bị khiếm khuyết thính giác thường sử dụng cử chỉ, thay vì lời nói để giao tiếp.
>>> Xem nhiều hơn: Trẻ chậm phát triển có chữa được không? Điều trị như thế nào?
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Nếu trẻ không nói được khi 3 tuổi. Đồng thời kèm theo những biểu hiện sau thì có thể nghi ngờ trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ:
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ giai đoạn 3 tháng
Thông thường, giai đoạn này trẻ chủ yếu học cách làm quen với âm thanh. Chúng giao tiếp bằng cách thực hiện các hành động như cau mày, cười, khua tay múa chân,… Thế nhưng, với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, quá trình này dường như không diễn ra. Trẻ tỏ ra chậm chạp khi tiếp xúc với âm thanh, không bộc lộ cảm xúc của mình quá nhiều.
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn giai đoạn 7 tháng
Biểu hiện rõ ràng nhận của trẻ chậm phát triển giai đoạn này đó là không bắt chước âm thanh của người lớn, không biết sử dụng cử chỉ như vẫy tay, tạm biệt,… không bập bẹ, “hóng chuyện” khi được tương tác.
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ giai đoạn 12 tháng
Trẻ lên 1 tuổi có thể nói được những tiếng đơn giản. Chẳng hạn như: bố, mẹ, bà, bế,… Và sử dụng cử chỉ nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, chúng vẫn chưa thể nói được từ nào, không phản ứng khi được gọi tên. Và dường như không quan tâm hoặc không có hứng thú với những điều diễn ra quanh trẻ.
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ giai đoạn 15 tháng
Giai đoạn 15 tháng tuổi, trẻ chậm phát triển vẫn chưa nói được bất kỳ từ nào. Bên cạnh đó, chúng cũng không hiểu được nghĩa những từ đơn giản như “không”, “dậy nào”,… Trẻ không có phản ứng khi được đặt câu hỏi. Chẳng hạn như “quả bóng đâu rồi?”
Trẻ 18 tháng
Trong giai đoạn này, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ không biết chỉ vào đồ vật mình mong muốn. Ngoài ra, trẻ cũng có khả năng nhận biết các bộ phận trên cơ thể khi được người lớn yêu cầu. Vốn từ vựng của trẻ cũng nghèo nàn nên quá trình phát triển ngôn ngữ diễn ra rất chậm.
Trẻ 24 tháng
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ không nói được tối thiểu 15 từ. Trẻ thường xuyên nhại lại lời của mọi người mà không hiểu nghĩa. Chúng rất lười giao tiếp, ngay cả với trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, trẻ cũng không biết ghép từ đơn thành cụm từ có nghĩa và không hiểu được tính năng của đồ vật, dụng cụ quen thuộc trong nhà.
Biện pháp khắc phục chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Có rất nhiều cách can thiệp giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sớm đạt được những cột mốc đúng như kỳ vọng. Chẳng hạn như: sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, dạy nói bằng âm nhạc, giao tiếp qua hình ảnh, sách truyện,…
Hoặc thông qua các trò chơi gọi tên các đồ vật quanh nhà để học thêm từ mới, đưa bé ra ngoài để có cơ hội giao tiếp “luyện nói” với bạn bè.
Tùy vào mức độ bệnh lý và tính cách của từng trẻ mà bố mẹ lựa chọn giải pháp điều trị sao cho phù hợp. Nếu việc can thiệp tại nhà không mang lại nhiều hiệu quả, phụ huynh có thể tìm đến các trung tâm dạy nói để bé được tiếp cận giáo dục phù hợp. Từ đó giúp trẻ sớm hòa nhập và phát huy nhiều tiềm năng của trẻ trong tương lai.
Việc sớm nhận biết biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thực sự quan trọng. Nó đóng góp lớn đến quá trình điều trị và sự phát triển của trẻ trong tương lai. Hy vọng những thông tin của bài viết sẽ có ích cho phụ huynh!