Phát hiện con yêu có một vài dấu hiệu của chậm phát triển ngôn ngữ khiến bố mẹ lo lắng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ mọi thông tin về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất và biện pháp can thiệp phù hợp.

??? Tìm đồ chơi cho trẻ chậm phát triển? – Hãy thử 5 món sau!
Khái niệm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Thuật ngữ chậm phát triển ngôn ngữ mô tả một nhóm trẻ chưa đạt đến các mốc phát triển ngôn ngữ và giọng nói phù hợp với lứa tuổi của chúng. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến “nói muộn” ở trẻ. Nhưng những yếu tố được nghi ngờ là liên quan đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ:
- Thính lực kém: Trẻ không nghe được dẫn đến khả năng bắt âm thanh kém, ảnh hưởng đến việc phát âm và học nói
- Tự kỷ: Một số trẻ tự kỷ sẽ gặp rào cản trong phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ gặp phải ở một số trẻ mà thôi
- Tâm lý: Trẻ thiếu sự quan tâm từ bố mẹ hoặc bị bạo hành, sống trong môi trường ít có cơ hội được giao tiếp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ
- Trẻ chậm phát triển: Những đứa trẻ chậm phát triển thường có điểm IQ dưới mức trung bình. Điều này gây cản trở đến quá trình học ngôn ngữ và các kỹ năng khác của trẻ

Biểu hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Chậm phát triển ngôn ngữ do những nguyên nhân khác nhau sẽ có triệu chứng không giống nhau. Cụ thể:
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đơn thuần
- Không nói bập bẹ từ 12 – 15 tháng tuổi. Thay vào đó chỉ sử dụng các cử chỉ để giao tiếp (vẫy tay, chỉ tay)
- Không có khả năng làm theo hướng dẫn khi 18 tháng tuổi
- Vốn từ vựng ít hơn 50 từ khi 18 tháng
- Không nói chuyện khi lên 2 tuổi
- Có ít hơn 200 từ hoặc chưa ghép được các từ thành cụm từ ngắn khi 2 tuổi
- Khó khăn nghiêm trọng với ngữ pháp (nói lộn xộn không theo đúng thứ tự)
- Nói chậm hoặc không thể hiểu nghĩa của câu đơn giản sau 3 tuổi
- Khó khăn với việc phát âm, bao gồm việc bỏ sót hoặc phát âm sai
- Không thể kể một câu chuyện đơn giản khi trẻ 4 hoặc 5 tuổi
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do trí tuệ kém
Trẻ khiếm khuyết về mặt trí tuệ có thể nói bập bẹ trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, chúng không thể thực hiện những điều sau:
- Ghép các từ lại với nhau
- Nói thành câu hoàn chỉnh
- Mở rộng vốn từ vựng và nói đa dạng hơn
Trong các cuộc trò chuyện, trẻ suy giảm trí tuệ có thói quen nói những câu lặp đi lặp lại những câu (có thể không phù hợp với ngữ cảnh). Điều này thể hiện khả năng sáng tạo của trẻ kém.
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do khiếm thính
- Nói bập bẹ ở độ tuổi lớn hơn bình thường
- Do dự trong việc lựa chọn từ ngữ
- Khó đặt âm thanh theo đúng
- Hiểu không thấu đáo ý nghĩa của cuộc trò chuyện
- Với những trẻ khiếm thính nặng sẽ không nói được và thường dùng cử chỉ để giao tiếp là chính

Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Hiệp hội Giọng nói – Ngôn ngữ – Thính giác Hoa Kỳ đưa ra những cách cải thiện ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà như sau:
Trẻ sơ sinh đến 2 tuổi
- Với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 2 tuổi, mẹ nên khuyến khích chúng phát ra các âm giống nguyên âm, phụ âm như “ma”, “da”, “ba”,…
- Duy trì giao tiếp bằng mắt, phản hồi bằng giọng nói và bắt chước âm thanh của trẻ phát ra
- Bắt chước tiếng cười và nét mặt của bé
- Dạy bé cách bắt chước hành động của bạn. Bao gồm vỗ tay, ú òa, vẫy chào,…
- Nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi. Khi tắm, cho ăn và mặc quần áo cho bé: Nói về những gì bạn đang làm, bạn sẽ đi đâu, bạn sẽ làm gì khi đến và về ai đó hoặc những gì bạn và trẻ đã nhìn thấy
- Dạy trẻ nhận biết màu sắc bằng những cuốn truyện nhiều hình ảnh hoặc các hình khối, đồ vật màu sắc sặc sỡ
- Cho trẻ nhận biết tiếng kêu của các con vật để liên kết âm thanh với một ý nghĩa cụ thể. Chẳng hạn “con chó kêu gâu gâu”
- Động viên, khích lệ khi trẻ học được điều gì đó mới mẻ
- Mở rộng các từ đơn mà bé sử dụng: “Mẹ đây, Mẹ yêu con”
- Thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe. Lựa chọn cuốn sách có những bức tranh lớn nhiều màu sắc, không quá chi tiết. Hỏi con bạn, “đây là cái gì” và khuyến khích gọi tên, chỉ vào những đồ vật, hình ảnh quen thuộc trong sách
??? 6 cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ – Bố mẹ khỏi lo con thua kém bạn bè

Trẻ 2 – 4 tuổi
- Nói chuyện với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ bằng những câu từ đơn giản, dễ hiểu để con bạn bắt chước
- Lặp lại những gì con bạn nói cho thấy rằng bạn đã hiểu. Đồng thời mở rộng những gì trẻ đã nói. Chẳng hạn ví dụ trẻ nói “mẹ sữa”, bạn hãy phản hồi trẻ với câu hoàn chỉnh hơn là “con muốn uống sữa phải không”
- Thường xuyên đặt câu hỏi để khích lệ trẻ nói. Chẳng hạn như “con muốn ăn táo hay ăn cam”, “hôm nay con muốn mặc áo sơ mi màu xanh hay màu đỏ”
- Mở rộng vốn từ vựng cho trẻ chậm phát triển trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Bằng cách đơn giản là đặt tên cho các bộ phận cơ thể và xác định chức năng nhiệm vụ của chúng. Chẳng hạn như “đây là cái mũi, con có thể ngửi thấy mùi hoa, bỏng ngô, xà phòng”
- Cùng trẻ hát những bài đơn giản, đọc thuộc các bài thơ mẫu giáo để mở rộng vốn từ vựng và nâng cao khả năng ghi nhớ của trẻ
- Chơi trò gọi tên đồ vật: Đặt các đồ vật quen thuộc vào hộp đựng. Yêu cầu trẻ lấy đồ vật đó ra và cho biết nó được gọi là gì và cách sử dụng như thế nào
- Sử dụng những hình ảnh về người và địa điểm quen thuộc để kể lại những gì đã xảy ra hoặc tạo nên một câu chuyện

