Nội dung chính

Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em và cách chữa

Viêm da cơ địa ở trẻ em có xu hướng chuyển biến nặng khi thời tiết thay đổi. Có rất nhiều ba mẹ phàn nàn về tình trạng viêm da cơ địa của con mình. Hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu bệnh lý này trong bài viết dưới đây để chủ động đối phó nhé!

viem da co dia

Tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa hay còn có tên gọi khác là eczema hay chàm thể tạng. Đây là bệnh lý viêm da mãn tính có xu hướng tái đi tái lại thường xuyên và không thể trị dứt điểm. Thông thường, trong hàng rào bảo vệ da có lớp biểu bì bao gồm màng lipid và tế bào da, có chức năng ngăn nước trong da không bị bốc hơi và bảo vệ da khỏi tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Ở trẻ bị viêm da cơ địa, lớp bảo vệ da bị tổn thương, khiến da dễ mất nước, trở nên khô và có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công, làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ngáy trên da.

Tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa thường xuất hiện khá sớm, các triệu chứng của bệnh có thể khởi phát trong 3 tháng đầu sau sinh và kéo dài tới khoảng 5 tuổi. Theo thống kê, ở trẻ nhũ nhi, tỷ lệ mắc bệnh là 60%, trẻ dưới 5 tuổi là 30% và ở trẻ lớn hơn tỷ lệ mắc bệnh chỉ 10%. Thông thường, viêm da cơ địa sẽ biến mất khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp viêm da cơ địa tồn tại lâu cho đến khi trẻ trưởng thành, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và sinh hoạt.

Nguyên nhân trẻ bị viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa khá phức tạp trong đó yếu tố gen và rối loạn miễn dịch được cho là có liên quan đến bệnh lý này. Theo đó, sự thay đổi về gen có thể làm thay đổi chức năng của hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện cho vi khuẩn, dị nguyên xâm nhập và gây bệnh ở trẻ. Về rối loạn miễn dịch, đây là phản ứng bất thường qua trung gian IgE và tế bào.

nguyen nhan gay ra viem da co dia

Ngoài ra, những yếu tố dưới đây cũng được cho quan trọng trong việc làm khởi phát bệnh cũng như khiến bệnh có những triệu chứng tăng nặng.

  • Môi trường xung quanh như không khí hanh khô, tiếp xúc với các dị nguyên từ bụi nhà, lông động vật hay từ thức ăn,…
  • Sử dụng xà bông hay các chất tẩy rửa không thích hợp, điều kiện vệ sinh kém và thức ăn

Biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ em

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ có 3 giai đoạn. Theo đó biểu hiện của mỗi giai đoạn cũng sẽ khác nhau. Viêm da cơ địa gây ảnh hưởng tới tất cả vùng da trên cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng thường gặp nhất ở khủy tay, cổ, mặt và đầu.

  • Giai đoạn cấp tính: Xuất hiện mụn nước, có rỉ dịch và đóng thành vảy. Những tổn thương da này thường gặp ở má, trán và cằm của bé. Trường hợp nặng hơn có thể nổi trên chân, tay và thân mình
  • Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng  ở giai đoạn này thường nhẹ hơn, nốt sần tập trung trên nền da đỏ thành từng mảng hoặc nằm rải rác. Vẫn có hiện tượng rỉ và ứ dịch và phù nề kèm theo ngứa
  • Giai đoạn mãn tính: Da trẻ dày và khô, xuất hiện các vết nứt gây đau và những nếp gấp lớn ở cổ chân, cổ tay, lòng bàn chân, lòng bàn tay

Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Để ba mẹ có cái nhìn rõ ràng hơn về bệnh lý, hãy cùng theo dõi một số hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sau:

hinh anh viem da co dia o tre em 1

hinh anh viem da co dia o tre em 2

hinh anh viem da co dia o tre em 3

hinh anh viem da co dia o tre em 4

hinh anh viem da co dia o tre em 5

Khi nào thì nên đến gặp bác sĩ?

Thông thường, trẻ bị viêm da cơ địa hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức. Chẳng hạn như:

  • Bé trong tình trạng nặng, cần dùng thuốc ức chế miễn dịch toàn thân
  • Bé bị nhiễm khuẩn thứ phát nặng, cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch
  • Bé bị nhiễm herpes lan rộng
  • Ngoài ra, trường hợp bé có biểu hiện viêm da cơ địa, nhưng ba mẹ chưa biết cách chăm sóc hoặc đang nghi ngờ về bệnh thì nên đến bác sĩ thăm khám để được kiểm tra, chẩn đoán và có phác đồ điều trị hiệu quả

Biến chứng viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa nói chung không gây biến chứng nguy hiểm cho tính mạng trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ không được điều trị đúng và kịp thời sẽ khiến bệnh dễ tái phát, đặc biệt là thời tiết chuyển mùa. Bởi vì, đặc trưng của bệnh là tình trạng ngứa, có thể âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội. Càng ngứa càng gãi nhiều, càng gãi nhiều lại càng có cảm giác ngứa nhiều hơn.

Chính vì vậy, da ngày một dày lên, khiến bệnh nặng và tăng nguy cơ bội nhiễm, lở loét. Hậu quả là trẻ trẻ sẽ dễ bị để lại sẹo làm mất mỹ quan, nhất là bệnh xảy ra ở vùng mặt. Ngoài ra, ngứa còn khiến trẻ quấy khóc, ăn kém, ngủ kém. Với trẻ lớn hơn sẽ ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống hàng ngày.

viem da co dia va nhung bien chung khon luong

Mặt khác, sau ngứa, nếu không được điều trị, vùng da phát bệnh sẽ bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi sẽ tạo mụn mủ, rất khó khăn cho việc chữa trị, nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Nếu viêm nhiễm xuất hiện ở khu vực mắt, mặt sẽ rất nguy hiểm. Bởi vì có thể gây ảnh hưởng tới dây thần kinh, làm trẻ đau cơ, đau đầu trong một thời gian.

