Nội dung chính

Bệnh thủy đậu nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục?

Phát ban do thủy đậu không chỉ xuất hiện ở các vùng da bên ngoài cơ thể mà còn ảnh hưởng cả bên trong niêm mạc lưỡi, miệng và cổ họng. Do đó, người bệnh thủy đậu nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể gây kích ứng như thức ăn mặn, chua, cay và giòn. Ngoài ra, khi bị virus thủy đậu tấn công, hệ miễn dịch của người bệnh.

be bi thuy dau

Nguyên tắc ăn uống chung của người bị thủy đậu

Phát ban do thủy đậu không chỉ xuất hiện ở các vùng da bên ngoài cơ thể mà còn ảnh hưởng cả bên trong niêm mạc lưỡi, miệng và cổ họng. Do đó, người bệnh thủy đậu nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể gây kích ứng như thức ăn mặn, chua, cay và giòn.

Ngoài ra, khi bị virus thủy đậu tấn công, hệ miễn dịch của người bệnh đang trong giai đoạn suy yếu nên có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nặng, chẳng hạn như viêm dạ dày dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, nôn và đau bụng.

Do đó, việc tuân thủ theo một chế độ ăn uống dễ dung nạp là cách tốt nhất để người bệnh nhận đủ các chất dinh dưỡng. Mặc dù không quá phổ biến, nhưng một số trường hợp bị thủy đậu có nguy cơ thiếu sắt hoặc thiếu máu. Lời khuyên dành cho bạn là nên ăn các thực phẩm giàu sắt trong quá trình điều trị thủy đậu để giảm thiểu nguy cơ này.

Bệnh thủy đậu nên ăn gì?

Người mắc bệnh thủy đậu nếu không được chăm sóc tốt sẽ có nguy cơ để lại sẹo rất cao, nhất là vùng da mặt. Do vậy, tìm hiểu thủy đậu nên ăn gì là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là tổng hợp một số thực phẩm mà người bệnh thủy đậu nên ăn:

Trái cây tươi và rau xanh

Các loại hoa quả và rau xanh giàu vitamin C sẽ giúp người bệnh thủy đậu tăng cường hệ miễn dịch, từ đó tạo tiền đề ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn giúp cơ thể tăng sản sinh collagen để giảm nguy cơ để lại seo. Cụ thể:

Thực phẩm giàu Vitamin A, magie, calci, kẽm, bioflavonoid,… mà người bệnh thủy đậu cần bổ sung như: Bắp cải, cà rốt, cà chua, súp lơ xanh, giá, bí đao, khoai tây, mướp đắng, ngải cứu,…

thuy dau nen an trai cay tuoi va rau xanh

Trong đó cà chua là loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin A nhất, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm bớt sự ngứa ngáy, khó chịu do triệu chứng bệnh thủy đậu gây nên.

Bên cạnh đó, hoạt chất lycopene tìm thấy trong cà chua còn có tác dụng giúp vết thương mau liền và phục hồi nhanh chóng. Do đó, với người những mắc bệnh thủy đậu hãy nên uống mỗi ngày 1 ly nước ép cà chua để nhanh chóng đánh bay nốt thủy đậu.

Một số loại trái cây giàu vitamin C như:

Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây giàu chất chống oxy giúp cho vết thương mau lành, mờ sẹo. Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong dưa hấu như flavonoid,triterpenoids, carotenoid,… còn có khả năng chống viêm rất tốt. Từ đó giúp tiêu diệt virus gây bệnh nhanh chóng.

Dưa chuột

Người bệnh mắc thủy đậu cũng nên bổ sung nhiều dưa chuột. Thực phẩm này không chỉ giúp làm mát, làm sạch cơ thể, đào thải độc tốt mà còn có khả năng làm mờ vết thâm, sẹo do nốt thủy đậu để lại.

thuy dau nen an dua chuot

Trong đông y, Lê là loại quả có tính mát, vị ngọt được sử dụng nhiều trong việc điều trị các chứng bệnh ngoài da, viêm thanh quản, viêm họng,… Theo các nghiên cứu gần đây, trong lê còn chứa rất nhiều hàm lượng canxi, lipid, sắt, Vitamin C,B1, B2, protein,… Đây đều là những hoạt chất tốt giúp ngăn chặn biến chứng do bệnh thủy đậu gây nên.