Trẻ 4 – 6 tuổi:
- Khi con bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện, hãy tập trung hết sức vào bất cứ khi nào có thể
- Đảm bảo rằng bạn thu hút sự chú ý của trẻ trước khi nói
- Thừa nhận, khuyến khích và khen ngợi mọi nỗ lực của trẻ. Chứng tỏ rằng bạn hiểu ngôn ngữ của trẻ bằng cách thực hiện yêu cầu (nếu thích hợp)
- Tạm dựng sau khi nói. Điều này sẽ giúp con bạn có cơ hội tham gia vào cuộc trò chuyện và xây dựng vốn từ vựng
- Giới thiệu từ mới và đưa ra định nghĩa của nó hoặc sử dụng nó trong ngữ cảnh dễ hiểu
- Sử dụng những câu có chứa giới từ (trên, dưới, trái, phải)
- Đưa ra một mô tả để con bạn xác định điều mà bạn đang muốn nhắc tới. Chẳng hạn như “chúng ta sử dụng nó để quét sàn nhà”
- Tìm ra điểm khác nhau giữa các đồ vật
- Xác định đồ vật không thuộc nhóm đồ vật giống nhau: “chiếc giày không cùng loại với quả táo và quả cam vì con không ăn được, nó không tròn”
- Giao cho bé những nhiệm vụ có 2 – 3 bước thực hiện đơn giản: “về phòng và mang sách cho mẹ”
- Khuyến khích con bạn chỉ đường hoặc làm theo chỉ dẫn của bé
- Chơi các trò nhập vai. Chẳng hạn như hoán đổi vai trò trong gia đình, bạn có thể đóng giả em bé và ngược lại. Qua đó nói về các phòng và độ vật khác nhau trong nhà
- Tivi cũng có thể là một công cụ giải trí có lợi cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ có thể nói về những gì mà trẻ đang xem. Đưa ra thử thách cho bé, đoán điều gì có thể xảy ra tiếp theo. Nói về các nhân vật, họ vui hay buồn. Hoặc yêu cầu trẻ kể cho bạn nghe những gì xảy ra trong câu chuyên. Cùng nhau diễn một cảnh và tạo nên một cái kết khác
- Tận dụng các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, khi ở trong bếp, hãy khuyến khích con bạn gọi tên những đồ dùng cần thiết. Thảo luận về các loại thực phẩm trong thực đơn, màu sắc, kết cấu và mùi vị của chúng. Thức ăn đến từ đâu? Bạn thích những món ăn nào? Bạn không thích cái nào? Ai sẽ dọn dẹp? Nhấn mạnh việc sử dụng các giới từ bằng cách yêu cầu anh ấy hoặc cô ấy đặt khăn ăn trên bàn, trong lòng bạn hoặc dưới thìa.
- Trong khi mua sắm hàng tạp hóa, hãy thảo luận về những gì bạn sẽ mua, số lượng bạn cần và những gì bạn sẽ làm. Thảo luận về kích thước (lớn hay nhỏ), hình dáng (dài, tròn, vuông) và trọng lượng (nặng hay nhẹ) của các gói hàng.

Tài liệu dạy trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ
Để gia tăng kiến thức của bản thân cũng như tìm được những phương pháp giáo dục bé chậm phát triển ngôn ngữ phù hợp, bố mẹ có thể tham khảo những đầu sách dưới đây:
- Giúp con phát triển ngôn ngữ – Tác giả Kato Kumiko
- Cùng con học nói – Tác giả Sally Ward
- 100 Ký Hiệu Giao Tiếp Với Trẻ (Ngôn Ngữ Qua Tay Mẹ Hiểu Con Ngay) – Tác giả Nathanaëlle Bouhier, Charles Flavie Augereau
- Bé Nói Giỏi Đọc Thơ Tài – Nhóm sóc nâu
- Phát triển khả năng ngôn ngữ (4 – 6 tuổi) – Tiểu Hồng Hoa
- Bộ sách thông minh – Giúp việc học chữ và số trở nên vui nhộn (dành cho trẻ từ 3 – 5 tuổi) – Việt An
Trường dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Môi trường giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ sớm cải thiện và bắt kịp cột mốc ngôn ngữ tương ứng với độ tuổi. Dưới đây là những trường dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ uy tín nhất:
Trung tâm can thiệp sớm Đại học Thủ đô Hà Nội
- Địa chỉ: Số 167 đường Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng tâm lý giáo dục Tuệ Tâm
- Địa chỉ: Số 27, Lô 14A, Trung Yên 11, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp.Hà Nội
Trường mầm non Myoko
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: A16, Biệt thự 2, Mỹ Đình 2, Từ Liêm, Hà Nội
- Cơ sở 2: Lô 4B, Biệt thự Licogi 13, 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: Tầng 1, Chung cư Unimax, 210 Quang Trung, Hà Đông
- Cơ sở 4: Số 18 Trần Quý Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội
Trung tâm Mai Phương
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: Số 69 ngõ 2 Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 29/65/207 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Cơ sở 3: Tòa HH1B Linh Đàm, Hà Nội
Trường chuyên biệt Ánh Sao
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: Số nhà 69 ngõ 255 Phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: Tòa nhà C12, TT15, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Trường Hand in Hand
- Địa chỉ: TT2-B9, KĐT Kim Văn Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai – Hà Nội
Trung tâm Phương Thanh
- Địa chỉ: Số 42A, ngõ Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
Trên đây là những thông tin xoay quanh trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Mong rằng với chia sẻ này sẽ giúp bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường ở con. Từ đó có biện pháp can thiệp sớm, giúp trẻ sớm bắt kịp được bạn bè cùng trang lứa.
Xem thêm các vấn đề trẻ thường gặp TẠI ĐÂY!