Viêm da cơ địa ngoài việc hay tái phát còn có khả năng làm xuất hiện một số bệnh khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… trên trẻ có cơ địa dị ứng. Bởi vậy, khi nghi ngờ trẻ mắc viêm da cơ địa, ba mẹ cần đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng, kịp thời, tránh để bệnh gây ra biến chứng.

Cách trị viêm da cơ địa cho bé

Bệnh viêm da cơ địa hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bởi vậy, việc điều trị cho trẻ sẽ tập trung vào loại bỏ triệu chứng, giảm tình trạng ngứa, viêm da, giúp da trẻ nhanh dịu. Sau khi thăm khám, tùy theo tình trạng của trẻ, bác sĩ có những chỉ định phù hợp.

Điều trị tại nhà

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị cho bé và tái khám đúng lịch, ba mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian với các loại thảo mộc lành tính như lá khế, lá chè xanh, lá trầu không,… để sử dụng tắm cho bé.

Ưu điểm của các loại lá chữa viêm da cơ địa này là lành tính, dễ tìm, an toàn và giá thành rẻ. Bên cạnh đó còn có tác dụng giảm ngứa, chống viêm, làm mát da, hỗ trợ phục hồi da nên rất hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa ở trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ nên lựa chọn các loại thảo mộc được trồng tự nhiên, không nhiễm thuốc trừ sâu, trước khi sử dụng cần rửa sạch lá và kiên trì lâu dài.

Thuốc bôi viêm da cơ địa cho bé

Các loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa và viêm da. Đồng thời dưỡng ẩm vùng da bị tổn thương, bảo vệ da, ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số loại thuốc bôi viêm da cơ địa dùng cho trẻ nhỏ:

thuoc boi viem da co dia cho be

  • Thuốc điều trị có chứa corticoid: Khi dùng, chỉ nên bôi từ 1 – 2 lần/ngày. Thời gian điều trị tối đa 2 tuần để tránh gặp tác dụng phụ. Lưu ý, mẹ chỉ nên bôi cho bé lên vùng da có mụn nước, ngứa đỏ, bong vảy. Tránh khôi lên vùng da mỏng như da mặt hay bơi rộng để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ
  • Sản phẩm dưỡng ẩm: Trong điều trị viêm da cơ địa, sản phẩm dưỡng ẩm đóng vai trò quan trọng, giúp da hết khô, giảm kích ứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Mẹ có thể lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm từ dạng kem, sữa hoặc mỡ để bôi cho bé
  • Thuốc bôi kháng sinh: Trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa nặng, xuất hiện các triệu chứng như chảy dịch, mụn mủ,… bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng thêm thuốc bôi kháng sinh. Lưu ý, loại thuốc này chỉ được sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường từ 7 – 10 ngày
  • Thuốc kháng histamin: Trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa gây ngứa, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc kháng histamin. Tương tự, khi dùng nhóm thuốc này, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Mặc dù viêm da cơ địa chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên vẫn có những biện pháp kiểm soát bệnh tốt. Để chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa, đẩy lùi triệu chứng và hạn chế biến chứng của bệnh, ba mẹ nên:

Kiểm soát ngứa cho bé

Gãi là phản xạ tự nhiên khi da bị viêm, gây ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, hành động gãi có thể khiến tổn thương da ngày một nghiêm trọng hơn. Vì vậy, phụ huynh nên chú ý trẻ để kiểm soát và hạn chế tối đa việc gãi của trẻ. Theo đó, mẹ có thể giảm ngứa cho bé với những biện pháp như đắp gạc ẩm, băng ướt tại những vùng ngứa ngáy. Đặc biệt nên chú ý vệ sinh tay cho bé sạch sẽ để phòng ngừa gãi gây bội nhiễm. Ngoài ra, phụ huynh có thể làm còn quên đi sự khó chịu với những hành động đánh lạc hướng sự tập trung như cho trẻ xem TV, đọc sách hay chơi trò chơi.

Tắm cho bé đúng cách

Không nên tắm cho bé bằng nước ấm trong môi trường có nhiệt độ cao. Bởi điều này có thể khiến da bé bị khô, gây ngứa nhiều hơn. Thay vào đó nên tắm cho bé bằng nước ấm, thời gian tắm không quá 5 phút. Ngoài ra, mẹ nên cho bé sử dụng các loại sữa tắm lành tính, tốt nhất là các loại sữa tắm dành riêng cho làn da nhạy cảm. Thời điểm tốt nhất để tắm cho bé là 2h trước khi ngủ, giúp bé thoải mái và ngủ ngon hơn.

tam cho be dung cach

Một số lưu ý khác

  • Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu vải mềm mại, thoáng mát
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống để nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng
  • Không cho bé tiếp xúc với các loại hóa chất, phấn hoa. Giữ ẩm và hạn chế ra ngoài khi thời tiết hanh khô
  • Bổ sung đầy đủ nước cho bé, đặc biệt là các loại nước trái cây giàu vitamin
  • Thử phản ứng dị ứng của trẻ trước khi cho trẻ ăn những thực phẩm mới, đặc biệt là các loại hải sản, đồ ăn chứa nhiều đường,…

Những biện pháp trên có thể giúp trẻ thoát tình trạng ngứa ngáy do viêm da cơ địa gây ra. Trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ không thuyên giảm dù bạn đã áp dụng mọi cách, hãy liên hệ với bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.

Chia sẻ bài viết này