Nội dung chính

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi chớ coi thường

Sởi là bệnh lý phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi, nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi sẽ giúp ba mẹ chủ động chăm sóc và phòng ngừa cho bé tốt nhất.

dau hieu benh soi o tre duoi 1 tuoi

Bệnh sởi ở trẻ em

Sởi là bệnh lý đường hô hấp virus gây ra, có khả năng lây nhiễm nhanh và mạnh trong cộng đồng, đặc biệt là ở những khu vực đông dân cứ như trường hợp, nhà trẻ,… Ở nước ta, bệnh sởi thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, khi khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh sởi có thể xuất hiện ở bất cứ mùa nào trong năm, cho thấy sự phổ biến và nguy hiểm của bệnh lý.

Bệnh sởi ở trẻ em

Trẻ bị lây virus sởi nếu tiếp xúc với dịch từ mũi hoặc họng của người mang bệnh. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây nhiễm nếu hít phải giọt bắn khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Sau khi tấn công cơ thể, virus sởi sinh sống và phát triển trong dịch mũi và họng, dẫn đến một số dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi điển hình.

Bệnh sởi đã lây nhiễm cho khoảng 10 triệu người trên thế giới. Trong đó có tới 100.000 – 200.000 ca tử vong mỗi năm, chủ yếu là trẻ nhỏ. Có thể thấy, đây là một vấn đề đáng lo ngại, nếu không có ý thức phòng ngừa bằng vắc xin cũng như chủ động tìm hiểm, phát hiện dấu hiệu sởi ở trẻ từ sớm thì bệnh có nguy cơ để lại biến chứng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.

Vì sao bệnh sởi ở trẻ diễn biến nhanh và nặng?

Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng có hệ miễn dịch yếu kém nên khi bị nhiễm virus sởi, khả năng đáp ứng miễn dịch của trẻ sụt giảm khiến bệnh tiến triển nhanh và ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, khi gặp môi trường và điều kiện thời tiết thuận lợi, virus sinh sôi và nhân lên nhanh chóng cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ lây lan, tăng nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh. Đặc biệt, ở những khu vực như trường hợp, nhà trẻ,… nơi tập trung nhiều trẻ chưa được tiêm vắc xin và chưa có phương pháp phòng bệnh hiệu quả.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đều có đặc trưng là sốt,  phát ban, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc. Khi bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tiêu chảy, viêm giác mạc, viêm tai giữa, viêm não, viêm phổi, thậm chí là tử vong.

Về cơ bản, bệnh sởi diễn biến qua 4 giai đoạn, với các triệu chứng cụ thể như sau:

Giai đoạn ủ bệnh (kéo dài 8 – 11 ngày)

  • Sốt nhẹ và vừa, sau đó sốt cao lên tới 39 – 40 độ C. Cơn sốt sẽ kéo dài đến khi trẻ bắt đầu phát ban
  • Viêm xuất tiết mũi, họng, mắt: mắt có gỉ kèm nhèm, chảy nước mắt nước mũi, sưng nề mi mắt, viêm màng tiếp hợp
  • Rối loạn tiêu hóa, trong miệng có đốm Koplik, viêm phế quản, ho
  • Sưng hạch bạch huyết

Giai đoạn ủ bệnh (kéo dài 8 - 11 ngày)

Giai đoạn khởi phát (kéo dài 2 – 4 ngày): Với các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi phải kể đến như sốt cao, viêm kết mạc, viêm long đường hô hấp trên hoặc viêm thanh quản cấp.

Giai đoạn toàn phát (kéo dài 3 – 4 ngày): Trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban, đầu tiên là ở vùng đầu, mặt, cổ, sau đó lan xuống ngực, lưng, cánh tay, bụng, mông và đùi,…. Nốt ban có thể mọc rải rác hoặc thành cụm, với đường kính khoảng 3 – 6mm. Sau khoảng 6 ngày, nốt ban sẽ bay đi theo thứ tự mọc trên.

Giai đoạn lui bệnh: Các triệu chứng của bệnh sởi bắt đầu giảm dần và hết khi ban lan đến chân và dần lặn.

Phân biệt dấu hiệu bệnh sởi và phát ban

Dấu hiệu chung

Triệu chứng chung của sốt phát ban và sởi là trẻ đều bị sốt và nổi ban đỏ. Trường hợp trẻ sốt phát ban bình thường, hầu như sẽ không gây nguy hiểm và bùng phát thành dịch. Còn sởi là một dạng “bệnh sốt phát ban” nguy hiểm, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng.

