Nấm da đầu ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến, khiến bé ngứa ngáy, có nhiều vảy đóng thành mảng. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng trong bài viết dưới đây để chủ động xử lý cho bé, tránh biến chứng nguy hiểm.
Hiện tượng nấm da đầu ở trẻ em
Nấm da đầu là bệnh lý do các chủng nấm Trichophyton và Microsporum gây ra. Bệnh xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, nhưng thường gặp nhất là đối tượng trẻ từ 5 – 10 tuổi. Bởi ở độ tuổi này, hàng rào bảo vệ da của trẻ chưa hoàn thiện, trong khi sức đề kháng còn yếu. Một khi nấm, vi trùng tấn công sẽ dễ dàng gây bệnh.
Các vi nấm gây nấm da đầu thường phát triển trên vùng da ẩm ướt, không được vệ sinh sạch sẽ hoặc gặp tổn thương từ trước. Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ nấm da đầu ở trẻ em:
- Vệ sinh da đầu không sạch sẽ: Trẻ nhỏ năng động, ham vui nên ít để ý chuyện vệ sinh cơ thể. Việc vận động ngoài trời khiến cơ thể con tiết mồ hôi nhiều, kết hợp với bụi bẩn, tạo điều kiện cho các vi nấm sinh sôi và gây hại cho bé.
- Dùng chung vật dụng cá nhân: Trẻ có thể bị nấm da đầu khi dùng chung vật dụng cá nhân với người mang bệnh như chung mũ, lược, chăn gối,…
- Nhiễm nấm từ thú cưng: Vi nấm gây nấm da đầu thường ký sinh trên người các con vật nuôi. Nếu trẻ tiếp xúc bằng cách vuốt ve lông chúng thì có thể nhiễm bệnh.
Các chủng gây nấm da đầu ở trẻ
Dựa vào nguyên nhân gây nấm da đầu ở trẻ, có thể chia bệnh thành các nhóm sau:
- Nấm da đầu do Microsporum: Bùng phát mạnh ở trẻ độ tuổi mẫu giáo. Chúng dễ dàng lây lan khi bé sử dụng chung các vật dụng cá nhân như đồ chơi, nón, mũ,…
- Nấm da đầu do Trichophyton: Đây là loại nấm sợi gây ra hầu hết các trường hợp nấm da đầu ở trẻ. Khi mắc chủng này, da đầu trẻ dễ bị bong tróc, sần nhỏ, gây rụng tóc, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ.
- Nấm da đầu do Pierdraiahortai và Trichosporon beigeli: Nấm da đầu do hai tác nhân này thường làm xuất hiện các hạt tròn mềm, màu nâu hoặc đen trên thân tóc. Chủng này ít gây rụng tóc hơn.
Hình ảnh nấm da đầu ở trẻ em
Dưới đây là một số hình ảnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận biết dễ dàng hơn:
Hướng dẫn phòng ngừa nấm da đầu ở trẻ em
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi mẫu giáo rất hay bị nấm da đầu. Bên cạnh đó, bệnh cũng có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần, gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt của trẻ. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, mẹ cần chú ý những điều sau:
- Gội đầu cho bé thường xuyên, khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần. Không để tóc trẻ còn ướt đã đi ngủ
- Giặt giũ chăn màn, nón mũ, quần áo hay vỏ gối kết hợp lau dọn nhà cửa, phòng bé thường xuyên
- Vi nấm có thể lây lan. Vì vậy, không nên để trẻ tiếp xúc với người hay động vật đang mang bệnh
- Không để bé dùng chung vật dụng cá nhân với người khác
- Khuyến khích bé uống nhiều nước, giúp điều tiết tuyến bã nhờn và mồ hôi trên da đầu
- Không để trẻ chơi ở những nơi có nhiều bụi bẩn, hóa chất
- Tránh cho bé tham gia các hoạt động thể chất mạnh, gây ra nhiều mồ hôi
- Cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giúp nâng cao đề kháng và phòng ngừa bệnh hiệu quả
Trên đây là một số hình ảnh nấm da đầu ở trẻ em. Trường hợp bé bị nấm đầu lâu ngày không khỏi, cha mẹ nên chủ động đưa bé đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Nguồn: Tổng hợp