Nội dung chính

Nhận biết dấu hiệu thủy đậu ở trẻ để điều trị hiệu quả

Thủy đậu là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ và có nguy cơ lây nhiễm cao. Vậy dấu hiệu thủy đậu ở trẻ là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

dấu hiệu thủy đậu ở trẻ

Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng phổ biến do virus varicella zoster gây ra. Bệnh thủy đậu có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng trẻ em dưới 10 tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh nhất. Virus thủy đậu rất dễ lây lan. Nó lây lan dễ dàng trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nếu vô tình chạm vào bề mặt hoặc vết mụn nước thủy đậu. Trẻ em có thể mắc thủy đậu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng bệnh thường xảy ra nhất vào những tháng mùa xuân.

Trong hầu hết trường hợp, bệnh thủy đậu ở trẻ không quá nghiêm trọng. Trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn sau khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu bắt đầu xuất hiện từ 10 – 21 ngày sau khi trẻ bị nhiễm bệnh. Một số trẻ cảm thấy không khỏe trước khi phát ban bắt đầu. Trẻ có thể có các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau họng và chán ăn. Triệu chứng đặc trưng của bệnh thủy đậu là những nốt phát ban màu đỏ, hơi nổi lên và chứa đầy chất lỏng bên trong. Chúng có thể xuất hiện trên mặt, da đầu, ngực, thậm chí còn mọc ở niêm mạc lưỡi và miệng.

Những dấu hiệu thủy đậu ở trẻ

Các đốm xuất hiện thành từng mảnh, cực kỳ ngứa và thường sẽ đóng vai trong ngày ngày. Mất khoảng 2 tuần để những nốt phát ban này biến mất.

Nhìn chung, dấu hiệu thủy đậu ở trẻ khác nhau tùy vào theo tình trạng gặp phải. Một số trẻ chỉ nổi một vài nốt phát ban, nhưng một số khác sẽ nổi khắp cơ thể. Có thể có rất ít triệu chứng hoặc thậm chí không nhận ra rằng trẻ đã mắc bệnh trong trường hợp nhẹ.

Các giai đoạn của bệnh thủy đậu

Phát ban thủy đậu thay đổi theo thời gian và trải qua 3 giai đoạn:

  • Nổi mụn: Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ đầu tiên phải nhắc tới đó là nổi mụn đỏ hoặc hồng
  • Mụn nước: Sau một vài ngày, bạn sẽ thấy da trẻ có những mụn nước chứa đầy chất lỏng. Những mụn nước này sẽ sớm vỡ ra và gây ngứa ngáy
  • Vảy: Sau khi vết mụn vỡ ra, một lớp vỏ bảo vệ sẽ đóng thành vảy. Nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ bị thủy đậu rất dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ sau này

Các giai đoạn của bệnh thủy đậu

Các biểu hiện trẻ bị thủy đậu cần đi bác sĩ?

Nếu trẻ nhỏ bị thủy đậu, ba mẹ có thể kiểm soát các triệu chứng tại nhà mà không cần đến sự trợ giúp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dưới đây, việc đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời là rất cần thiết:

  • Ba mẹ không chắc đó là bệnh thủy đậu: Biểu hiện trẻ bị thủy đậu thường không rõ ràng và có phần tương tự với các bệnh lý ngoài da khác. Do đó, nếu ba mẹ không chắc đó là bệnh thủy đậu, hãy trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp
  • Triệu chứng trẻ bị thủy đậu trở nên tồi tệ hơn: Nếu sau nhiều ngày, tình trạng của trẻ không thuyên giảm, thậm chí có dấu hiệu tồi tệ hơn, chẳng hạn như mất nước, ba mẹ nên nói chuyện với bác sĩ để có cách xử lý phù hợp
  • Da bị nhiễm trùng: Nếu nốt phát ban do thủy đậu có dấu hiệu phồng rộp, đi kèm là cảm giác đau, nóng, chảy mù thì có thể là do nhiễm trùng da thứ cấp. Ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ

Các biểu hiện trẻ bị thủy đậu cần đi bác sĩ?

Điều trị thủy đậu ở trẻ

Nếu có dấu hiệu trẻ bị thủy đậu kể trên, ba mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để khám. Điều này sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Hiện nay, bệnh thủy đậu ở trẻ thường được bác sĩ chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc hạ sốt
  • Thuốc kháng virus
  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc giảm đau
  • Vitamin,…

Ngoài ra, một số trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc tím để chấm vào các nốt thủy đậu, với mục đích làm viêm nhiễm và hạn chế tình trạng vỡ mụn nước.

Việc điều trị thủy đậu ở trẻ cần tuân thủ chỉ định bác sĩ, ba mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc. Bởi điều này có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Trong quá trình điều trị, ba mẹ cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của trẻ để bệnh nhanh chóng phục hồi.

  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với người khác trong giai đoạn mắc bệnh để giảm thiểu nguy cơ lây lan
  • Không để trẻ sờ, gãi vào các vết mụn nước để tránh làm vỡ bọng nước, gây lây lan sang vùng da lân cận
  • Cắt móng tay, móng chân và vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ
  • Cho bé ăn những món mềm, lỏng, chia thành nhiều cữ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng
  • Bổ sung nước cho bé đầy đủ, nhất là nước trái cây, sữa để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể
  • Mặc quần áo thoáng, mềm, thấm hút mồ hôi tốt để tránh cọ sát vào nốt thủy đậu
  • Cho trẻ tắm bằng nước ấm, tuyệt đối không được kiêng tắm khiến da tích tụ mồ hôi, khiến tình trạng nhiễm trùng thêm nặng
  • Nếu tình trạng không thuyên giảm và có các triệu chứng bất thường thì ba mẹ nên đưa đi khám ngay để được xử lý kịp thời

Trên đây là một số dấu hiệu thủy đậu ở trẻ. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ sớm nhận biết trẻ bị thủy đậu để chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa.

Tìm kiếm liên quan: biểu hiện trẻ bị thủy đậu, triệu chứng thủy đậu ở trẻ,…

Chia sẻ bài viết này