Trong giai đoạn đầu, sốt phát ban và sởi có triệu chứng khá giống nhau, như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ bắp, trẻ biếng ăn, biếng bú, nôn ói hoặc tiêu chảy.

dau hieu chung cua soi va phat ban

Dấu hiệu khác nhau

Sốt phát ban thông thường

Trẻ sẽ bắt đầu với một cơn sốt, kéo dài 1 – 2 ngày, sau đó xuất hiện tình trạng phát ban trên da. Ban mọc không theo trình tự, là dạng hồng, ít gồ lên mặt da, sau khi ban thường không để lại dấu tích gì trên da.

Trẻ sốt phát ban nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà, bằng cách biện pháp như hạ sốt, tăng cường dinh dưỡng, bổ sung nước, giữ gìn môi trường sạch sẽ,… Trường hợp nặng trẻ có thể sốt cao đến 40 độ C, mất nhận thức, nằm li bì nên cần đưa đến bệnh viện ngay.

Phát ban do sởi

Trẻ bị sởi thường có biểu hiện sốt khá nhẹ trong giai đoạn đầu của bệnh, kèm theo những triệu chứng như mắt đỏ, chảy mũi, ho, đau họng.

Ban sởi mọc nhiều ở vùng tai, mặt, lan theo đường tóc và sau tai. Sau đó mọc xuống ngực, lưng và cuối cùng là đùi và bàn chân.

Ba mẹ cần đặc biệt chú ý, ban sởi là dạng sần, nổi gồ lên bề mặt da. Sau khi ban bay có thể để lại vết thâm trên da, thường gọi là “vằn da hổ”.

Ngoài ra, trẻ nhiễm virus sởi còn bị viêm kết mạc kèm theo phù nhẹ mi mắt và có nhiều nốt đỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng.

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em như thế nào cần đưa đến bệnh viện?

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi như thế nào là cần chú ý là băn  khoăn của rất nhiều phụ huynh. Như đã nói, bệnh sởi có diễn biến nhanh và ngày càng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ, ba mẹ cần lưu ý đến những dấu hiệu sau để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời:

  • Trẻ sốt cao liên tục, từ 39 độ C trở lên
  • Khó thở, thở gấp, thở nhanh
  • Chán ăn, bỏ bù, mệt mỏi, lừ đừ, không tập trung, không muối chơi
  • Phát ban toàn thân nhưng không có dấu hiệu hạ sốt

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em như thế nào cần đưa đến bệnh viện

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

Khi đã nắm được các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ cần chủ động chăm sóc bé đúng cách để rút ngắn thời gian điều trị, cũng như ngăn ngừa nguy cơ biến chứng:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol, với liều lượng phù hợp
  • Bổ sung nước cho trẻ đầy đủ và ngủ đủ giấc, tránh hoạt động mạnh để đảm bảo sức khỏe
  • Nếu trẻ có biểu hiện đau mắt, mẹ nên giảm ánh sáng trong phòng, điều chỉnh mức sáng của ánh đèn với chế độ phù hợp
  • Dùng nước ấm và khăn mềm để vệ sinh cơ thể cho trẻ cẩn thận nhằm giúp da trẻ sạch, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da
  • Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, không mặc các trang phục quá kín, quá dày khiến thân nhiệt không thể hạ, dẫn đến sốt cao co giật
  • Chia nhỏ bữa ăn, ưu tiên những món ăn dễ tiêu, dễ tiêu hóa nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
  • Ngay khi phát hiện trẻ có biểu hiện của bệnh sởi, ba mẹ nên thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp, tránh lây bệnh cho trẻ khác và người thân xung quanh
  • Rửa tay cho trẻ cẩn thận sau khi tiếp xúc với mẹ
  • Với các bé bị sởi khi còn đang bú mẹ, bạn vẫn nên tiếp tục cho con bú. Tuy nhiên chú ý rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với bé
  • Không cho trẻ gãi, cắt móng tay, móng chân phòng trừ trường hợp trẻ gãi, làm tổn thương da

Trên đây là một số dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ chủ động phát hiện và chăm sóc bé phù hợp, tránh biến chứng không đáng có.

Từ khóa tìm kiếm: biểu hiện của bệnh sởi, dấu hiệu bệnh sởi, triệu chứng bệnh sởi, triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em, triệu chứng của bệnh sởi,…

Chia sẻ bài viết này