Cháo đậu đỏ, ý dĩ

Cháo đậu đỏ, ý dĩ là món ăn bổ dưỡng cho người bệnh thủy đậu, có tác dụng đào thải độc tố, từ thấp, giảm sát, cải thiện tình trạng chán ăn, mệt mỏi, khó chịu,…

Cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: 30g đậu đỏ, 20g ý dĩ, 30g thổ phục linh, 100g gạo tẻ
  • Các nguyên liệu đem rửa sạch, nấu cùng với gạo tẻ với mức nước phù hợp
  • Ăn cháo đậu đỏ, ý dĩ 3 lần mỗi ngày. Khi sử dụng có thể ăn kèm với chút đường phèn hoặc đường trắng

thuy dau nen an chao dau do y di

Cháo đậu, thịt heo

Cháo đậu thịt heo là món ăn bổ sung dưỡng chất rất tốt cho người mắc thủy đậu có triệu chứng sốt nhẹ.

Cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: 30g đậu đỏ, 80g gạo tẻ, 50g thịt lợn xay
  • Gạo vo sạch, đậu ngâm nước rồi cho tất cả các nguyên liệu vào nồi ninh nhừ
  • Cháo ăn dần khi đói, nên ăn hết trong ngày

Canh thanh nhiệt

Canh thanh nhiệt giúp người bệnh thủy đậu hạ hỏa, phù hợp với trường hợp có triệu chứng sốt cao, nóng trong,…

Cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: Củ năng, cà rốt, đậu xanh, đọt tre non, rễ chanh mỗi thứ từ 20 – 30g
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào nấu cùng với 1 lít nước tới khi cô đặc còn 650ml thì tắt bếp
  • Nêm nếm gia vị sao cho hợp khẩu vị
  • Canh chia làm 2 lần, ăn trong ngày

Nước, nước ép, nước dừa

Người mắc bệnh thủy đậu rất dễ bị mất nước. Do vậy, để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, người bệnh nên sử dụng nước sôi để nguội hoặc các loại nước ép trái cây, nước dừa,…

Đặc biệt, trong thành phần của loại nước dừa còn chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó giúp chống lại sự phát triển của virus gây bệnh.

thuy dau nen uong nuoc nuoc ep nuoc dua

Nước đậu, cam thảo

Cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: 2g cam thảo, đậu xanh, đậu đen mỗi loại 100g
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên nấu với 1l nước đến khi còn 500ml thì tắt bếp
  • Dùng 2-3 lần mỗi ngày

Bệnh thủy đậu nên kiêng ăn gì?

Chất béo bão hòa

Lượng chất béo bão hòa nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ khiến tăng tiết mồ hôi trên da hơn. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn gây ra tình trạng viêm nhiễm, khiến vết thương lâu lành hơn.

Thực phẩm chứa chất béo bão hòa mà người bệnh thủy đậu cần tránh là: Thịt, sữa và các chế phẩm từ sữa, kem, bơ,…

Trái cây họ cam quýt

Trái cây giàu Vitamin C sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngừa sẹo. Tuy nhiên, người bệnh thủy đậu tốt nhất không nên ăn các trái cây họ cam, quýt. Bởi lẽ, những trái cây này sẽ tác động xấu tới những nốt mụn nước đang mọc trên bề mặt da của bạn.

Do đó, khi bị thủy đậu người bệnh cần tránh ăn uống các trái cây như chanh, cam, quýt,…

thuy dau nen kieng trai cay ho cam quyt

Đồ ăn cay nóng

Người mắc bệnh thủy đầu cũng cần nên tránh xa những đồ ăn cay nóng, ví dụ như:

  • Các loại gia vị: Hành tây, gừng, ớt, tỏi, hạt tiêu, cà ri, mù tạt, rau mùi,…
  • Các loại thịt động vật: Thịt chó, thịt dê, thịt gà, lươn, thịt ngan, ngỗng, các loại hải sản,…
  • Các loại trái cây: Vải, nhãn, mít, xoài chín, anh đào, hồng,…
  • Đồ ăn chiên rán, thực phẩm đóng hộp,…

Thực phẩm chứa nguồn Arginine

Đây là loại axit amin có khả năng thúc đẩy sự phát triển của virus gây bệnh thủy đậu, Từ đó bệnh tình sẽ ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên tránh những thực phẩm chứa Arginine như bơ đậu phộng, nho khô, các loại hạt, chocolate,…

Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa

Đây là loại chất béo khó tiêu hóa, đặc biệt khi dung nạp vào cơ thể hoạt chất này có thể gây ra nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Bên cạnh đó, thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa còn làm tăng tình trạng viêm nhiễm, khiến cho tình trạng thủy đậu ngày càng nghiêm trọng hơn.

Các chất béo chuyển hóa là một loại chất béo khó hấp thu và có nguy cơ gây ra bệnh tim mạch. Không chỉ vậy, chất béo này còn có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm, tác động xấu đến bệnh thủy đậu.

thuy dau nen kieng thuc pham chua chat beo chuyen hoa

Một số thực phẩm khác:

  • Người mắc bệnh thủy đậu cần tránh ăn rau muống. Loại rau này sẽ khiến các nốt thủy đậu khi lành thâm lại, để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ
  • Tương tự như vậy thì những thực phẩm từ nếp như đỗ xanh, xôi, bánh chưng,… người bệnh thủy đậu của cần tránh xa cho tới khi khỏi hoàn toàn
  • Hạn chế ăn đồ khô, rắn hay thức ăn còn nóng để tránh gây tác động xấu tới khoang miệng
  • Rượu, bia, các chất kích thích cũng là thực phẩm mà người bệnh thủy đậu nên tránh nếu không muốn làm nốt thủy đậu bị viêm nhiễm, sưng tấy

Những lưu ý khi bị thủy đậu để bệnh chóng khỏi

Thủy đậu là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính gây nên bởi virus varicella zoster. Thông thường khi đã từng mắc bệnh một lần, con người sẽ có thể miễn dịch với lâu dài và hiếm khi mắc lại lần hai. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp tái nhiễm, có thể xuất hiện biểu hiện lâm sàng hoặc không. Bệnh dịch thường khởi phát vào cuối đông, kéo dài sang hè.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh cần lưu ý một số thói quen trong sinh hoạt để giúp quá trình điều trị diễn ra ổn định và đảm bảo. Một số hoạt động cần kiêng cữ như sau:

Kiêng tiếp xúc với nhiều người

Thủy đậu là một bệnh lý truyền nhiễm, có thể lây lan qua nhiều con đường. Việc tiếp xúc với người bị bệnh hoặc sinh hoạt nơi công cộng có thể khiến virus thủy đậu phát tán tăng nguy cơ truyền bệnh cho những người khác. Thậm chí, sự lây truyền này có thể trở thành đại dịch, gây ra hệ quả vô cùng nghiêm trọng.

Do vậy, người mắc bệnh thủy đậu chỉ nên tiếp xúc với người đã từng bị thủy đậu. Bên cạnh đó, bệnh nhân thủy đậu cũng cần được cách ly, sinh hoạt ở không gian riêng, không dùng chung đồ cá nhân với những người khác để tránh lây bệnh cho những người xung quanh bạn.

kieng tiep xuc voi nhieu nguoi

Kiêng chạm, gãi, làm vỡ các nốt thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện những nốt mụn nước trên bề mặt da khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Bởi vậy, người bệnh thường có xu hướng muốn gãi, chạm hoặc nặn cảm vết mụn. Tuy nhiên hành động này sẽ khiến phần dịch trong mụn nước bị vỡ ra, khiến tổn thương lan rộng ra các vùng xung quanh, diễn biến bệnh sẽ nặng và khó kiểm soát hơn.

Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên cắt móng tay hoặc mặc những bộ đồ có chất liệu vải thoáng mát, mỏng để tránh gây ma sát lên da, mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

Kiêng gió, nước

Ông cha ta thời xưa thường có quan niệm kiêng gió, nước khi bị thủy đậu. Điều này đúng một phần, bởi việc kiêng gió kiêng nước không phải là tuyệt đối tránh xa mà chỉ ở vừa phải thôi.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn bệnh phát triển, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu dần. Đây là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn, virus ngoại lai xâm nhập cơ thể. Lúc này, việc kiêng gió, kiêng nước có thể sẽ làm tăng số lượng virus xâm nhập cơ thể hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do vậy, dù kiêng gió, kiêng nước nhưng người bệnh thủy đậu cũng nên giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng cách tắm nước nóng, lau người nhẹ nhàng bằng khăn bông sạch. Hạn chế tắm rửa bằng nước lạnh, khi ra ngoài đường tốt nhất nên mặc đồ kín để tránh gió.

Không dùng chung đồ cá nhân

Theo các chuyên gia cho biết, bệnh thủy đậu có khả năng lây truyền trong quá trình mắc bệnh. Do đó, người bệnh không nên dùng chung vật dụng cá nhân, đặc biệt là khăn mặt, bát, đũa, uống nước chung,… với những người thân trong gia đình. Ngoài ra, quần áo và khăn mặt của người bình sau khi dùng phải được ngâm giặt bằng xà phòng sạch sẽ, phơi nắng cho khô ráo để tiêu diệt vi khuẩn, tránh lây lan.

Trên đây là giải đáp về thắc mắc bệnh thủy đậu nên ăn gì, kiêng gì? Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn chủ động trong việc chăm sóc và bảo vệ chính bản thân và gia đình thân yêu của mình.

Chia sẻ bài viết này